Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Tỳ Thổ / Thiện Chí

    Dưỡng sinh và Đạo pháp là những hành trang rất quan trọng cho người cầu tu giải thoát. Các môn ...


  • Kính thưa quý vị, Hôm nay là ngày Lễ Vía Đức Thái Thượng Đạo Tổ, đồng thời là ngày kỷ niệm ...


  • Một giờ thanh tịnh một giờ linh


  • Duy tuệ thị nghiệp / Huỳnh Ngọc Chiến

    Tư tưởng Đức Phật như một buổi đại yến tiệc, mà nói như nhà thơ Bùi Giáng, chỉ cần một ...


  • SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

    NĂM MỚI, NHÌN LẠI SÁNG KIẾN HÒA BÌNH CŨ Theo sáng kiến của UNESCO, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã ...


  • Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh hết sức rực rỡ. Đáng lẽ từ khi loài người ...


  • Từ thuở hoang sơ của địa cầu, loài người đã trải qua nhiều nỗi hãi hùng do biến động của ...


  • Chùa Việt Nam / Sưu tầm

    Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn ...


  • THU VỀ NHẮN BẠN NỮ LƯU / Chư Tiên Nương Thánh Nữ và Đức Vô Cực Từ Tôn

    Thánh Thất Tân Định Hợi thời rằm tháng 8 Bính Ngọ (29-9-1966) Thi: Thu về vui với cõi trần gian, Nữ giới chen chưn ...


  • Quyển kinh Đạo Nam do nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2007. Nguồn gốc: " Hưng thiện đàn" ở ...


  • THÔNG CÔNG / Đạt Tường

    Xin trích một đoạn Luật Hiệp Thiên Đài trong Ngọc Đế Chơn Truyền-1935: “Nói tóm tắt là, cơ bút để cầu ...


  • Tâm vô ngại / Đức Quán Thế Âm Bồ Tát

    Đạo lý nhiệm mầu, pháp môn vô tận. Đời là một trường học để vạn hữu tiến hóa trong định ...


23/03/2006
Phó giáo sư Nguyễn Tài Thư

Chu Dịch với Nguyễn Bỉnh Khiêm

Từ ngày có thêm Thập Dực, thì Chu Dịch đã trở thành bộ sách chuyên bàn về lẽ biến động, đạo chuyển hóa. Thập Dực (đặc biệt là Hệ Từ ) vừa làm sáng rõ các lời Kinh, vừa làm phong phú thêm tư tưởng của Kinh Dịch.
Phần quan yếu nhất trong Chu Dịch là "dịch", thường được người ta hiểu theo ba nghĩa biến dịch, giao dịch và bất dịch. Nhưng tựu trung lại biến dịch và giao dịch được Chu Dịch nhắc đến rõ ràng và đầy đủ hơn cả. Vũ trụ vạn vật là biến dịch không ngừng, không dứt và nguyên nhân của sự biến dịch đó là sự giao hòa, cảm ứng giữ hai năng lực âm và dương. Âm dương giao hòa tương tác với nhau thì vạn vật biến đổi hanh thông, còn nếu âm dương tách biệt thì vạn vật sẽ bế tắc. Vũ trụ vận động cứ một hồi bế tắc (bĩ) thì một hồi hanh thông (thái), cứ như thế mãi không ngừng, đó gọi là luật phản phục. Hệ Từ Hạ, chương VIII có nói: "Sách Dịch không thể quên, đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu cõi, thăng giáng không nhất định... Chỉ có biến hóa mới thích hợp", đó là lẽ biến dịch. Hệ Từ Thượng nói: "Cương nhu tương ma, bát quái tương đãng" và "Cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa" là để nói về lẽ giao dịch, cảm ứng giữa âm và dương. Ngày nay các nhà khoa học đều thừa nhận quan điểm biến dịch và chuyển hóa âm dương là những quan điểm biện chứng khá sâu sắc. Những tư tưởng đó được đánh giá là những nấc thang mới của tư duy so với đương thời, và những giá trị của nó vẫn còn có thể phát huy được trong xã hội ngày nay.
Từ thời Lý, Kinh Dịch đã được đưa vào chương trình học và thi cử ở Việt Nam. Nhưng nhà Nho học Dịch thì rất nhiều, mà nhà Nho giải thích Dịch thì rất ít. Đến thời hiện đại, cụ Phan Bội Châu viết bộ "Quốc Văn Chu Dịch Diễn Giải" mà chỉ dám nói là: "Bỉ nhân kể về Dịch học chẳng khác gì vỏ nghêu lường bể, trong ống dòm trời." Thế cũng đủ biết nghĩa lý của nó thâm sâu, uyên áo đến nhường nào. Nhưng phàm hầu hết các bậc đại Nho có tên tuổi thì đều tinh thông Dịch lý cả, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đặng Thái Phương, Lê Hữu Trác, Lê Quý Đôn... Trong số đó, có thể kể tên một người, tuy không có bộ sách nào chuyên luận về Dịch số, nhưng ông có hàng trăm bài thơ thấm đẫm tư tưởng Chu Dịch, hơn nữa, ông có thể áp dụng những nguyên lý của Chu Dịch vào việc xử thế. Dân gian gọi ông là Trạng Trình – Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1586) là bậc "Muôn chương đọc khắp, học tài chẳng kém Âu, Tô, bảy bước thành thơ, văn lực không nhường Lý, Đỗ." (Theo lời xưng tụng của Đinh Thì Trung). Sống trong một thời đại có nhiều biến chuyển, ông đã lần lượt chứng kiến các triều Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn tàn lụi hay khởi hưng. Tình cảnh hỗn loạn đó làm cho người dân phải chịu cảnh. "Nhà ở đem chẻ làm củi, trâu cày đem ra giết." (Thương Loạn). Kỷ cương, trật tự phong kiến thì rối loạn, đảo điên: "Thờ vua, tôi chẳng ra tôi. Thờ cha, con chẳng ra con." (Cảm Hứng). Sống ở thời có nhiều biến thiên như vậy, một nhà trí thức lớn như Nguyễn Bỉnh Khiêm phải có đạo xử thế riêng của mình. Và dần dần ông đã tìm thấy những tri thức ấy ở trong Chu Dịch. Giữa ông và Chu Dịch có một mối duyên khá sâu sắc. Trong bài "Độc Chu Dịch hữu cảm" ông đã ca ngợi Chu Dịch hết mức: "Tổng thác vạn thù kim cổ sự,/ Thống tông nhất lý thánh hiền thư."
Phan Huy Chú, trong "Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí" có nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Ông học rộng khắp các sách, hiểu sâu nghĩa lý Kinh Dịch, mưa nắng, họa, phúc, việc gì cũng biết trước." Hàng lọat các bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại, kể cả thơ chữ Hán và thơ Nôm, đã cho thấy ông là người hiểu Chu Dịch một cách sâu sắc và tinh tế như thế nào. Ông không coi trọng phần tượng số hay phần bói toán, mà ông chỉ chú tâm tới đạo biến dịch, lẽ âm dương. Có lẽ mọi người gọi ông là nhà thơ triết học là vì thế.
Ông trình bày các tư tưởng của Kinh Dịch bằng các hình ảnh thật bình thường nhưng không kém phần triết lý: "Hoa càng khoe nở hoa nên rữa,/ Nước chứa cho đầy nước ắt vơi." (Thơ Nôm, 52); "Vũng nọ ghê khi làm bãi cát,/ Doi kia có thủa lút hòn Thai.../ Đã khuất bao nhiêu thì lại duỗi,/ Đạo Trời lồng lộng chẳng hề sai." (Thơ Nôm, 2)
Hệ từ truyện nói: "Sinh sinh chi vị Dịch" (Sinh sinh mãi thì gọi là Dịch). Nguyễn Bỉnh Khiêm phát triển thêm: "Sinh sinh dục thức thiên cơ diệu./ Nhân thử hàn mai nghiệm nhất dương." (Muốn biết cơ Trời thần diệu ở lẽ sinh sôi mãi,/ Hãy xem hoa mai lạnh đã xuất hiện một khí dương [ấm áp]) (Trung Tân Quán Ngụ Hứng). Ông thấy "lý" của trời đất này là biến đổi không thôi: "Tái nhất âm hề phục nhất dương,/ Tuần hoàn vãng phục lý chi thường." (Một khí âm qua thì một khí dương lại đến,/ Xoay vòng ra đi và trở lại là lẽ thường) [Khiển Hứng]; "Đạo bất chung cùng, khốn tắc hanh" (Đạo chẳng bao giờ øquẩn mãi, khốn đốn hết rồi thì phải hanh thông) [Tạ Cao Xá Hữu Tỉnh Bệnh Thuật Hoài]
Và trong xã hội thì không có cái gì bất biến: "Bỗng dưng ăn thịt chuyển sang ăn rau đắng,/ Cửa công hầu biến thành lều tranh." [Cảm Thời Cổ Ý].
Làm nên những sự biến đổi như vậy là có động lực thôi thúc bên trong. Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm đó là luật thừa trừ đắp đổi, cảm ứng âm dương, là trong sự vận động gồm hai mặt đối lập thì cái thừa sẽ bù vào cái thiếu, cái thái quá sẽ san sẻ cho cái bất cập: "Thửa nơi doanh mãn là nơi tổn,/ Hãy gẫm cho hay mới khỏi âu." [Thơ Nôm, 9].
"Cơ ngẫu tòng lai doanh cánh hư,/ Âm dương tiêu trưởng nghiệm thừa trừ." (Lẻ rồi chẵn, đầy rồi vơi,/ Khí âm dương lúc tiêu lúc trưởng đủ chứng nghiệm lẽ thừa trừ.) [Độc Chu Dịch Hữu Cảm].
Nhận thức được những hiện tượng mâu thuẫn, đối lập nhau mà Chu Dịch gọi là âm dương, ông đã khái quát nên một nguyên lý, mà trong đó chỉ có biến đổi là "thường"; muôn vật, muôn việc không cái nào đưng yên: "Âm đã lại dương đành máy nhiệm,/ Bĩ thôi thì thái ấy cơ thường." [Thơ Nôm, 98].
Những lẽ biến dịch, chuyển hóa trên đều đã được Kinh Dịch ít nhiều trình bày, nhưng ta thấy ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đã thấu hiểu được những nguyên lý ấy một cách nhuần nhuyễn, đã biến nó thành những tri thức của mình: "Bát quái tượng suy thiên vãng phục,/ Sổ thanh quyên nghiệm thế hưng suy." (Suy từ tuợng tám quẻ, biết sự vãng phục của trời,/ Nghiệm vài tiếng đỗ quyên, hiểu lẽ hưng suy ở đời) [Trung Tân Quán Ngụ Hứng].
Chiêm nghiệm những ngyên lý ấy, đưa nó vào xử thế mà ông nổi tiếng là người nhìn xa trông rộng. Những sự kiện Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên đóan nhà Lê trung hưng, chỉ cho nhà Mạc lên Cao Bằng, khuyên Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Hóa Châu đã được lịch sử chứng minh là tài tình, thì ở đây không có gì là lời nói gặp may, mà là những dự đoán có cơ sở thực tế vững vàng, đáng được nhân dân tôn ông làm nhà tiên tri. Quả thật, học Dịch và hiểu Dịch như ông xưa nay không phải là nhiều. Chỉ cần nghe Nguyễn Bỉnh Khiêm định nghĩa chữ "trung" cũng đủ thấy ông có một tầm tư duy biện chứng và khoáng đạt như thế nào: "Trung với vua, hiếu với cha, thuận giữa anh em, hòa giữa vợ chồng, tín nghĩa giữa bạn bè là trung vậy." (Bi Ký Quán Trung Tân)
Ông đã vượt được các nhà Nho khác chính là ở chỗ ông học Dịch nhưng không bị lệ thuộc hoàn toàn vào Dịch.
NGUYỄN TÀI THƯ
NGHIÊN CỨU KINH DỊCH, Trung Tâm Trung Quốc Học, Đại Học Sư Phạm Hà Nội, Nxb. Văn hóa - TT, 2002.
Phó giáo sư Nguyễn Tài Thư
Chu Dịch với Nguyễn Bỉnh Khiêm / Phó giáo sư Nguyễn Tài Thư

Thầy dành cho trẻ một mùa xuân,
Đi lại trần gian xóa khổ trần,
Như lý Đạo mầu đang cứu cánh,
Cho đời thuần túy nét thanh tân.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây