Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
11/04/2006
Sưu tầm từ Báo Lao Động

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

Lần đầu tiên phát hiện trống đồng dưới sông Thu Bồn

Cách đây 5 năm tại xã Duy Trung gần đó, giới khảo cổ đã phát hiện một sườn nhà gỗ, đoán định của người Việt cổ có niên đại hơn 2.000 năm. Có sự liên quan nào giữa hai nhóm hiện vật có cùng niên đại?

Chiếc trống đồng đặc biệt

Ông Trần Phu, ở thôn Thu Bồn Tây, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, vốn chuyên nghề vạn ghe, đã phát hiện và trục vớt chiếc trống đồng cổ.

Ông Phu cho biết, nó nằm ở độ sâu khoảng 12m và bị phủ thêm một lớp cát dày 4m. Ngoài ra, ông Phu còn tìm thấy nồi đồng nhỏ (VH Sa Huỳnh thế kỷ XI-XII) và mỏ neo bằng gỗ lim hình đầu trâu đã gãy...

Trống đồng tìm thấy ở huyện Duy Xuyên còn rất tốt, hoa văn trang trí vẫn còn sắc nét dù trải qua thời gian bị vùi dưới đáy sông sâu. Phần thân trống chỉ còn rất ít. Đường kính mặt trống rộng 80cm và gần như nguyên vẹn.

Thế nhưng, điều gây sự chú ý lớn của giới chuyên môn là hình sao tia mặt trời có đến 34 cánh (theo phân loại 4 nhóm trống đồng tìm thấy ở VN và các nước trong khu vực của Franz Heger, một học giả người Đức, thì nhiều nhất cũng chỉ 16 cánh). Phía ngoài hình sao trống đồng Duy Xuyên còn có 12 vòng tròn hoạ tiết đồng tâm. Mặt trống chờm ra khỏi thân trống 1,4cm.

Những giả thuyết

Vị trí tìm thấy trống đồng cổ chỉ cách lăng Bà Thu Bồn - di tích có tuổi hơn nghìn năm - chừng 20m. Tương truyền Thu Bồn là một nữ tướng quân, sau khi bị chết trận, xác trôi về làng Thu Bồn Tây, được người dân lập lăng thờ cúng, và hằng năm tổ chức lễ hội để tế lễ bà. Nơi phát hiện trống đồng cũng nằm trên tuyến đường thuỷ trao đổi, mua bán sản vật từ miền ngược về miền xuôi Quảng Nam, đến thương cảng cổ Hội An.

Theo Bảo tàng Quảng Nam, đây là chiếc trống đồng thứ năm được tìm thấy tại Quảng Nam (bốn chiếc kia phát hiện ở địa bàn dân tộc thiểu số sinh sống) và là trống đồng đầu tiên được phát hiện dưới lòng sông Thu Bồn, gần biển. Cách đây năm năm, tại thôn Mậu Hoà, xã Duy Trung, cách nơi phát hiện trống đồng không xa, một nhóm khảo cổ cũng đã phát hiện một sườn nhà cổ được đoán định có niên đại hơn 2.000 năm (tương đương niên đại trống đồng) dự đoán là của người Việt cổ.

Ngoài ra, lâu nay có rất nhiều người thường xuyên nhặt được cổ vật Sa Huỳnh tại khu vực hai bên bờ đoạn sông này, đem về bán cho dân buôn đồ cổ với giá từ vài chục nghìn cho đến vài trăm nghìn mỗi món.

Chiếc trống đồng vừa tìm thấy ở Duy Tân phải chăng là một yếu tố bổ sung cho dự đoán về một địa chỉ cư trú thuộc giai đoạn đồ đồng? Đáng chú ý thường tại các vị trí tìm thấy trống đồng ở miền trung, người ta còn nhặt được nhiều hiện vật thuộc văn hoá Sa Huỳnh. Những "mảnh vỡ" trên đang rất cần được sự chắp nối của các nhà khoa học.
Sưu tầm từ Báo Lao Động

Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
Gươm huệ cầm cho vững diệt trừ,
Tịnh lòng hầu thấy chơn như,
Thoát trần sẵn có thuyền từ rước đưa.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây