Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / Nhip cầu Giáo lý

    Dòng sông uốn khúc qua bao thác ghềnh, đón nhận mọi nguồn nước đục trong, nhưng không bao giờ dừng ...


  • Lịch sử triết học Trung Quốc / Tuổi Trẻ Online 12-5-07

    TTO - Xuất hiện trong giới học thuật với những công trình đồ sộ về văn hóa phương Đông như: ...


  • Sự bình an thật / Đức Gia Tô Giáo Chủ

    Đức Gia Tô Giáo Chủ dạy tại Thánh Thất Bàu Sen vào ngày 24-12-1971


  • KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / BBT. CAO ĐÀI GIÁO LÝ

    Lời nói đầu HÀNH TRÌNH LƯU DẤU (TẬP 2) “Hành trình lưu dấu” là lời nói đầu của Tập KỶ YẾU CAO ...


  • Bức thư pháp Truyện Kiều / Phạm Huy Thông - Tuổi Trẻ Online

    Đến chiều tối 22-12, "ông đồ thời @" Trịnh Tuấn đã thực hiện được hơn 2.200 câu thơ Truyện Kiều ...


  • 1. Hiểu được tầm quan trọng của công phu thì cấp nào cũng siêng cúng, siêng tịnh nhờ đó ...


  • Học tập Thánh giáo – Tháng 6 nhuần năm Đinh Dậu 2017 Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu (14-11-1973) Học tập ...


  • Tái ngộ / Bát Nhã Thiền Sư & Quảng Đức Chơn Tiên

    Bát Nhã Thiền Sư & Quảng Đức Chơn Tiên dạy tại Minh Lý Thánh Hội vào ngày 7 tháng 6 ...


  • Đức tin Cao Đài / Trích từ Nguyệt San Cao Đài Giáo Lý

    Đức tin Cao Đài không chỉ để sùng kính hằng ngày; Đức tin Cao Đài không chỉ để cầu nguyện cho ...


  • Quyển sách “Tâm tĩnh lặng” , gồm những bài viết cô đọng có tựa đề: Đạo giản dị, trung đạo, ...


  • KẾ SÁCH TÂM LINH / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

    . . . Như chư hiền đã biết, bất cứ lãnh vực nào, nhất là lãnh vực Đạo Giáo giáo, ...


  • KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / Nhip cầu Giáo lý

    Cách đây hơn 80 năm một sự kiện hi hữu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại đã xảy ...


19/06/2007
Thanh Niên Online

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

Tương Phật độc đáo

Đó là tượng tạc nhà vua mặc triều phục đang quỳ, hai bàn tay vua cung kính mở rộng để trên mặt phẳng, tương xứng với thân vua đang trong tư thế cúi lạy và mang trên lưng một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen. Tương truyền tượng này do chính vua Lê Hy Tông sai tạc để tỏ lòng sám hối của mình sau sự kiện thiền sư Tông Diễn thuộc phái Tào Động đời thứ 37 vào kinh dâng ngọc khai thị. Theo nhiều nhà nghiên cứu, khoảng năm 1678, vua Lê Hy Tông có lệnh buộc tăng ni phải lui về chốn núi rừng, thôn xóm vắng vẻ để hành đạo, chứ không được ở kinh đô Thăng Long nữa. Nghe tin này, thiền sư Tông Diễn, bấy giờ đã đắc pháp ở chùa Vọng Lão trên Yên Tử, đã xuống núi đến kinh thành xin yết kiến nhà vua để dâng một hộp ngọc. Khi được triệu vào cung, dâng hộp lên thì bên trong chỉ có một tờ biểu kể rõ lợi ích của việc ứng dụng Phật pháp vào chính sự, nhằm đưa đến thái bình thịnh trị, cứu đời an dân như đã thấy ở đời Lý - Trần. Lợi ích này rõ ràng và tỏa sáng như một viên ngọc quý, tuy vô hình nhưng không bị thời gian và lịch sử hủy hoại. Vua đọc xong bèn thỉnh thiền sư đến tham vấn, hỏi đạo. Được thiền sư giải đáp trôi chảy và nêu lên những báo ứng không tránh khỏi của tội hủy báng, ngăn trở hoặc bài xích Phật pháp, vua Lê Hy Tông tỉnh ngộ sai tạc tượng sám hối trên.

Hiện pho tượng này còn đặt tại chùa Hòe Nhai (tức Hồng Phúc tự) là nơi thiền sư Tông Diễn cuối đời đã về hoằng pháp ở đó và cho khắc 2 bộ kinh tối thượng là Hoa nghiêm và Pháp hoa trước khi sư thị tịnh vào năm Kỷ Sửu 1709. Ngày nay, chùa tọa lạc số 19 Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội. Tượng được nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường thu vào ống kính trong một dịp hành hương ra Bắc.

Thanh Niên Online
Tương Phật độc đáo / Thanh Niên Online

Xuân đến con vui với tiết xuân,
Hãy đem đạo lý độ người trần,
Trong cơn mê muội xa ngôi vị,
Thức tỉnh lên đường học thánh nhân

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây