

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Các con tu luyện là để biết sống cái sống chơn thường tự nhiên tự tại của các con. Sanh ...
-
"Dầu tôn giáo nào cũng đều giáo dân vi thiện, đều áp dụng giới luật quy điều, trì tâm tu ...
-
SƠ LƯỢC về HUYỀN BÚT CƠ trong ĐĐTKPĐ. Tý thời 14 rạng 15 tháng 3 Mậu Thân 1968, một buổi đàn ...
-
Trong Tờ khai Đạo ghi ngày 07-10-1926 (nguyên văn bằng tiếng Pháp), được tiền bối Lê Văn Trung gửi cho ...
-
Lặng lẽ nhìn Trời ta vốn một, Máy hữu hình then chốt như nhau; Thanh đó là trược nguồn đầu, Động cùng nên ...
-
Lễ nhạc và thánh thi Cao Đài Trong buổi sơ khai của đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn đã dạy chư ...
-
Này chư hiền đệ muội ! Thiền là tâm vô niệm. Định là dừng lại tất cả. Chỗ công phu ...
-
"Tư tưởng đạo gia" là những bài dịch Hán Văn từ những kinh sách của chư đạo gia như Lão ...
-
Ngày nay trên thế giới, hầu hết các nhà khoa học của các ngành Khoa Học Nhân Văn như Lịch ...
-
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ II. ĐƯỜNG LỐI và CHỨC NĂNG HÀNH ĐẠO CỦA CƠ QUAN III. MỤC ĐÍCH CƠ QUAN (trích ...
-
Hôm nay, tôi xin được phép dùng nội dung “Cảm ứng luận” để trình bày phần nói về cái nghĩa ...
-
LTS:Tháng 10-2006, tại Hội nghị APEC diễn ra ở nước ta, 21 vị nguyên thủ quốc gia đã mặc ...
Lê Anh Dũng
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Đọc lại sáu chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Một từ có thể gồm hai thành phần: từ chánh (head word) và từ bổ nghĩa (modifier). Trong từ Hán-Việt, trật tự thường là: từ bổ nghĩa ® từ chánh. Trong từ thuần Việt, trật tự thường là: từ chánh từ bổ nghĩa. Thí dụ: (xem hình 1)
Lúc mới mở đạo Cao Đài tại Việt Nam, ngày 08-4-1926, đức Cao Đài dạy tiền bối Lê Văn Lịch: "Tam Kỳ Phổ Độ là gì? Là phổ độ lần thứ ba." (Thánh ngôn hiệp tuyển. Bổn thứ nhứt. Đinh Mão niên. Dakao Sài Gòn: Imprimerie Tam thanh, 1928, tr. 14.) Phân tích lời dạy này có thể thấy hoàn toàn phù hợp với trật tự như bảng trên đây. Thực vậy: (xem hình 2)
Như thế danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm có:
Đại Đạo --> Tam Kỳ --> PHỔ ĐỘ
từ bổ nghĩa 2 --> từ bổ nghĩa 1 --> TỪ CHÁNH
Khi giảng sang tiếng Việt, ta nói là:
CÔNG CUỘC PHỔ ĐỘ <-- lần thứ ba <-- của Đại Đạo
TỪ CHÁNH <-- từ bổ nghĩa 1 <-- từ bổ nghĩa 2
Theo đức Lý Giáo Tông, khi nói tắt là đạo Cao Đài, khi nói đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, Tuất thời, 15-01 Tân Hợi, 10-02-1971.) Như vậy, có thể nói:
đạo Cao Đài = Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ; = công cuộc phổ độ lần thứ ba của Đại Đạo; = the Third Universal Salvation of the Daidao;= the Third Universalism of the Daidao.
Nhiều sách thường dịch Tam Kỳ Phổ Độ là the Third Amnesty, nhưng amnesty có nghĩa là đại ân xá (a general pardon), và tuy đạo Cao Đài gắn liền với ý nghĩa đại ân xá kỳ Ba, nhưng không thể dịch Tam Kỳ Phổ Độ là Đại ân xá kỳ ba (The Third Amnesty).