Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
BÀI THUYẾT ĐẠO của vị Nữ Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh đọc tại Thánh Thất Mỹ Ngãi (Sa Đéc) Bài ...
-
Tư tưởng Đức Phật như một buổi đại yến tiệc, mà nói như nhà thơ Bùi Giáng, chỉ cần một ...
-
Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan Bài viết này là một phần trong đề án nghiên cứu ...
-
Người tín đồ Cao Đài có hai quyển Kinh Tổ là "Thánh Ngôn Hiệp Tuyển" của Hội Thánh đầu tiên ...
-
Đức tin Cao Đài xác minh vũ trụ tâm linh có những giai tầng tiếp diễn con đường tiến hóa ...
-
BỐN BÀI THÁNH GIÁO ĐẦU TIÊN SẼ LẦN LƯỢT HỌC TRONG NĂM 2017 -ĐINH DẬU
-
ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN, Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội. Bần Đạo đắc lịnh Tam Giáo Tòa đến khai ...
-
Các nhà viết sử đều tỏ thái độ rất trân trọng đối với nhà thơ Lý Bạch (701-762) về mặt ...
-
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) hay đạo Cao Đài khai minh vào đầu thế kỷ 20 tại Việt ...
-
Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...
-
Vì "mới ra lò" sau năm 2000 nên tôi chắc là ít người đã biết đến SQ và SQ cũng ...
-
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy tại Vĩnh Nguyên Tự vào ngày 03-01-Giáp Dần (1974)
Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 17/11/2006
Tóm Tắt Lịch Sử Phật Giáo
486 TCN: Thích Ca tịch diệt.
486 TCN: Hội nghị kết tập kinh điển lần I ở Rajaghgraha khoảng 500 tì kheo, do Mahakassapa chủ trì nhằm góp nhặt lại các bài giảng của Thích Ca. Hình thành Giới tạng và Kinh tạng.
Khoảng 443-379 TCN: Hội nghị kết tập kinh điển lần II ở Vesali, bàn về một số điểm dị biệt trong giới luật đã nảy sinh.
297 TCN: Vua Asoka (274-236 TCN) cải đạo sang Phật giáo; đạo Phật phát triển thành một quốc giáo và bắt đầu lan truyền ra ngoài Ấn Độ.
250 TCN (308 TCN?): Hội nghị kết tập lần thứ III dưới sự bảo trợ của vua Asoka ở Pataliputra, Ấn Độ. Chủ trì bởi Moggaliputta Tissa. Bàn thảo và ngăn ngừa sự phân hoá trong giáo pháp. Lần đầu tiên ra đời đủ Tam tạng kinh. Các nhà truyền giảng Phật giáo được vua Asoka gửi tới Tích Lan (Ceylon, nay là Sri Lanka), Kanara, Karnataka, Kashmir, vùng Hy Mã Lạp Sơn, Miến Điện (Burma, nay là Myanma), Afghanistan, ngay cả đến Ai Cập, Macedonia và Cyrene.
240 TCN Tích Lan: Thành lập cộng đồng Theravada đầu tiên. Công chúa Sanghamitta, con vua Asoka, chiết nhánh thành công cây bồ đề nơi Phật thành đạo, về trồng tại Tích Lan.
94 TCN Tích Lan: Kỳ kết tập kinh điển lần thứ IV của Theravada ở mũi Aloka trong thành Malaya.
Năm 35 Tích Lan: Hình thành sự phân phái giữa Mahavira và Abhayagiri Vihara ở Tích Lan.
Năm 65 Trung Quốc: Di chỉ sớm nhất chứng tỏ Phật giáo thâm nhập vào Trung Hoa.
Thế kỉ thứ 1: Kỳ kết tập lần kinh điển lần VI tại Jalandhar, Ấn Độ được vua Kaniska bảo trợ. Các nhà sư từ Tích Lan truyền Phật giáo Theravada đến Thái Lan và Miến Điện. Đạo Phật xuất hiện tại Việt Nam cùng ở thời điểm này.
Cuối thế kỉ thứ nhất: Đạo Phật đến vương quốc Phù Nam, nay thuộc địa phận Campuchia.
Thế kỉ thứ 2: Năm 200 ở Ấn Độ, Đại học Phật giáo ở Nalanda ra đời và trở thành trung tâm Phật học của thế giới hơn 1000 năm (có tài liệu cho rằng đại học này ra đời vào đầu thế kỉ thứ 5). Cùng thời gian này hình thành phái Đại Thừa bắt đầu tách ra từ Theravada.
Nửa cuối thế kỉ thứ 2: Đạo sư Nagarjuna (Long Thọ) thuyết giảng về tính không. (Thật sự tính không đã được Thích Ca giảng dạy cho A Nan Đà từ khi còn tại thế nhưng tới đạo sư Long Thọ thì khái niệm này được làm nổi bật lên và cũng định nghĩa rõ hơn về Đại thừa).
Thế kỉ thứ 3: đạo Phật lan tới Ba Tư qua ngõ buôn bán.
Năm 320: Phái Mật tông hình thành và phát triển ở Ấn Độ từ cơ sở Đại thừa.
Thế kỉ thứ 4: Đạo sư Vasubandhu (Thế Thân) làm nổi bật khái niệm "duy thức" và niệm Phật A Di Đà cho sự tái sinh miền Tịnh Độ. Tịnh Độ tông hình thành từ thời gian này. Ở Nepal hình thành sự tồn tại giữa hai đạo Phật giáo và Ấn Độ giáo.
334-416: Nhà sư Huệ Viễn mang Tịnh Độ tông vào Trung Hoa (Bạch Liên Hội).
372: Phật giáo thâm nhập đến bán đảo Triều Tiên.
390: Phái Pháp Hoa ra đời tại Trung Hoa.
Thế kỉ thứ 5: Đại thừa du nhập vào Indonesia và Philippines.
499: Nhất Thiết Hữu Bộ Tông (Sarvàstivàdah) hình thành ở Ấn Độ. (Có tài liệu cho rằng Nhất thiết hữu bộ hình thành ngay sau lần Kết tập Kinh điển thứ II.)
526: Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ đến Trung Hoa. Ông là sơ tổ của Thiền tông và tổ sư của phái võ Thiếu Lâm.
552: Đạo Phật đến Nhật Bản và trở thành quốc giáo.
Thế kỉ thứ 6: Thiên Đài tông được sư Trí Giả (Chih-I)thành lập.
641: Đạo Phật du nhập vào Tây Tạng.
Nửa sau thế kỉ thứ 7: Sư Pháp Tạng thành lập phái Hoa Nghiêm.
Cùng trong cuối thế kỉ thứ 7: Thiền sư Huệ Năng phát triển mạnh Thiền tông ở Trung Hoa. Trong khi đó, ở Kashmir và Tây Tạng, Mật tông phát trển mạnh.
Từ năm 713: Nhiều Thiền phái hình thành trong đó có Lâm Tế tông với khái niệm đốn ngộ và công án (koan), Tào Động tông.
Thế kỉ thứ 8: Cổ Mật tông ra đời tại Tây Tạng.
Thế kỉ thứ 9: Chân Ngôn tông (Shigon) ra đời ở Nhật từ đạo sư Kukai.
Từ giữa thế kỉ thứ 9: Angkor Wat được xây dựng ở vương quốc Khmer. Đạo Lão phát triển mạnh làm ảnh hưởng nhiều đến đạo Phật. Trong khi đó, đạo Hồi đã bắt đầu thay thế cho đạo Phật ở nhiều nơi.
Thế kỉ 11 tới thế kỉ 13: Ở Ấn Độ, đạo Hồi đã thâm nhập mạnh; những người cực đoan đã tiêu huỷ nhiều kiến trúc cũng như các tổ chức Phật giáo. Năm 1193 họ chiếm Magahda, tàn phá các công trình và các đại học Phật giáo như Nalanda và Vikramasila.
Thế kỉ 13: Đạo Phật phát triển nhiều tông phái ở Nhật đặc biệt là các phái Thiền tông (Tào Động tông và Lâm Tế tông) cũng như Tịnh Độ tông. Nhật Liên tông cũng ra đời tại đây do đạo sư Nichiren Daishi (1222-1282) sáng lập. Cũng trong giai đoạn này, Phật giáo Theravada du nhập tới Lào, Phật giáo Tây Tạng thâm nhập vào Mông Cổ.
Thế kỉ 14: Gelugpa (phái Nón Vàng) được Tsong-kha-pa đưa vào Tây Tạng.
Thế kỉ 15: Sự ra đời của nhiều giáo phái Ấn độ giáo đánh dấu sự suy tàn cuối của Phật giáo tại Nam Ấn. Ở Tây Tạng, dòng Dalai Lama (Đạt Lai Lạt Ma) bắt đầu.
Thế kỉ 16: Bồ Đào Nha chiếm Tích Lan, đạo Phật không còn là quốc giáo và hầu như bị biến mất do hệ quả của các hành động phân biệt tôn giáo như phá huỷ chùa chiền để dựng nhà thờ, hầu hết các sư sãi phải đào tị. Mãi cho đến thế kỉ 17, với ảnh hưởng của Hà Lan, đạo Phật bắt đầu du nhập lại nơi này từ Miến Điện. Cũng trong thời gian này, thiền phái Obaku được ra đời do đạo sư Ingen (1592-1673) sáng lập. (Tuy nhiên có tài liệu cho rằng Obaku được sư Ẩn Nguyên Long Khí - nguyên thuộc phái Lâm Tế - sáng lập từ 1654 tại Nhật.
1862: Lần đầu tiên Kinh Pháp cú (Dhammapada) được dịch ra tiếng Đức.
1871: Bắt đầu kỳ kết tập kinh điển lần thứ V ở thủ đô Miến Điện là Mandalay. Kinh điển Pali đã được khắc trên 729 phiến đá hoa cương.
Cũng trong giữa sau thế kỉ 19, khi xuất hiện cộng đồng người Hoa tại Bắc Mỹ thì đạo Phật cũng thâm nhập vào đây và một phần của kinh Diệu Pháp Liên Hoa được dịch ra tiếng Anh.
Năm 1905: Đạo sư Soyen Shaku là người đầu tiên dạy Thiền tại Bắc Mỹ.
Từ năm 1920: Nhà nước cộng sản Mông Cổ công khai tìm cách dẹp bỏ tôn giáo, đặc biệt bắt đầu là đạo Phật tại Mông Cổ.
1950: Trung Quốc chiếm Tây Tạng, bắt đầu công việc đàn áp phá huỷ các chùa chiền Phật giáo ở đây. Đến 1959 thì vị Dalai Lama của Tây Tạng phải tị nạn tại Ấn Độ và Phật giáo Tây Tạng lại được phát triển mạnh ở các nước Tây phương. Sau đó Dalai Lama được giải Nobel hoà bình năm 1989.
1954: Hội nghị kết tập kinh lần thứ VI tại Miến Điện ở Yangon.
1966: Tu viện Theravada đầu tiên xây dựng ở Hoa Kỳ.