Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
27/11/2011
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 11/07/2014

Đi tìm những giá trị phổ quát


ĐI TÌM NHỮNG GIÁ TRỊ PHỔ QUÁT

Từ khi Đức Chí Tôn khai Đạo, Thầy đã nhiều lần nhắc nhở môn đồ rằng, Thầy mở Đạo kỳ này là thực hiện đại cuộc Qui nguyên.
Qui nguyên có nghĩa là trở về nguồn gốc sau những thời kỳ vạn sự, vạn vật được sanh hóa cùng cực, lại đến giai đoạn quay về chỗ khởi sanh. Gốc chỉ có một, mà ngọn thì thành muôn. Vì thiên hình vạn trạng nên các loài đều khác nhau về hình thức. Đối với loài người, chẳng những khác nhau về màu da sắc tóc, mà về tinh thần và tư tưởng lại càng có nhiều dị biệt. Từ đó nảy sinh khái niệm “Bản thể - hiện tượng” là hai phạm trù đi đôi như Âm với Dương, nhưng có những mối tương quan mật thiết.
Để giải thích lý tương quan ấy, các đạo gia nêu lên chủ thuyết “Đạo là Mẹ của muôn loài” (1), Nho gia nói “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể”, Phật nói “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Các triết gia thì đề cập khái niệm “phổ quát đối ứng với bản sắc đa thù”. Về văn hóa, một triết gia viết: “Văn hóa nhân loại, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể quy gọn ở mức là tổng số của những nền văn hóa riêng biệt. Bởi vậy, Goethe kêu gọi các nhà thơ, các nghệ sĩ và các nhà tư tưởng hãy ra khỏi cái khung dân tộc mà Herder và các đồ đệ của ông khuôn họ vào.” (2)
Thời nay, sự phân hóa tư tưởng con người ngày càng phức tạp, dẫn đến những mâu thuẫn ý thức hệ, chia rẽ giữa nội bộ các dân tộc, giữa các quốc gia. Chiến tranh và bạo lực liên tiếp bùng nổ, thế giới đang đứng trên bờ vục thẳm, lòng người hoang mang . . . Người ta đang đi tìm chỗ dựa tinh thần nơi các tôn giáo; nhưng lại thất vọng vì nạn kỳ thị tín ngưỡng. Giữa lúc ấy, Đấng cứu tinh đã đến, trao cho người thời đại thông điệp “đại đồng qui nguyên”:

Thầy sắp cuộc dinh hoàn tái tạo,
Dụng huyền linh Đại Đạo vận hành,
Quyền Thầy hiệp cả vạn sanh,
Đông tây, kim cổ lập thành tương lai
. (3)

Đặc biệt, thông điệp này báo hiệu cơ “Thiên nhân hiệp nhất”, giải quyết cuộc diện bế tắc dựa trên năng lực hiệp đồng vạn sanh và vận dụng những giá trị phổ quát rút ra từ trong lịch sử văn minh xa xưa-hiện đại toàn cầu.
Những giá trị phổ quát là những tinh hoa tinh thần nâng cao nhân vị vượt không gian và thời gian. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ khẳng định giá trị phổ quát ưu việt đều có trong mỗi cá thể con người không phân biệt giai cấp, chủng tộc hay tôn giáo. Đó là “Đạo tự hữu”. Nên thánh giáo Cao Đài viết: “Cái bản vị cao quí của con người đối với vạn vật vạn linh cũng là cái rất quan trọng với chính nó trong cuộc sống toàn diện là sống theo đúng bản vị của con người trong ý nghĩa bất tử bất biến.” (4)
Sứ mạng trọng đại của Tam Kỳ Phổ Độ là làm thế nào vạch ra đường lối phát huy động lực thăng tiến từ bản vị ấy. Nên Đức Giáo Tông vẫn ưu tư: “Nhưng than ôi! Nào có mấy ai hiểu thấu ý nghĩa đó để chấp nhận cho mình một đời sống chân chính trong sứ mạng hoằng giáo độ đời.”
Thế nên, Đức Chí Tôn Cao Đài mới gióng lên hồi chuông Khai Minh Đại Đạo để thức tỉnh những ai quên lãng Bản thể chơn nhơn của mình. Nhờ đó biết sống lẽ sống đích thực bằng giá trị “thiên hạ tối linh”, và dám lặp lại tuyên ngôn “Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn” của Đức Thích Ca Như Lai.

Đại Đạo vận hành trong lẽ Một,
Một mà tất cả phải làm sao?
Làm sao từ huệ được viên dung,
Duy ngã độc tôn biết chỗ dùng,
Thiên thượng bao trùm ơn đức cả,
Nhơn gian nhuần gội nghĩa tình chung
. (5)

Vậy những giá trị phổ quát giữa nhân gian là những gì có công dụng đại đồng; ở đâu, đối với bất cứ ai, đều đem lại sự chuyển hóa thân tâm trở nên tươi đẹp an vui, và sự nghiệp thăng tiến như Văn ngôn hào Lục ngũ quẻ Khôn viết: “Quân tử hoàng trung thông lý. Chính vị cư thể. mỹ tại kỳ trung, nhi sướng ư tứ chi. phát ư sự nghiệp. Mỹ chi chí dã.”(6) Hơn thế nữa, người sứ mạng lại lấy lòng Trời làm lòng mình, bao dung dưỡng dục quần sanh vô tư vô kỷ vô công, đó là giá trị phổ quát của thiên tâm, chân ngã bao trùm vũ trụ vạn vật.

Vi nhân tử tài thành nhân vị,
Phật Thánh Tiên nhất lý do hà,
Vô tư vô dục vô tà,
Từ bi, bác ái, trung hòa lợi sanh
. (7)

Tóm lại, giá trị phổ quát gần gũi thiết thân con người nhất là “tấm lòng”, vì “Tấm lòng của nhân loại mới chính là nơi chân lý cứu rỗi phát sinh tạo thế an bình cho nhân loại.” (8)

Ban Biên Tập
________________
(1) Thượng hạ hữu thủy, dĩ vi thiên hạ mẫu. Ký đắc kỳ mẫu, dĩ tri kỳ tử. Ký tri kỳ tử phục thủ kỳ mẫu. Một thân bất đãi. (Thiên hạ có khởi điểm. Khởi điểm ấy là mẹ thiên hạ. Đã được mẹ, thời biết con, trở về giữ mẹ, thân đến chết vẫn không nguy.) (Đao Đức Kinh, ch.52, Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ dịch)
(2) Nguồn: ALAIN FINKIELKRAUT, Tạp chí Người đưa tin UNESCO. Chuyên đề “1789 Một ý tưởng đã làm thay đổi thế giới”. Số tháng Sáu 1989, trang 30-33. Bản điện tử do triethoc.edu.vn thực hiện
(3) Đức Chí Tôn, 15-02 Quý Hợi (29-3-1983).
(4) Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-4 Tân Dậu (18-5-1981).
(5) Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, 15-01 Kỷ Mùi (11-2-1979).
(6) “Quân tử hoàng trung thông lý. Chính vị cư thể. mỹ tại kỳ trung, nhi sướng ư tứ chi. phát ư sự nghiệp. Mỹ chi chí dã.” Trình Di chú hoàng trung là «văn vẻ ở bên trong.» (Hoàng trung, văn cư trung dã 黃 中,文 居 中 也 ). Hoàng (màu vàng) là màu trung hoà, thể hiện đức trung, nên Chu Hi chú: «Hoàng trung ý nói đức trung ở bên trong.» (Hoàng trung ngôn trung đức tại nội 黃 中 言 中 德 在 內 ).– Hoàng trung thông lý, chính vị cư thể 黃 中 通 理,正 位 居 體 = văn vẻ ở bên trong và thông đạt sự lý; bản thân ở ngôi chính đáng.
(7) Huấn từ của Đức Chí Tôn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 29-02 Mậu Ngọ (06-3-1978).
(8) Đức Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974).



* *  *
BÀI DỊCH ANH NGỮ
(Nguồn: Ban Biên Tập www.caodaitempleoverseas)


On the Quest for Universal Codes

Translated from the Vietnamese article
on www.nhipcaugiaoly.org

Since the initiation of DAO, GOD has repeatedly reminded disciples that DAO is open this time to implement the universal return to the origin.
Return to the origin means get back to the very beginning (1) of all beings after having transmigrated innumerable times. The origin is only one but it emanates myriads of creatures. Due to the variety of forms and shapes, all beings look different. Humans diverge not only by their appearances such as skin and hair colors, but also by thoughts, ideas, and mindsets. Such differences lead to the concept of “Nature (2)– Phenomenon (3)”, the Yin-Yang pair which is opposing but complementing each other.
To explain this relationship, Taoists postulate “DAO is the MOTHER of all beings”, while Confucians say “Heaven, Earth, and all beings are of the same nature”, and Buddhists state “Every being has Buddha nature”. Philosophers mention the concept of “universalism versus particularism”. Regarding culture, a philosopher wrote: ‘Human culture, in any cases, cannot be merely the sum of individual cultures. That was why Goethe urged poets, artists, and thinkers to get beyond the race-related boundaries framed by Herder and his disciples’. (4)
Nowadays, human thoughts diverge even further and further, leading to ideological conflicts, disparities within a people as well as among nations. Wars and tyrannies continuously break out, the world is on the verge of chasm, and mankind is extremely disoriented. People seek refuge in religions, but they are discouraged by discriminations in religious beliefs. Amidst such distress, the Savior came and delivered the message on “the universal return to the origin”:
[translated] “I (5) initiate the universal restoration,
Utilizing the mystic DAO for this operation;
With omnipotence I gather all creatures,
From East to West, past to present, to form the future.” (6)
This message specially announces the mechanism of “Heaven-Man union” to resolve the world deadlock, based on human ability to unify and the implementation of universal codes drawn from ancient and contemporary cultures all over the world.
Universal codes are the moral quintessence that lifts human position beyond the limits of space and time. The Great Way for the Third Universal Salvation (i.e., Caodaism) affirms that these universal codes inherently exist in every human being regardless of social grades, ethnics, or religions. It is “the DAO within”. Cao Dai Holy Teaching wrote: ‘The superiority of mankind to other beings is also important to itself in all aspects of life; it dictates human beings to live accordingly to the everlasting and immutable DAO within.’ (7)
A distinguished mission of the Third Universal Salvation is to formulate strategies to implement and advance the motivating propulsion of that True-Man position. Đức Giáo Tông (8) keeps worrying: “But alas! Not many people thoroughly comprehend that significance (9) and adopt a simple and honest life to carry out the mission of propagating the DAO to save others.”
That is why CAO ĐÀI GOD rang the bell to inaugurate the Great Way so as to wake those people who neglect their Original Nature of True Man. Once awakened, they will know how to live a true life at their position of “the most miraculous being of the universe” and confidently repeat Sakyamuni Buddha’s declaration: “Of heaven above and earth beneath I am the only honored one.”
[translated] “The Great DAO operates in the Oneness,
How can one be all beings?
To attain it, enlighten yourself,
Position yourself as ‘the only honored one’;
Heaven above be covered with your virtues,
Earth beneath be bathed with your universal love.” (10)
Therefore, the universal codes in human world are everything that induces universal harmony. They transform life everywhere to wellness and advance everybody to success, as written in the Commentary on the Fifth Line of the Hexagram KUN (11): ‘Dignified man, who considers impartiality (in his conscience) as the focal point, has radiant figure and brilliant career. These are the superb consequences.’ (12) Moreover, this missionary also implements God’s heart in his own to voluntarily accommodate and nurture all beings. It is the universal code of spiritual heart or the true self that encompasses the entire globe.
[translated] “True Man creates human position , (13)
So do Buddha and Immortals;
Unbiased, indifferent, irreproachable,
They benefit all beings with mercy, impartiality, and compassion.” (14)
In short, the universal code most closely related to human beings is “the heart” (15), because “only from human heart, ideas of salvation emerge to establish order and peace for mankind.” (16)
______________________________

(1) Translator’s note: the primordial nature
(2) Translator’s note: innate disposition, intrinsic characteristics that all beings develop of their own accord
(3) Translator’s note: occurrence, existence.
(4) Johann Gottfried von Herder (25 August 1744 – 18 December 1803) was a German philosopher, theologian, poet, and literary critic. He is associated with the periods of Enlightenment, Sturm und Drang, and Weimar Classicism.
Source: ALAIN FINKIELKRAUT, “Một ý tưởng đã làm thay đổi thế giới”, Tạp chí Người đưa tin UNESCO, June 1989, pages 30-33. Electronic version on triethoc.edu.vn
(5) Translator’s note: GOD, your MASTER
(6) Đức Chí Tôn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý ,15-02 Quý Hợi (29-3-1983).
(7) Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-4 Tân Dậu (18-5-1981).
(8) Translator’s note: The Spiritual Pope in the Great Way for the Third Universal Salvation (or Caodaism).
(9) Translator’s note: The significance of ‘the DAO within’
(10) Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, 15-01 Kỷ Mùi (11-2-1979).
(11) Translator’s note: Other names for hexagram KUN are: Field, "the receptive", "acquiescence", and "the flow"
(12) “Quân tử hoàng trung thông lý. Chính vị cư thể. mỹ tại kỳ trung, nhi sướng ư tứ chi. phát ư sự nghiệp. Mỹ chi chí dã.” Trình Di chú hoàng trung là «văn vẻ ở bên trong.» (Hoàng trung, văn cư trung dã 黃 中,文 居 中 也 ). Hoàng (màu vàng) là màu trung hoà, thể hiện đức trung, nên Chu Hi chú: «Hoàng trung ý nói đức trung ở bên trong.» (Hoàng trung ngôn trung đức tại nội 黃 中 言 中 德 在 內 ).– Hoàng trung thông lý, chính vị cư thể 黃 中 通 理,正 位 居 體 = văn vẻ ở bên trong và thông đạt sự lý; bản thân ở ngôi chính đáng.
(13) Translator’s note: The man position in the Universal Triad: Heaven-Man-Earth.
(14) Huấn từ của Đức Chí Tôn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 29-02 Mậu Ngọ (06-3-1978).
(15) Translator’s note: The loving-kindness, tenderness and consideration toward others.
(16) Đức Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974).




 
Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
Trời là Tiên Phật, cũng là người,
Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây