Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
"...Tôi không quen ghi chép sổ sách gì, nhưng nhớ. Đó là ngày 20 tháng Chạp năm Bính Dần. Hôm ...
-
"Nhắc lại đoạn đầu tôi nhập môn rồi, khiến lòng tôi suy nghĩ cuộc đời không thấy ích gì cho ...
-
Trong thời quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta, sau hội nghị quân sự ở Vạn Kiếp để bàn định ...
-
Bài nói chuyện của ĐH Phạm Văn Liêm ( Phó Chưởng Quản Cơ Quan Phổ Tế HT. Truyền Giáo Cao ...
-
Cứ mỗi lần có dịp qua vùng Quế Võ (Bắc Ninh), khi đi vào quãng đường quen thuộc, tôi không ...
-
Nơi cõi thế gian này từ xưa cho đến nay danh xưng “QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT” đã ăn sâu ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, ngày 29 tháng 8 Quí Hợi THI NHƯ vầy không nở Lão làm ngơ, ...
-
Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt ...
-
Mishukova không chỉ nghiên cứu tiếng Việt, văn hóa, lịch sử Việt Nam, mà còn chuyên sâu về kinh tế ...
-
Những giá trị phổ quát là những tinh hoa tinh thần nâng cao nhân vị vượt không gian và thời ...
-
Dịch, quẻ Trạch Lôi Tùy gồm quẻ Đoài chồng lên quẻ Chấn, tượng hình sấm động dưới đầm với ý ...
-
Từ ngàn năm trước chúng sanh đã biết đến uy danh của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát qua những ...
Minh Huyền
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/07/2010
TÌM HIỂU PHÂN TÍCH CÁI CHẤP TAY VÀ LẠY CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
1/ PHỔ ĐỘ : (Công Truyền)
a/ Ý nghĩa ấn Tý : Đạo Cao Đài như trong Thánh Ngôn, Thánh Giáo ,Pháp Chánh Truyên,và Đạo Qui của Hội Thánh Truyền Giáo đã xác định : Tôn Giáo Cao Đài dựa trên ba nguyên lý cơ bản "LÝ,KHÍ,HÌNH"
Trong Dịch Học Đông Phương : mổi ngày chia ra 12 giờ, mổi giờ mang một tính cách lấy tên một con vật đại diện như sau : Tý, Sữu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân , Dậu, Tuất, Hợi; và dựa vào đó tính ngáy, tháng, năm cũng mang tính cách ấy .
CUNG TÝ là cung khởi đầu, cho nên trong Dịch Học phân ra ngôi TAM TÀI như sau : THIÊN (Trời)Sanh ư TÝ, ĐỊA (Đất) Tịch ư SỮU, NHÂN (Con người) Sanh ư DÂN . Theo qui ước trên bàn tay trái thì Cung Tý nằm ở đót đầu tiên(Gốc) ngón áp út; Từ đó đếm thuận chiều kim đồng hồ, mổi đót là một cung, như vậy :Cung Sữu nằm ở gốc ngón giữa, Cung Dần nằm ở gốc ngón trỏ, cũng từ ngón trỏ tính ngược lên ,mổi đót là một cung, đến đầu ngón trỏ là cung Tỵ, thuận chiều kim đồng hồ dến đầu ngón út và đếm xuống đến gốc ngón út là Cung Hợi, giáp một vòng là 12 cung .
Theo quy ước trên nên nên Tôn Giáo Cao Đài dùng Cung Tý là CUNG TRỜI, cho nên mổi lân lễ bái mọi tín hữu Cao Đài đêu chấp tay ẤN TÝ là biểu hiện giữ vững NGÔI TRƠI đó vậy.
b/ Ý nghĩa Chấp tay : Trong hai bàn tay, bàn tay trái là DƯƠNG, Bàn tay Phải là ÂM. Như Vậy NGÔI TRỜI ở tại Ngôi Dương , khi chấp tay thì Đầu Ngón Cái (Tay Trái) Ấn vào gốc ngón áp út , và các ngón còn lại co chặc lại đè lên ngón cái , ý nghĩa là giữ vững NGÔI TRỜI , nên khi cấp tay bàn tay TRái bọc ngoài bàn Tay Phải, Hồi Hứơng về NGÔI TRỜI vậy. Như đã nói bàn tay phải là ÂM, mà hễ nói đến ĐẠO là :"Nhứt Âm,nhứt Dương" ; Đầu ngón cái của bàn tay Trái đặt ngay vào gốc ngón trỏ
Bàn tay Phải (Cung DẦN) nơi đó tượng trưng cho NGƯỜI . Hàm một ý nghĩa vi diệu là âm dương hiệp nhau điều hòa vững bền là trở vê với ĐẠO để cùng nhập vào Ngôi TRƠI làn Bản Thể, là bản lai diện mục của ta đó vậy
c/ Ý nghĩa của Lạy : Trong toàn bộ các hướng dẫn về nghi thức của Cao Đài Giáo đã chỉ rõ : "Lạy Thầy (Thượng Đế" 12 lạy, Phật, Tiên, Thánh,Thần 9 lạy ; Mà tại sao mổi khi cúng lạy chỉ thấy lạy có 3 lạy ?
Trước tiên ta thử tìm hiểu tại sao lạy Thượng Đế 12 lạy, ý nghĩa do đâu ? . Như Thánh Ngôn Hiệp Tuyển đã dạy : "con số 12 là con số riêng của Thầy" Thầy là Đấng Quyền năng làm chủ tất cả Tam Thập Lục Thiên, Tam thiên Thế Giới, muôn loài vạn vật cũng bao gồm trong số 12 , Các Môn đồ đầu tiên của Nền Đại Đạo cũng mang số 12,thâm chí đến cách phân định năm, tháng, ngày giờ cũng mang só 12 ; Nên ta ngầm hiểu với nhau rằng con số 12 là con số "Quyền năng tối thượng" hễ nói đến số 12 là nói đến Thượng Đế. Cho nên người tín hữu Cao Đài mổi khi cúng phải lạy đủ 12 lạy, nghĩa là khuất phục dưới Quyền năng của Thượng Đế để học hỏi và ngưỡng mong được Đấng Quyền năng phán truyền ; Tuy vậy mổi khi lạy Thượng đế thường chỉ có lạy 3 lạy x 4 gật( mổi lạy); Vì lòng từ bi của Thầy nên Thầy cho chế giảm cứ mổi gật được thay cho một lạy . Như vậy chúng ta lạy Thầy chỉ có 3 lạy x 4 gật tức là ta đã lạy 12 lạỵ vậy !
Lòng từ bi Thầy thương Chúng sanh, Thầy cho chế giảm, mổi khi vào lạy Thầy cứ mổi gật (thay cho) một lạy, thì chúng ta phải thực hiện một cách nghiêm túc nghiã là mổi gật ta thầm niệm câu danh hiệu Thầy mới thể hiện đầy đủ sư tôn kính và khuất phục dưới Đấng Quyền năng đã hóa sanh và dưỡng dục muôn loài vạn vật, trong đó có chúng ta .
2/ VÔ VI TÂM PHÁP (Nội Giáo Tâm Truyền)
Như chúng ta đã hiểu Giáo lý Cao Đài có hai phần:
- Phần phổ độ (Ngoại giáo Công Truyền .
- Phần Tu luyện (Nội Giáo Tâm Truyên)
Cách lạy của phần Vô Vi Tâm Pháp : Hai bàn tay áp vào nhau có ý nghĩa là : Âm, Dương, Ngủ Hành hòa hiệp là Đạo và mổi lần lạy Thầy cũng chỉ lạy một lạy cũng mang ý nghĩa "Đạo Tất cả là một, và một là Tất cả" .
Khi ngồi luyện Đạo, người tu chấp hai tay (như Phổ Độ) để ngay trước ngực gọi là ôm "Quả Đạo" dể vận khí điều Thần .
Còn các tầng bậc Công phu trước như : Linh Châu và Tứơng Châu là bước đầu học Đạo, luyện Đạo , tâm thần và tự thân chưa được vững vàng nên phải nương vào hạt châu, câu chú, tay phải lần hạt, tay trái ngón cái ấn trụ vào cung Tý, nơi đây ta ngầm hiểu là nương nhờ vào gốc Trời . Tiến dần lên Bậc Tu TÂM CHÂU thì có hai phần :
a/ Phần Tướng
b/ Phần Tâm .
Đến đây người Tu Luyện đã bước đầu đã thuần thành con đường Đạo Pháp, nhưng chưa được vững chắc, nên mổi khi bước vào Tịnh luyện trước tiên phải ôn lại phần Tướng rồi mới bước vào phần Tâm, cho nên ý nghĩa của mổi giai đoạn của Bậc Công Phu nầy khi vận dụng hai bàn tay có phần khác nhau .
* Phần đầu (tướng) có dùng chuỗi hạt nên hai tay vận hành như phần Tướng Châu và Linh Châu .
* Phần Tâm : Không dùng chuỗi hạt mà tự thân chuyển Khí, điều Thần, hai bàn tay ngữa ra để trước ngang Đan Điền, đan vào nhau thành "ẤN TAM MUỘI" hay còn gọi "ĐẠI ẤN A DI ĐÀ" có ý nghĩa là kể tư đây đã bắt đầu tập dần vào con đương ĐẠO VÔ VI" Âm Dương tương giao, tương kết, dần dần tiến lên trong phép Tu Luyện để đạt đến chân lý vô ngã, hầu trỡ về cùng Thầy tức la "Phản bổn hườn nguyên" vây !
Qua những năm tháng Tu Học và nghiên cứu của một tu sinh trong nền Đại Đạo , Đệ mạo muội ghi lên đây Kính Chư Huynh,Hữu cùng suy gẫm và chỉ giáo thêm .
Quý Hạ, Canh Dần