

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Từ Hà Nội xuôi về phía Nam 90 km là tỉnh Ninh Bình, nơi hội tụ nhiều di tích văn ...
-
Kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự _______ Bài nói chuyện tại VĨNH NGUYÊN TỰ ngày 15-3 Đinh Hợi (01-5-2007) [Ảnh: Đạo Trưởng ...
-
ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO Thiện Chí (Nguyễn Văn Trach) Đức tin Cao ...
-
" Nền Đạo lập nên là nhờ có lòng đạo đức và tánh khiêm cung của mỗi môn đệ của ...
-
Quẻ Địa Thiên Thái gồm nội quái là Kiền và ngọai quái là Khôn, 2 quẻ đầu trong 64 quẻ ...
-
THƯỢNG trí NGỌC tâm hãy ráng giồi, TRUNG kiên, LỊCH lãm đạo như đời, NHỰT tăng NGUYỆT tụ tuần nhi tiến, Giáng điển ...
-
“Có cái có trong tình tạo hóa, Không là không đạo cả lưu hành, Biết đường sanh diệt, diệt sanh; Hoàn nguyên phản ...
-
Bài nói chuyện tại Hội trường Thuyết minh giáo lý Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày Rằm tháng ...
-
Thái tử Charles gắn huân chương MBE cho ông Vũ Khánh Thành vào ngày 26-5 tại điện Buckingham Hôm 26-5, ...
-
Sống ở thời đại mà "mọi lý tưởng đều bị chà nát và hủy hoại, khi con người phơi ra ...
-
Những suy nghĩ về câu hỏi người đệ tử Cao Đài hiện nay có hoằng khai Đại Đạo được hay ...
-
Trong "Lịch trình hành đạo" của Đức Lê Đại tiên ban cho Cơ quan Phổ thông Giáo lý, nơi phần ...
Lý Đại Tiên Trưởng
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 21/05/2008
Luật lệ Đạo

Ớ chư hiền! Thần Tú là một cái tiêu biểu dục vọng của chư hiền ngày nay vậy, chỉ trích thật rõ ràng thì lòng người chia rẽ là sự hại.
Hiện nay chư hiền hãy đồng hành một luật lệ, một khuôn mẫu, đã ban hành thuở khai đạo, thì dầu chư hiền xa khơi ngoài muôn dặm cũng dễ mưu cuộc qui nguyên. Nếu đặng thế, thì nhân sanh khỏi phải mất thì giờ biện bác, cho rối rắc óc tuỷ, thì có bao giờ trở ngại trình độ khai hoá cơ đạo đặng, chư hiền tìm hiểu…!
ĐỘNG ĐÌNH VĂN
Đông cây hợp nên khu rừng thăm thẳm,
Nhiều đá chồng thành trái núi cao cao.
Đá cây xanh rặt một màu,
Đồng hợp vào, mới nên rừng thẳm núi cao trong đời.
Chọn cơ thời.
Mở đạo Trời,
Độ người đời.
Đã nhuần gội chút ơn Trời ban bố,
Thì ngoại dung phải thi thố luật điều,
Một vùng Đông Á bao nhiêu?
Nhắc nhở nhiều, khuyên nên hợp chí dẫn dìu nhân sanh.
Luật lệ phân minh,
Tiền hậu chẳng in,
Làm sao kết tình,
Cho đạo phát minh?
Lòng hằng nguyện chữ hoà bình hiệp nhứt,
Thì Lão khuyên dụng luật đã ban hành,
Hiệp hoà phổ tế nhân sanh.
Lão ban ơn chư hiền. Thăng.
[ Trích Kinh ĐẠO NGUYÊN CHÁNH NGHĨA - Vĩnh Nguyên Tự 1939]
[1] Hết phân vân về cái «tôi» vốn có của mình.
[2]Cốt nhục 骨 肉 = xương và thịt; thường dùng ám chỉ quan hệ huyết thống, anh chị em với nhau, như nói: tình cốt nhục = tình anh chị em. Ở đây ý nói tín hữu Cao Đài cùng một cha Trời, nên là cốt nhục với nhau.
[3]Tiếp độ 接 度 = đón tiếp và cứu độ. Độ 度 (渡) = vượt qua (thí dụ: độ giang 度 江 = qua sông; độ nhật 度 日 = qua ngày). Cứu độ ai cũng giống như đưa họ vượt qua sông mê bể khổ.
[4]Bồ Đề Đạt Ma 菩 提 達 磨 (Bodhidharma, mất khoảng năm 536) đến Trung Quốc năm 520 nhằm đời vua Lương Vũ Đế 梁 武帝 (tức Tiêu Diễn 蕭衍, tại vị 502-549), khai sáng Thiền Tông Trung Quốc. Đạt Ma là sơ tổ, nhị tổ là Huệ Khả 慧可 (487-593), tam tổ là Tăng Xán 僧璨; (mất 606), tứ tổ là Đạo Tín 道信 (580-636), ngũ tổ là Hoằng Nhẫn 弘忍 (602-675). Đến đây, Thiền Tông chia làm hai nhánh Nam Tông 南宗 (của Huệ Năng 慧能 , 638-713) và Bắc Tông 北宗 (của Thần Tú 神秀, khoảng 600-706). Tín đồ mỗi tông đều xem Huệ Năng và Thần Tú là lục tổ. Ngoài hai tông Nam Bắc, còn có nhiều chi phái nhỏ khác. Đặc điểm của thiền Nam Tông là đốn ngộ 頓 悟 (chứng ngộ ngay tức khắc). Đặc điểm của thiền Bắc Tông là tiệm ngộ 漸 悟 (chứng ngộ từ từ), do đó có câu nói «Nam đốn Bắc tiệm» 南 頓 北 漸. Đệ tử Huệ Năng là Thần Hội 神 會 (686-760), quê ở Tương Dương đến Lĩnh Nam học Huệ Năng, sau đó đem cái học này tiến lên phương bắc để tấn công Bắc Tông, gây chấn động thời bấy giờ. Kết quả là Nam Tông trở thành chính thống của Thiền Tông Trung Quốc. Chỗ này, Đức Lý có ý nói tuy thiền đốn ngộ của Huệ Năng vẫn còn tôn chỉ (là chứng ngộ tức khắc), nhưng phép tu đã mất chân truyền, do đó các sư tu luyện khác nhau.