Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Cảm ứng / Thiện Hạnh

    "Một trong những tinh hoa của Thái Thượng Lão Quân hay Lão Tử, đó là cảm ứng. Chỉ có hai ...


  • Chữ Tâm là chốn Cao Đài / Quách Hiệp Long

    "Chử TÂM là chốn CAO ĐÀI Không phân tã hửu là ngai Thượng Hoàng." Đó là lời dạy của đức Vạn-Hạnh Thiền-Sư ...


  • Tưởng niệm ngày qui tiên của Đạo Trưởng Huệ Chơn, ngày 27 tháng 3 Ất Mùi (15/5/2015) mời quí đạo ...


  • Tranh Đông Hồ / Sưu tầm

    Tranh "Nhân nghĩa"Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng ...


  • Vĩnh là vĩnh cửu, bất biến. Nguyên là nguyên bổn, hằng hữu hằng thường. Chỉ có cái nguyên bổn mới ...


  • Chữ tâm là chốn Cao Đài / Quách Hiệp Long

    "Chữ tâm là chốn Cao Đài, Không phân tả hữu là ngai Thượng Hoàng" Quách Hiệp Long Đó là lời dạy của đức ...


  • Xuân bất diệt / Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo

    Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo dạy tại NTTT vào ngày Mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tuất 1970


  • TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN" Về từ ngữ “ Chơn Thần” _ Định nghĩa : _ Chơn thần theo thánh ...


  • Lược sử Thánh Tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà / Ban Cai Quản Ngọc Điện Huỳnh Hà

    “ NGỌC ĐIỆN HUỲNH HÀ” là một trong Thất Thập Nhi Tịnh trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên, ...


  • Tấm mạng nhện / Huệ Khải

    Sau trận chiến ác liệt, một người lính lạc khỏi đồng đội trong lúc rút lui. Lẻ loi giữa rừng ...


  • 1. VŨ TRỤ 宇 宙 – THIÊN ĐỊA 天 地 001. Thiên địa chi gian, kỳ do thác thược hồ? Hư ...


  • I. Định nghĩa Nhân văn: Nhân 人 là con người; Văn: 文 là văn vẻ; văn từ; cái dấu vết ...


19/02/2006
Sưu tầm từ Báo Lao Động

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

Nhà VN học Darya Mishukova và niềm say mê về một đất nước

Ghé TP Hồ Chí Minh để ăn Tết muộn, sau đó sang Bangkok (Thái-lan) dạy tiếng Nga tại một trường đại học, nhà Việt Nam học Darya Mishukova cho biết, mỗi lần về Việt Nam là chị có cảm giác "như trở về nhà mình".

Hiện Trường ĐH Tổng hợp quốc gia Viễn Đông nơi chị làm việc đang có dự án đào tạo với Đại học Đà Nẵng và Bangkok, nên chị bay qua bay về thường xuyên.

Chị thuộc thế hệ thứ ba các nhà nghiên cứu VN học ở Nga, là Phó Chủ nhiệm khoa Ngữ văn Nam Á và Đông Nam Á, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa VN ở Trường ĐHTH Viễn Đông.

Mishukova không chỉ nghiên cứu tiếng Việt, văn hóa, lịch sử Việt Nam, mà còn chuyên sâu về kinh tế và luật. Theo Mishukova, "không thể hiểu được linh hồn ngôn ngữ nếu không hiểu tư duy của người Việt".

Chính vì thế mà chị lao vào học hỏi, từ văn hóa ẩm thực, trò chơi dân gian, văn học nghệ thuật, phong tục tập quán và cả đặc điểm các làng nghề VN.

Chị thích tác phẩm của Thạch Lam, Khái Hưng và đặc biệt, nghiên cứu sâu về học giả, nhà ngôn ngữ học Trương Vĩnh Ký. Chính cuốn sách Trương Vĩnh Ký - bi kịch cuộc đời đã giúp Mishukova rất nhiều trong việc hoàn tất luận án tiến sĩ bằng tiếng Nga.

* Có dịp đến VN nhiều lần, điều gì khiến chị có ấn tượng nhất?

- Trước hết là lòng tốt, sự hiếu khách của những người tôi gặp. Khi tôi cần tìm hiểu một vấn đề gì, những đồng nghiệp, bạn bè, giảng viên thường giúp tôi hết mình. Tôi còn có may mắn được Thứ trưởng Bộ VHTT giới thiệu về nghệ thuật tuồng, chèo.

* Thái-lan bắt đầu chú ý đến đào tạo ngành phiên dịch tiếng Nga nhằm phục vụ kinh doanh và du lịch. Theo chị, một nước có tiềm năng về lĩnh vực này như VN liệu có phải đang lãng phí nguồn nhân lực từng có không?

- Tôi nghĩ rằng không chỉ với Thái-lan, mà rồi đây, tiềm năng về phát triển du lịch giữa Nga và VN rất lớn. Bởi ngày càng nhiều khách du lịch Nga đến tìm hiểu VN và số lượng này mỗi năm một tăng cao hơn. Tôi tin rằng thế hệ trẻ người Nga ngày càng muốn đến VN khám phá. Do đó, nhu cầu phiên dịch viên giữa hai nước cũng vì thế mà ngày càng cao.

Hơn thế nữa, từng là phiên dịch cho đoàn đại diện chính quyền TP Vladivostok tháng 11-2005, tôi nghĩ rằng việc bang giao giữa các thành phố Nga và VN rất cần đội ngũ phiên dịch đào tạo chuyên ngành.

Theo chỗ tôi biết, năm 2006, có khoảng 300 sinh viên VN sang Nga học tập và 30 sinh viên Nga sang VN. Ngày càng nhiều học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở Nga chọn ngành Việt Nam học.

* Vì sao chị chọn Việt Nam chứ không phải nước khác?

- Người khuyên tôi theo học ngành VN học chính là Giáo sư nổi tiếng Alexander Sokolovsky - Chủ nhiệm khoa Ngữ văn Nam Á và ĐNA, cũng là một nhà VN học.

Ông nói, thứ nhất, ở Nga không có nhiều sinh viên học tiếng Việt, trong khi VN là một nước đang phát triển và rất năng động ở ĐNA, và thế kỷ 20 là thế kỷ của các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Điều này rất có ích cho nước Nga.

Thứ hai, khi tôi tốt nghiệp đại học, vào làm ở văn phòng đại diện cho một công ty VN, tôi được các anh chị ở đó giúp đỡ rất nhiều trong việc tìm hiểu phong tục tập quán người Việt. Niềm vui lớn nhất của tôi lúc ấy là đã có thể nghe hiểu tiếng Việt giao tiếp một cách thuần thục. Và kể từ đó, tôi say mê tìm hiểu về VN trên mọi phương diện.
Sưu tầm từ Báo Lao Động

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây