

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Đại Đạo không phải là tôn giáo lớn. Cái lớn của Đại Đạo là khả năng nối kết con người ...
-
Qua tham khảo các đề tài nghiên cứu hay thuyết giảng giáo lý đạo Cao Đài, chúng ta có thể ...
-
TU CHỨNG /
Trong một khóa tu đặc biệt dành cho hàng Thiên ân nữ phái Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại ...
-
Ngôi Vĩnh Nguyên Tự được xây cất vào năm Mậu Thân (1908) tại xã Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh ...
-
"Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm ...
-
Đối với nhân loại, di sản là những gì do lịch sử tiến hóa của loài người để lại, có ...
-
Cách đây hơn 80 năm, khi Ðức Thượng Ðế hạ ngọn linh cơ lần đầu tiên tại Việt Nam, tức ...
-
GS Trần Văn Khê từng ước ..."được có một nơi trưng bày tư liệu hình ảnh, nhạc cụ mà bấy ...
-
Bài nói chuyện của ĐH Phạm Văn Liêm ( Phó Chưởng Quản Cơ Quan Phổ Tế HT. Truyền Giáo Cao ...
-
Bài nói chuyện tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày mùng 1 tháng 3 năm Đinh Hợi (17-4-2007) Tam ...
-
Kể từ khi Đức Thượng Đế ban hồng ân khai mở Đại ĐạoTam Kỳ Phổ Độ, chọn nước Việt Nam ...
-
Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...
Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Từ Lâm Tự

(Ảnh trên:Từ Lâm Tự-trích từ quyển Lịch sử đạo Cao Đài I/CQPTGL.)
Nguyên từ khoảng năm 1920, do Phật Giáo bị suy thoái trầm trọng, nhiều nhà sư có tâm huyết thành lập "Lục Hòa Liên Xã" (không phải giáo hội Lục Hòa Tăng) để vận động phong trào chấn hưng Phật Giáo. Chủ động phong trào này có nhà sư trẻ Thiện Chiếu (Nguyễn Văn Tài) (1898 – 1974) lúc ấy đang trụ trì Linh Sơn Tự (đường Douamont, nay là Cô Giang). Hòa Thượng Như Nhãn Hòa thượng Như Nhãn (1864 - 1939) tục danh Nguyễn Văn Tường, người gốc ở Đức Hòa, Long An; là con của ông Nguyễn Văn Bầu và bà Đoàn Diệu Hoa. Phát tâm tu hành từ 17 tuổi, ông quy y với Hòa thượng Minh Đạt (Thích Trí Lượng) nơi Thiền Lâm Cổ Tự (xóm Chùa, Tây Ninh), thọ pháp danh Thích Từ Phong (Tông Lâm Tế, đời thứ 39). Khoảng 1890, Sư về Giác Lâm Tự (tổ đình Tông Lâm Tế) ở Tân Bình tiếp tục tu học. Năm 1885, bà Trần Thị Liễu cúng 1,2 ha đất, tại Phú Lâm, chùa Giác Hải được xây dựng và Sư về đây trụ trì. Thời gian này Sư thọ phong Hòa thượng. Hòa Thượng Như Nhãn thị tịch ngày 5-12-Mậu Dần (1939), an táng tại Thiền Lâm Tự; năm 1952, thiêu cốt và chia một phần về Giác Hải Tự (Phú Lâm). trụ trì chùa Giác Hải (Phú Lâm) cũng tích cực tham gia việc chấn hưng Phật Giáo, quyên góp trong Phật tử (trong đó có ông bà Nguyễn Ngọc Thơ) phát triển thêm ngôi chùa Từ Từ Lâm Tự (còn gọi là chùa Gò Kén), tên đúng là Thiền Lâm Tự Căn cứ vào bản đồ tổng thể có bút phê, con dấu và chữ ký của chủ tỉnh Tây Ninh ngày 15-7-1925 cho phép xây cất chùa – cùng các giấy tờ liên quan sau này – ngay từ đầu chùa đã có tên Thiền Lâm Tự. Sở dĩ quyển sách này vẫn gọi Từ Lâm Tự là để khớp với các tư liệu đạo sử do chư Tiền khai lưu lại. Ngoài ra vào thời ấy, chùa ở cùng làng Long Thành với Tòa Thánh Tây Ninh. Nay chùa thuộc ấp Long Trung, xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành. , được xây cất trên một gò đất rộng độ 4 mẫu mọc nhiều cây kén (một loại dây leo thân cứng, lá xanh đậm, trái chín đỏ tròn cở hạt mít). Phần đất phía sau dùng làm nghĩa địa mua thêm năm 1931 (giá 50 đồng). Đường vào chùa trải đá, dài khoảng 200 mét. Trước chùa nay an vị 3 tháp của chư Hòa thượng: Như Nhãn, Minh Đạt, Hồng Tằng (đệ tử Hòa thượng Như Nhãn).
Nguyên từ khoảng năm 1920, do Phật Giáo bị suy thoái trầm trọng, nhiều nhà sư có tâm huyết thành lập "Lục Hòa Liên Xã" (không phải giáo hội Lục Hòa Tăng) để vận động phong trào chấn hưng Phật Giáo. Chủ động phong trào này có nhà sư trẻ Thiện Chiếu (Nguyễn Văn Tài) (1898 – 1974) lúc ấy đang trụ trì Linh Sơn Tự (đường Douamont, nay là Cô Giang). Hòa Thượng Như Nhãn Hòa thượng Như Nhãn (1864 - 1939) tục danh Nguyễn Văn Tường, người gốc ở Đức Hòa, Long An; là con của ông Nguyễn Văn Bầu và bà Đoàn Diệu Hoa. Phát tâm tu hành từ 17 tuổi, ông quy y với Hòa thượng Minh Đạt (Thích Trí Lượng) nơi Thiền Lâm Cổ Tự (xóm Chùa, Tây Ninh), thọ pháp danh Thích Từ Phong (Tông Lâm Tế, đời thứ 39). Khoảng 1890, Sư về Giác Lâm Tự (tổ đình Tông Lâm Tế) ở Tân Bình tiếp tục tu học. Năm 1885, bà Trần Thị Liễu cúng 1,2 ha đất, tại Phú Lâm, chùa Giác Hải được xây dựng và Sư về đây trụ trì. Thời gian này Sư thọ phong Hòa thượng. Hòa Thượng Như Nhãn thị tịch ngày 5-12-Mậu Dần (1939), an táng tại Thiền Lâm Tự; năm 1952, thiêu cốt và chia một phần về Giác Hải Tự (Phú Lâm). trụ trì chùa Giác Hải (Phú Lâm) cũng tích cực tham gia việc chấn hưng Phật Giáo, quyên góp trong Phật tử (trong đó có ông bà Nguyễn Ngọc Thơ) phát triển thêm ngôi chùa.