Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
01/09/2005
Sưu tầm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 24/02/2010

Tôn giáo

Tôn giáo, đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Trong nghĩa tổng quát nhất, một số người đã định nghĩa nó là kết quả của tất cả câu trả lời để giải thích quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác.

Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân.

Định nghĩa
Ngoài nghĩa rộng về tôn giáo trên, có nhiều cách sử dụng cũng như nhiều nghĩa của từ "tôn giáo." Một số lối giải thích như sau:
Một cách định nghĩa, đôi khi được gọi là "lối theo chức năng", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và phong tục nào có chức năng đề cập đến những câu hỏi căn bản về đặc tính loài người, đạo đức, sự chết và sự tồn tại của thần thánh (nếu có). Định nghĩa rộng ngày bao gồm mọi hệ thống tín ngưỡng, kể cả những hệ thống không tin tưởng vào thần thánh nào, những hệ thống đơn thần, những hệ thống đa thần và những hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng cớ.
Cách định nghĩa thứ hai , đôi khi được gọi là "lối theo hình thể", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng nào xác nhận những điều không thể quan sát một cách khoa học được, và chỉ dựa vào chức trách hay kinh nghiệm với thần thánh. Nghĩa này hẹp hơn phân biệt "tôn giáo" với chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa nhân bản thế tục, thuyết vô thần, triết khách quan và thuyết bất khả tri, vì những hệ thống này không dựa vào chức trách hay kinh nghiệm nhưng dựa vào cách hiểu theo khoa học.
Cách định nghĩa thứ ba , đôi khi được gọi là "lối theo chứng cớ vật chất", định nghĩa tôn giáo là những tín ngưỡng về nhân quả mà Occam's Razor loại trừ vì chúng chấp nhận những nguyên nhân quá phức tạp để giải thích những chứng cớ vật chất. Theo nghĩa này, những hệ thống không phải là tôn giáo là những hệ thống không tin tưởng vào những nguyên nhân phức tạp hơn cần thiết để giải thích những chứng cớ vật chất. Những người theo quan điểm này tự xưng là "bất tôn giáo", nhưng cũng có người tôn giáo nhìn nhận rằng "tính ngưỡng" và "khoa học" là hai cách hoàn toàn khác nhau để đi đến chân lý. Quan điểm này bị bác bỏ bởi những người xem rằng những giải thích siêu hình là cần thiết để giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách căn bản.
Cách định nghĩa thứ tư , đôi khi được gọi là "lối tổ chức", định nghĩa tôn giáo là các hội đoàn, tín ngưỡng, tổ chức, phong tục, và luật đạo đức chính thức của tất cả các tôn giáo chính có tổ chức. Nghĩa này đặt "tôn giáo" vào một vị trí trái ngược với "tinh thần", cho nên không bao gồm những luận điệu của "tinh thần" về việc tiếp xúc, phục vụ, hay tôn thờ thần thánh. Tuy nhiên, trong nghĩa này tôn giáo và tinh thần không cần phải "được cái này mất cái kia": một người sùng đạo có thể có tinh thần hay không tinh thần, và một người có tinh thần có thể có hay không sùng đạo. Theo tương tự, ta có thể xem "tôn giáo" như là than, củi, hay xăng, và "tinh thần" là ngọn lửa.

Những khái niệm được tôn giáo đề cập
Những tôn giáo là những hệ thống tín ngưỡng thường tìm câu trả lời cho những khái niệm sau:

Tạo hóa, những tín ngưỡng về nguồn gốc của vũ trụ, Trái Đất, sự sống, và nhân loại;
Thần thánh, những tín ngưỡng về sự tồn tại (hay không tồn tại) và bản chất của thần thánh (hay Ông Trời), những gì linh thiêng hay siêu phàm;
Những tín ngưỡng về cách liên lạc với thần thánh, vật linh thiêng, những người khác, loài vật, thế giới tự nhiên xung quanh ta và với chúng ta;
Những tín ngưỡng về bản chất đạo lý và đạo đức, như đạo đức khách quan và đạo đức tương đối;
Những cách để nhận dạng và ca tụng những kinh nghiệm giá trị;
Việc tìm ra trọn vẹn về lĩnh vực nhu cầu và thèm muốn;
Sự tìm ra mụch đích của sự sống, và nhận dạng các mục tiêu trong đời;
Tìm ra một cơ cấu đạo lý, và định nghĩa những hành vi "thiện" (tốt) và "ác" (xấu);
Những tín ngưỡng về những trạng thái tồn tại khác như thiên đàng, địa ngục, hay Niết bàn và cách chuẩn bị vào những cõi này;
Những giải thích và sự hiểu biết về điều ác và đau khổ, và viết về thiện ác.
Thông thường, những tôn giáo khác nhau và những phe không tôn giáo đều có câu trả lời khác nhau về các khái niệm trên, và nhiều tôn giáo có nhiều trả lời cho mỗi khái niệm.

Tục lệ tôn giáo
Những phong tục dựa vào tín ngưỡng tôn giáo thường gồm có:
Cầu nguyện
Thờ phụng
Họp mặt thường lệ với những người khác đồng tôn giáo
Viên chức tôn giáo để lãnh đạo hay giúp đỡ những tín đồ, như nhà tu, mục sư, tăng lữ...
Nghi lễ và phong tục đặc biệt trong tín ngưỡng
Cách giữ gìn niềm tin vào những điều răn trong kinh sách và những tục lệ của tôn giáo đó
Luật lệ ứng xử ngoài đời phù hợp với tín ngưỡng (đạo lý), như 10 điều răn trong Cựu Ước, đặt ra từ tín ngưỡng chứ không phải do tín ngưỡng định nghĩa, và đạo lý thường được tôn trọng đến địa vị luật pháp được các tín đồ thi hành
Việc duy trì và học tập những kinh sách ghi chép những tín ngưỡng cơ bản của tôn giáo.
Những tín đồ của một tôn giáo thường họp mặt để làm lễ, đọc hay tụng kinh, cầu nguyện, thờ phụng, và giúp đỡ tinh thần lẫn nhau. Tuy nhiên, cầu nguyện và ngồi thiền một mình cũng thường được xem là quan trọng, cũng như sống theo tín ngưỡng ngoài đời hay với những người không theo đạo đó. Đây thường là một chức năng của tôn giáo đó.


Những điểm khác nhau giữa các tôn giáo
Những tôn giáo khác nhau có nhiều điểm bất đồng về các khái niệm trên, cũng như về phong tục của các tín đồ. Thí dụ:

Số thần thánh
Những tôn giáo nhất thần chỉ tin vào một thần thánh, khác biệt với thiên nhiên. Trong những tôn giáo này có Đạo Do Thái, Đạo Sikh, Kitô giáo, Hồi giáo, Đạo Bahá'í và một số phái của Ấn Độ giáo.
Nhiều tín đồ Kitô giáo tin vào tam thần luận, nói rằng có một thần với ba thể. (Hầu hết các nhánh trong Kitô giáo tin vào điều này, trừ một vài nhánh nhỏ như các nhóm Chứng nhân Giêhôva, Phái Montanus, Phái Sabellius.)
Các tôn giáo đơn nhất thần tin rằng có nhiều thần thánh với nhiều tính chất khác nhau, nhưng chỉ có một thần là cao hơn hết. Trong các tôn giáo này gồm có những nhánh của Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo (đặc biệt là hai nhánh Siva và Vishnu), và Đạo Do Thái tin vào thiên thần, quỷ thần, deva (chư thiên), asura (atula, phi thiên), hay các thần thánh khác trong đó có một thần cao hơn hết, cũng như một số tín ngưỡng về vạn vật hữu linh như ở châu Phi;
Những tôn giáo đa thần như Tôn giáo Hy Lạp - La Mã tin tưởng vào nhiều thần thánh;
Những tôn giáo phiếm thần, "thiên nhiên" tin rằng mọi vật trong thiên nhiên điều liên quan đến nhau và không thể tách rời nhau. Những tôn giáo này gồm có: những trường phái phiếm thần của nhánh Shiva và Vishnu trong Ấn Độ giáo, Thần đạo của Nhật Bản, và một vài tín ngưỡng về vạn vật hữu linh.
Những tôn giáo không thần (như Đạo Phật) không nói gì về sự hiện hữu hay không hiện hữu của thần thánh;
Những tôn giáo vô thần (như Đạo Jain và nhân văn thế tục) không tin tưởng vào thần thánh nào;
Những người bất khả tri thường nói rằng họ không biết được số thần thánh là không, một, hay nhiều.

Giới tính thần thánh
Một số tín đồ cho rằng thần thánh của họ không có giới tính, có cả tính chất nam lẫn nữ;
Một số tín đồ cho rằng thần thánh của họ không có giới tính, nhưng có nhiều tính chất nam.
Một số tín đồ khác cho rằng thần thánh của họ không có giới tính, nhưng có nhiều tính chất nữ.
Một số tôn giáo giáo cho rằng thần thánh của họ là nam hoặc nữ, như trong các tôn giáo thần thoại truyền thống.

Nguồn kinh sách

Các văn bản thiêng liêng cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem các văn bản đó có thẩm quyền, được linh truyền, linh hứng và/hoặc không thể sai lầm. Thí dụ như kinh Coran, kinh Vệ Đà, kinh Aqdas (Kitáb-i-Aqdas) và Kinh thánh;
Các nhà tiên tri cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem những người tiên tri đó có khả năng thông hiểu đặc biệt hoặc có khả năng tương giao cá nhân trực tiếp với đấng thiêng liêng. Thí dụ như Giêsu, Phật, Môsê, Bahá'u'lláh và Môhamét;
Khoa học và lý trí cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem khoa học và lý trí có khả năng trả lời cho nhiều nghi vấn nền tảng của tôn giáo. Thí dụ như chủ nghĩa Nhân bản thế tục và thuyết Vô thần;
Truyền thống cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem tập quán của tổ tiên là đặc biệt quan trọng và là nguồn cội của chân lý thiêng liêng. Thí dụ như Saman giáo (vu ngưỡng) và một số khía cạnh của Thần đạo;
Kinh nghiệm cá nhân cung cấp căn cứ cho các tín đồ tin rằng họ có tiếp xúc cá nhân trực tiếp với Thượng đế hay thần thánh, hoặc một sự kiện cụ thể nào đó có tầm quan trọng đối với họ về mặt tôn giáo.

Cấu trúc tổ chức
Những tôn giáo có tổ chức trung ương thành lập một tổ chức có cơ cấu nhằm để phát triển và giữ gìn sự trong sạch của niềm tin và giúp đở tín đồ sống theo đạo. Những tôn giáo này gồm có Giáo hội Công giáo Rôma, Hồi giáo lúc ban đầu và Đạo Do Thái theo phái Chasidut;
Những tôn giáo không có tổ chức trung ương thường phát triển độc lập với nhau, cho nên các niềm tin và phong tục rất phong phú. Những tôn giáo này gồm có Ấn Độ giáo, các thần thoại của các nước Hy Lạp và Ai Cập cổ và các đạo ngẫu tượng mới như Wicca hay Ásatrú.

Đạo lý
Những tôn giáo có căn cứ trong cách ăn ở chú trọng trong việc tham gia trong các tục lệ, lễ nghi và thái độ của các tín đồ. Những tôn giáo này có đạo Do Thái theo phái Chasidut và nhiều truyền thống hữu linh.
Những tôn giáo có triết lý tinh thần chú trọng vào các điều dạy thực hành để dẫn đến hạnh phúc trong đời và ít quan tâm về những việc siêu phàm hơn. Thí dụ: đạo Phật, đạo Lão và đạo Khổng (Nho giáo). Một số tôn giáo khác như Ấn Độ giáo chú trọng những điều này nhưng vẫn tin tưởng vào một thần thánh tối cao trong nhiều hình thể.
Những tôn giáo có căn cứ vào quan hệ chú trọng việc giữ gìn mối quan hệ đúng đắn với thần thánh, có thể bằng quan hệ cá nhân (như đạo Tin lành), bằng cách tuân theo các ý định của thần thánh (như Hồi giáo) hay bằng cách sám hối và tha thứ tội lỗi (như Kitô giáo truyền thống).
Những tôn giáo có căn cứ vào tư tưởng chú trọng vào mục đích gì đó trong đời. Thí dụ như chủ nghĩa cộng sản, có thể được xem là một tôn giáo vì có văn bản và phong tục được xem là "thiêng liêng" cũng như có một số người lãnh đạo được tôn vinh như thần thánh.
(Cũng nên nhắc rằng hầu hết các tôn giáo có đạo lý từ nhiều căn cứ, nhưng có căn cứ được chú trọng hơn những căn cứ khác)

Sau khi chết
Ấn Độ giáo tin rằng loài người sẽ mãi mãi đầu thai cho đến khi họ đến trạng thái giải thoát (Moksha), được hợp nhất với thần (Vishnu hay Shiva) và họ tin vào thuyết quả báo; vì thế, đạo này không tin vào việc bị đọa đày vĩnh viễn sau khi chết vì chúng ta có cơ hội chuộc tội trong các kiếp sau cho đến khi được giải thoát. Tuy thế, nhiều tín đồ tin rằng có một nơi trời trừng trị những kẻ ác trước khi được đầu thai.
Đạo Phật theo phái Nam Tông cho rằng nghiệp của một người được tái sinh cho đến khi họ đến cõi Niết bàn, cho nên ta không nên đầu thai; phái Đại Thừa thì gần với Ấn Độ giáo hơn trong các tín ngưỡng về đầu thai. Tuy thế, nhận thức về Niết bàn của đạo Phật và giải thoát của Ấn Độ giáo không tương đương với nhau vì Niết bàn là một trạng thái không tồn tại và không chú trọng vào một thần thánh cao siêu.
Kitô giáo và Hồi giáo có khái niệm Thiên đàng và Địa ngục, và Chúa trời là người định đoạt số phận vĩnh cửu của chúng ta. Trừ điều này, các đạo này có nhiều khái niệm khác nhau.
Công giáo tin rằng mỗi người sẽ được cứu vớt bằng cách đặt niềm tin vào Chúa trời, nhưng vẫn bị trừng phạt cho những tội lỗi trên đời chưa sám hối sau khi chết, nhưng sau đó được làm sạch tại nơi chuộc tội.
Đạo Tin lành truyền thống tin rằng mỗi người sẽ được cứu vớt bằng cách đặt niềm tin vào khả năng cứu vớt của cái chết và phục sinh của chúa Giêsu.
Một số tín đồ Kitô giáo khác tin rằng mỗi người tự chọn thiên đàng và địa ngục riêng của họ: nếu một người chọn sống trong một "địa ngục trần gian", họ sẽ tiếp tục chọn điều đó sau khi chết, Chúa trời sẽ cho họ toại nguyện: bị xa cách Chúa trời và niềm hạnh phúc. Ngược lại, những người mưu cầu "thiên đàng tại trần gian" sẽ tiếp tục mưu cầu thiên đàng sau khi chết, Chúa trời cũng sẽ cho họ toại nguyện: gần gũi với Chúa trời và hạnh phúc. Xem The Great Divorce của C.S. Lewis.
Dưới hầu hết các tín ngưỡng truyền thống của Hồi giáo, Trời xét xử chúng ta trong việc trung thành với năm cột trụ của Hồi giáo, trong đó có việc công nhận Trời, Môhamét, và sống theo các điều lệ của Trời về Công lý, Tín ngưỡng, và Từ bi, và thưởng chúng ta tùy theo các việc ta làm trên thế gian.
Đạo Do Thái không nói gì về sau khi chết.
Đạo Bahá'í tin rằng linh hồn của một người sẽ được đến cõi linh hồn của Trời sau khi chết cho đến khi nó gặp Trời.
Đạo Rastafari tin vào bất tử vật chất. Một khi thần Haile Selassie gọi họ về châu Phi để phán xét, họ sẽ được sống mãi mãi với ông trong thân thể của họ trong thế giới này.
Chứng nhân Giêhôva tin rằng cho đến ngày tận thế, những người chết đang trong trạng thái ngủ, không nghe được lời cầu nguyện hay can thiệp vào các chuyện trên đời. Sau khi Satan bị bịt kín sau ngày tận thế, 144.000 người được chọn sẽ lên thiên đàng để thống trị với chúa Giêsu. Mọi người khác sẽ được phục sinh và được trường sinh bất tử trong thiên đàng trên trái đất. Sau 1000 năm, Satan sẽ được thả ra và được phép cám dỗ loài người một lần nữa. Những người bị cám dỗ vào tội lỗi sẽ bị chết vĩnh viễn với Satan, và Giêhôva sẽ trở thành người thống trị mới.

Tư tưởng về những người khác tín ngưỡng

Các tín đồ của các tôn giáo phải đối đầu với nhiều tư tưởng và tập quán của các tôn giáo khác. Các tôn giáo quan trọng có nhiều các giải quyết khác nhau.

Những người tin vào đặc tính bài ngoại giải thích rằng các tôn giáo khác đã bị sai lầm, là tà giáo hoặc là tôn giáo bị sai lạc. Trong này gồm có các tôn giáo như Kitô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo.
Những người có tín ngưỡng bao hàm nhận thức rằng mọi hệ thống tín ngưỡng đều có điều đúng cả, xem trọng các điểm giống và xem thấp các điểm khác, nhưng cũng xem tín ngưỡng của họ là cao hơn hết. Trong này gồm có các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo.
Những người có tín ngưỡng đa nguyên không phân biệt giữ các tôn giáo, xem mỗi tôn giáo là hợp cho văn hóa đó.
Những người có tín ngưỡng hỗn hợp thường trộn các quan điểm từ nhiều tôn giáo hay tín ngưỡng khác nhau thành một tôn giáo mới để thể hiện kinh nghiệm của họ. Trong này gồm có các tôn giáo như Cao Đài.

Tôn giáo và khoa học
Nói tổng quát, tôn giáo và khoa học dùng phương pháp khác nhau để tìm đến Chân lý và kiến thức. Tôn giáo dùng những phương pháp dựa theo sự hiểu biết chủ quan của trực giác cá nhân và kinh nghiệm và/hoặc căn cứ vào chức trách của các kinh sách hay người được xem là tiên tri. Khoa học trái lại dùng phương cách khoa học, một quá trình khách quan để điều tra nghiên cứu dựa theo chứng cớ vật chất, dùng các hiện tượng có thể quan sát và xác minh được. Các người không tin vào tôn giáo xem tôn giáo là mê tín.

Tương tự, có hai loại câu hỏi mà tôn giáo và khoa học cố gắng trả lời: những câu hỏi về các hiện tượng có thể quan sát và xác minh được (như các luật vật lý, hay cách hành xử của con người) và những câu hỏi về các hiện tượng không thể quan sát được và việc đánh giá về giá trị (như làm sao có các luật vật lý, thế nào là "thiện" và "ác").

Tôn giáo và chính trị
Bản đồ phân bố các tôn giáo quan trọng trên thế giới
Trong lịch sử, tôn giáo thường đi song song với chính trị. Các hoàng đế Trung Quốc lấy căn cứ quyền của họ từ Thiên mệnh (天命). Giáo hội Công giáo Rôma đã thống trị phần lớn châu Âu cho đến cuộc Cải cách Tin lành. Đến Thời đại Ánh sáng vào thế kỷ 18 tại châu Âu, nhiều triết gia tin vào việc cách ly tôn giáo và nhà nước. Hiện nay tôn giáo đóng nhiều vai trò khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới:

Tôn giáo cách ly: tại một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canada và Pháp, hiến pháp cách ly tôn giáo và nhà nước. Các quốc gia này thường cho phép người dân tự do tín ngưỡng, nhưng không công nhận bất cứ tôn giáo nào để khỏi bị xem là thiên vị.

Quốc giáo: Một số quốc gia có một quốc giáo, một tôn giáo được nhà nước công nhận là chính thức và nhận thuế từ dân, tuy nhiên người dân vẫn được phép tự do tín ngưỡng. Trong các nước này gồm có một số nước Hồi giáo, Công giáo và những nước như Thái Lan (Phật giáo), Anh (Anh giáo). Tuy nhiên, các viên chức quốc giáo không có địa vị quan trọng trong chính quyền, trừ quốc trưởng.

Thần quyền: Tại một số quốc gia, điển hình là Iran và Tòa thánh Vatican, tôn giáo và chính quyền là một. Các viên chức quan trọng trong tôn giáo cũng là viên chức trong chính quyền.
Nhà nước kiểm soát: Tại một số quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc, tôn giáo ở dưới sự kiểm soát của nhà nước. Các tôn giáo muốn hoạt động phải được nhà nước chấp thuận và việc bổ nhiệm các viên chức quan trọng trong tôn giáo cũng cần được sự chấp thuận của chính quyền.
Sưu tầm






Hịch Tướng Sĩ / Sưu tầm


TẾT Bản làng / Sưu tầm


Nguyễn Trãi / Sưu tầm


Dân ca Nam Bộ / Sưu tầm

Khảo cổ học / Sưu tầm


Chử Đồng Tử / Sưu tầm

Liên Hợp Quốc / Sưu tầm


Tranh Đông Hồ / Sưu tầm

Dân tộc Việt Nam / Sưu tầm

Long Thụ Bồ Tát / Sưu tầm

Thần thể / Sưu tầm


Chùa Việt Nam / Sưu tầm

Tôn giáo / Sưu tầm

Đạo Phật / Sưu tầm

Kitô Giáo / Sưu tầm





Tiếng Phạn / Sưu tầm

Trà Đạo / Sưu tầm


Bài tâm tướng / Sưu tầm


Long Thụ / Sưu tầm


Ngũ Thời / Sưu tầm

Mahātmā Gāndhī / Sưu tầm








Lý đạo là Xuân / Sưu tầm


Tâm thanh tịnh / Sưu tầm


Phổ là rộng khắp cùng thế giới,
Thông là nguồn suối tới muôn phương,
Giáo là dạy nẻo chỉ đường,
Lý là lẽ thật chủ trương thới bình.

Đức Lý Giáo Tông, 20-5 Ất Tỵ, 19-6-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây