Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
23/11/2006
Tuổi Trẻ Online

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

Hội thảo Dân Tộc Nhạc Học thế giới lần thứ 51

 Thứ Tư, 22/11/2006,15:58 (GMT+7)

Cùng lúc với Hội nghị APEC tại Việt Nam, Hội thảo tại đây đã diễn ra thành công với hơn 250 bài tham luận và sự tham dự của 800 nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, cũng như các dự thính viên mở rộng.

Cử tọa hội thảo đón nhận hết sức nồng nhiệt với một đề tài theo sát bộ phận tham luận lớn của hội thảo là "Ethnomusicology of the Individual" (Danh nhân âm nhạc trong ngành Dân tộc nhạc học) trong đó có 6 nhạc sư có tầm ảnh hưởng đến nghiên cứu âm nhạc thế giới gồm Nguyễn Vĩnh Bảo (Việt Nam),Hwang Byung Ki (Hàn Quốc), Miyagi Michio (Nhật Bản), Sun Wen-Ming, A-Bing (Trung Quốc) và Joseph Cooper Walker (Ai-len).

Đặc biệt, hội thảo lần này có sự tham gia đề tài về việt Nam qua thuyết trình của GS-TS Nguyễn Thuyết Phong (Đại Học Kent, Viện Âm Nhạc Việt Nam tại Hoa Kỳ) về Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo với chủ đề "Considering the Fate of Tài Tử Music: Nguyễn Vĩnh Bảo, the Last Guardian of the Tradition" (Mối quan tâm đến vận mạng của Đờn ca tài tử: Nguyễn Vĩnh Bảo, người bảo vệ sau cùng của truyền thống).

GS-TS Nguyễn Thuyết Phong cho biếtnhận định và luận điểm của ông được hội thảo nhất trí tán thành khi cho rằng nhạc sư Vĩnh Bảo là một nhân vật đã sống trọn vẹn cuộc đời cho Đờn ca tài tử Nam Bộ qua việc dạy học, diễn giảng, biểu diễn, đóng đàn và sáng tạo nhạc cụ, sáng tạo các loại dây (tunings) và kỹ thuật diễn tấu, cũng như tư duy mỹ quan âm nhạc Việt Nam.

Ông là nghệ nhân được ghi âm đĩa Béka sớm nhất tại Việt Nam vào năm 1938 cùng với danh ca Cô Ba Thiệt (tức chị ruột Cô Năm Cần Thơ). Điểm đặc trưng về ông là không những đã đào tạo nhân tài âm nhạc (hiện nay gồm các Nhà giáo ưu tú, là giảng viên tại các Nhạc viện, giúp sinh viên Mỹ John Paul Trainor hoàn thành luận án tiến sĩ về Đờn ca tài tử), mà còn ở việc sáng tạo ký âm, cải tiến nhạc cụ mà không đi lệch chiều hướng nhạc truyền thống dân tộc.

Hội Dân Tộc Nhạc Học (Society for Ethnomusicology), một tổ chức chính qui, đứng đầu về việc nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc các dân tộc trên thế giới, lần này chọn địa điểm hải đảo Hawaii nhằm vào việc tái tạo và khích lệ nghiên cứu thế giới quan tâm đến vùng Châu Á -Thái Bình Dương, vùng khởi điểm cho nhiều đề tài nghiên cứu chủ đạo của học thuật nầy cách đây hơn một thế kỷ.




Copyright (C) 2004 Tuoi Tre Online
Tuổi Trẻ Online

Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
Trời là Tiên Phật, cũng là người,
Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây