Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Tôn giáo cổ kim trên hoàn cầu luôn luôn tự nhận vai trò bảo tồn nhân loại tức là cứu ...
-
Ngoài cuốn ĐẠO ĐỨC KINH, Đức còn để lại cho đời nhiều cuốn kinh khác : KINH CẢM ỨNG dạy về ...
-
VỀ MIỀN SÔNG HẬU Thuyền rời bến vượt dòng đêm lạnh, Cà Mau ơi, sông lạnh đìu hiu! Nhớ sao…chim Quốc ...
-
CAO thượng bổn nguyên Đạo chí thành , ĐÀI tiền chực rước đám lương sanh. GIÁO minh chơn lý ...
-
Thánh tượng Thiên Nhãn của đạo Cao Đài hiện ra lần đầu cho người đệ tử đầu tiên thấy được ...
-
Quốc sư Vạn Hạnh và PG thời Lý đóng góp vào sự nghiệp hộ quốc an dân TT. Thích Quảng Tùng Phật ...
-
Sách được chia làm ba phần lần lượt trình bày về ba nền tôn giáo lớn : Nho giáo, Thích ...
-
Đạo Cao Đài là một tôn giáo nội sinh tại Việt Nam, được khai sáng vào đầu thế kỷ XX ...
-
Một mùa Trung Thu nữa lại về trên quê hương Việt Nam. Kể từ khi Đức Thượng Đế giáng trần ...
-
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy: "Bần Đạo bảo chư Thiên ân đệ muội hãy ý thức về Tâm ...
-
Này chư hiền đệ muội ! Thiền là tâm vô niệm. Định là dừng lại tất cả. Chỗ công phu ...
-
Sống ở thời đại mà "mọi lý tưởng đều bị chà nát và hủy hoại, khi con người phơi ra ...
Ban Biên Tập
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 17/06/2013
NGƯỜI TU SĨ và BỒ TÁT ĐẠO
Theo Phật giáo, người tu sĩ phát Bồ đề tâm là bước đầu hướng về Bồ Tát Đạo. Nghĩa là do thương xót vạn khổ của chúng sanh mà lập nguyện tu hành để tự giác, giác tha. Lập nguyện rồi, tu sĩ sẽ thực thi Bồ tát Hạnh và Bồ Tát Đạo.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Chùa Linh Ứng Đà Nẳng (Ảnh Thiện Chí)
Vậy mục tiêu cuối cùng của người hiến dâng là hiến dâng cho Đạo giải thoát. Đạo giải thoát không nằm trong kinh kệ, lễ bái, chùa thất . . .tất cả chỉ là phương tiện; lại không phải chỉ giải thoát cho bản thân. Giải thoát bản thân là điều kiện để cứu độ thiên hạ. Đạo giải thoát là Thiên đạo đại thừa thường gọi là đạo “tự độ-độ tha”, nên cứu cánh rốt ráo chính là “cứu độ chúng sanh” vì chúng sanh là mình, mình là chúng sanh.
Người tu sĩ hiến dâng là người tự nguyện hành Bồ Tát Đạo, phải có bốn tâm nguyện lớn là “: "1.Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, 2.Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, 3.Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, 4.Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành". Nguyện thứ nhất : độ tha (kể trước tiên làm mục tiêu chính); thứ hai và thứ ba : tự độ; thứ tư là đạt đạo giải thoát.
Bốn nguyện lớn trên đây , Phật giáo dạy thực hành bằng Bồ Tát Đạo “ Lục độ ba la mật”, tuần tự gồm “BỐ THÍ – TRÌ GIỚI – NHẪN NHỤC – TINH TẤN – THIỀN ĐỊNH – TRÍ HUỆ”, đối chiếu rất nhất quán với pháp môn Tam Công Cao Đài giáo.
Đặc biệt, trong thời Tam Kỳ Phổ Độ này, Đức Thượng Đế tận độ chúng sanh bằng Tân pháp Tam Công để người tín hữu nào cũng có thể tự độ, độ tha, nhất là hàng hướng đạo, hàng Tu sĩ hiến dâng mặc nhiên mang lấy sứ mạng đại thừa luôn luôn được Ơn Trên dìu dắt, an bài.
Trong hàng Tam Trấn Oai Nghiêm Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức NAM HẢI NGẠN THƯỢNG QUAN ÂM NHƯ LAI tức Đức Phật Quan Âm, đã bao lần giáng điển lâm phàm giáo đạo với danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát là một tiêu biểu cho Bồ Tát Đạo trong Cơ cứu độ Kỳ Ba:
“Nguyện lành QUAN sát cõi trần gian,
Văng vẳng ÂM ba tiếng khổ nàn;
Tử trước BỒ đoàn khôn tịnh tọa,
Nhành dương TÁT độ cảnh đời an.”
(Vạn Quốc Tự (Chơn Lý Đàn) Tuất thời 25 tháng 7 Quí Sửu (23.8.1973)
* * *
“NAM bắc đông tây cũng một trời,
HẢI hà chảy khắp một nguồn thôi;
QUAN san tuy cách, lòng đừng cách,
ÂM điệu dầu lơi dạ chớ lơi.
NHƯ tại Thiên cơ vô sở đắc,
LAI do nhơn sự bất tùy thời;
GIÁNG cơ chứng chiếu lòng thành nguyện,
Đàn nội ban ơn để mấy lời.”
( Minh Đức Tu Viện, Ngọ thời, 13 tháng 1 Ất Mão (23-2-75)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quảng Đại Linh Quan Thế Âm Bồ Tát.