

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Đêm lịch sử Khai Minh Đại Đạo 14 rạng Rằm tháng 10 Bính Dần 1926, Đức Chí Tôn đã Thiên ...
-
Người tín đồ Cao Đài hàng ngày bắt đầu thời cúng của mình bằng bài kinh Niệm Hương với hai ...
-
Đấng Tạo Hóa Toàn Tri Toàn Năng quyền uy tối thượng mà con người nghĩ rằng sẵn sàng ban phước ...
-
THẮP ĐUỐC ĐẠI ĐẠO ĐỂ GIEO NIỀM TIN SIÊU VIỆT CAO ĐÀI Đức Chí Tôn khai đạo đã hơn 80 năm, ...
-
CaoDaism was founded in Vietnam at the beginning of the 20th century by Cao Dai, the Supreme God or the ...
-
Không chỉ mang tính kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, Lễ hội Trung Thu Cao Đài còn ...
-
LTS:Tháng 10-2006, tại Hội nghị APEC diễn ra ở nước ta, 21 vị nguyên thủ quốc gia đã mặc ...
-
Sách được chia làm ba phần lần lượt trình bày về ba nền tôn giáo lớn : Nho giáo, Thích ...
-
Thiên là từ Hán Việt để diễn đạt TRỜI của chúng ta. Từ lâu Đức Cao Đài dạy: Thầy mong con biết ...
-
Lão Giáo /
Nói đến Lão giáo, người ta nghĩ ngay đến đường lối tu hành theo Tiên Đạo, là cách tu ẩn ...
-
Vị tiếng Chơn Nhơn thỉnh xuống trần, Đem lời Thánh huấn độ lê dân, Tu hành sớm bỏ điều gian ác, Học Đạo ...
-
Bần Đạo để ít lời các em cần hiểu. Bần Đạo cũng nhắc lại để các em nhớ, chỉ có tâm ...
Ban Biên Tâp
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 15/11/2010
“ĐẠO LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHỨT CỦA VẠN LINH SANH CHÚNG”
“ĐẠO LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHỨT CỦA VẠN LINH SANH CHÚNG”
Khảo sát, nghiên cứu các tôn giáo từ xa xưa đến hiện đại, các nhà xã hội học, triết học, nhân văn học, tôn giáo học, thường xếp loại tôn giáo theo các quan niệm sùng bái đa thần, độc thần, phiếm thần. Ngoài ra, về phương diện tín ngưỡng, họ còn phân biệt quần chúng có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng.
Nhưng, thật ra các cách xếp loại hay phân biệt chỉ có tính chất tương đối. Vì tôn giáo độc thần vẫn có thể tôn thờ nhiều vị thần; tôn giáo phiếm thần vẫn sùng bái đa thần và độc thần.
Và nếu định nghĩa hữu thần (théisme (fr) theism (en)) théisme:( du grec theos) croyance religieuse en un être supreme, fondateur du monde selon les monothéisme.(Lionel Obadia, La religion, Editions Le Cavalier Bleu, 2004.)
là tín ngưỡng vào một chủ thể siêu việt, sáng tạo thế giới theo tôn giáo độc thần (monothéisme) ;monothéisme : religion dont la croyance fondamentale (et le culte qui lui responde) repose sur l’ idée d’ un dieu unique [ibd) vô thần ( athéisme(fr) atheism(en)athéisme: doctrine qui refute l’existence de Dieu, mais qui ne rejette pas fondamentalement ni l’existence de forces surnaturelles ni la religion . . .[ibd]) , là chủ thuyết phủ nhận sự hiện hữu của Thượng Đế, nhưng cơ bản không loại trừ những sức mạnh siêu nhiên, kể cả tôn giáo, thì hai khái niệm này cũng không chứa đựng được hết mọi hình thức và giáo thuyết, nhất là cứu cánh của các tôn giáo. Cũng theo định nghĩa trên, có tín ngưỡng không hẳn là hữu thần; không có tín ngưỡng không hoàn toàn vô thần.
Thế nên, đem cái tâm phân biệt nhìn vào các đối tượng tín ngưỡng và tôn giáo, con người sẽ rất hoang mang, sanh ra tâm lý tiêu cực thì lẩn tránh; cực đoan thì kỳ thị, công kích, làm cho tôn giáo trở nên một vấn nạn của loài người!
Trước vấn nạn ấy, Đức Thượng Đế khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nêu rõ chân lý cứu cánh của tôn giáo, vượt lên trên mọi giáo thuyết, mọi khái niệm tôn giáo học hay những đức tin thế tục. Ngài muốn đưa con người trở lại con đường tiến hóa đích thực mà chính con người phải đi, đi không ngừng, không nhất thiết phải dừng chân chiêm bái hay trú ẩn nơi những miếu mạo bên đường. Ngài dạy: “Từ thuở khai Thiên tịch Địa sắp bày trần thế đến ngày nay, các con chỉ hiểu đạo khai trong những thời kỳ hỗn loạn để cứu thế, hay đạo khai trong cơ biến dịch đất trời. Đến ngày nay, Thầy đã dạy rất nhiều và rất rõ ràng cho các con từ mấy mươi năm qua, đạo là con đường duy nhứt của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian, và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. [. . .]” Ngọc Minh Đài, Tuất thời 29 tháng chạp Bính Ngọ (8-2-67)
Sứ mạng chính yếu của mọi tôn giáo không phân biệt, là chỉ rõ cho nhân sanh biết và đi trên con đường đó.
Như thế, Đức Chí Tôn đã phê phán con người vô tình khu biệt tôn giáo trong vòng thế gian và lãng quên viễn đích tiến hóa về nguồn. Nhà thờ, chùa, thất, giáo hội, chức sắc, nghi lễ là cái xác của tôn giáo mà chí hướng thăng tiến tâm linh của con người mới là hồn. Có đủ hồn xác, tôn giáo mới thật sự là “đạo”. Dù với tín ngưỡng hay tôn giáo nào, mà đức tin đều đặt vào chí hướng đó, thì “đạo” là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng vậy. Con đường duy nhất đó chính là quy luật sanh hóa-tiến hóa của vũ trụ tức là “từ Thầy ban phát đến thế gian, và từ thế gian trở lại cùng Thầy.” Nên Chúa Ki-Tô nói: “ Ta là đường đi là sự thật và là sự sống.” và Đức Thích Ca nói: “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn” Bài kệ trong Kinh Trường A Hàm (trích) đều ám chỉ con đường duy nhất ấy.
Chúng ta đừng lầm tưởng các Đấng ấy muốn nhấn mạnh “độc thần” là chính mình. Ngược lại, phủ định cá thể mình (Đức Ki-Tô) và phủ nhận mọi ý thức, mọi vọng niệm ngoài Chân ngã (Đức Thích Ca Như Lai) Từ đó có thể hiểu "duy ngã độc tôn" qua ý nghĩa thực hiện bất tử như là trạng thái siêu vượt, đứng trên hai cực đối đãi sanh tử. (Thái Kim Lan, Tuần Việt Nam/VietNamnet, 27-5-2010)). Ở đây, Đức Thượng Đế xưng “Thầy” để dạy dỗ chúng sanh, nhưng Ngài cũng xóa ngay định kiến của nhân thế tôn thờ Ngài như một vị thần nhân cách hóa. Ngài dạy: “ Thầy là Hư Vô Chi Khí, thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi.”
Đức Chí Tôn đồng hóa bản thể Thượng Đế với Khí Hư Vô hay Đạo, là Bản thể, Bản căn của vũ trụ van vật để khẳng định tính Nhất thể của muôn loài trong trời đất ở trạng thái tịnh, đồng thời chỉ ra công năng của Đạo thúc đẩy con đường tiến hóa theo quy luật “Nhất bản tán vạn thù, vạn thù quy nhất bản” ở rạng thái động. Đó là cuộc “thâu hồi những điểm Linh quang trở về khối Đại linh quang”
Như thế, tận trong sâu thẳm của van vật chúng sanh, tất cả đều là Linh quang hay Đạo, và Đạo bao hàm cả Thượng Đế, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và chúng sanh, trong đó có Con người. Nên Đạo bao hàm cả những gì thuộc về các khái niệm độc thần, đa thần, phiếm thần; và khi Đạo vận hành hay hành đạo thì tất cả đều hội nhập vào một con đường duy nhất là Đại Đạo. Nên trong Tam Kỳ Phổ Độ, thánh giáo dạy: “. . .Các con đã sanh trong Đại Đạo, hãy noi theo Đại Đạo mà thành về cõi Thương thiên Vô cực.” Đức Chí Tôn, MLTH, 09-01-Mậu Thân (07-02-1968)
Vậy, khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là làm sáng tỏ Qui luật tiến hóa tự nhiên của vũ trụ để con người tự khẳng định mình là một Linh quang, một chủ thể đạo, có khả năng tiến hóa vô hạn tại thế gian cho đến xuất thế gian.
Cơ Thiên nhân hiệp nhất của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ sẽ giải quyết các vấn nạn của tôn giáo do sự khác biệt về đối tượng sùng bái, giải tỏa nỗi hoang mang của nhân sanh “từ đâu đến và đi về đâu”. Chiếc chìa khóa để con người tự độ và thi hành sứ mạng cứu độ là Chánh pháp hay Thiên đạo sẽ mở ra cánh cửa của CON ĐƯỜNG DUY NHẤT CỦA VẠN LINH SANH CHÚNG.
Ban Biên Tập