Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Đặc biệt , đối với Nữ phái, thánh nhân thường dạy Đạo Khôn phù hợp với Âm tính mềm mại, ...
-
Dòng sông uốn khúc qua bao thác ghềnh, đón nhận mọi nguồn nước đục trong, nhưng không bao giờ dừng ...
-
Cầu siêu /
KINH CẦU SIÊU CỨU RỖI CỬU HUYỀN (Ảnh: Địa Tạng Vương Bồ Tát, cầm ngọc Như ý và cây tích trượng có 6 ...
-
GIỚI KHẨU KINH (Trích Minh Thiện Chơn Kinh-Ngọc Linh Thánh Tịnh "Phụng Lầu" ấn tống năm Kỷ Hợi 1959) * * * . ...
-
Giao cảm /
Thu về: mùa thâu liễm Tiết trời đã vào Thu, những đám mây xám làm bầu trời thấp xuống và mưa ...
-
Vào đầu thế kỷ 20, trong những tháng ngày đất nước Việt Nam còn đắm chìm trong điêu linh khói ...
-
Nguyên tác của Otoabasi , ngày 25/06/2010 Nguyễn Thị Mai & Thanh Bình lược dịch Nhiều người không thích đọc sách và ...
-
Đức tin Cao Đài = Đức tin nơi Thượng Đế + Giác ngộ Luật tiến hóa hoàn nguyên + Sứ ...
-
Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo dạy tại NTTT vào ngày Mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tuất 1970
-
Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của Lê Hữu Trác (còn có tên là Lê Hữu Huân), một nho ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời Rằm tháng 10 Tân Hợi (2-12-71) THI CAO cả thay ! vi diệu thay ...
-
Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh ngày 2-8-1726, trong một gia ...
Đại Khai (MLTH)
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 17/10/2011
Quán niệm về Tâm
Tứ Niệm Xứ
Quán Niệm về Tâm
Ngài Bác Nhã Thiền Sư trong bài Chánh Pháp Nhãn Tạng – Niết Bàn Diệu Tâm đã cho chúng ta biết có bốn loại Tâm là Duyên Lự Tâm, , Tư Lương Tâm, Tích Tập Tâm và Kiến Thật Tâm hay Thể Tánh Thường Trụ. Tuy nói bốn, chớ kỳ thật cũng có một Tâm mà thôi. Đại lược cho ta thấy sự động tịnh của Tâm, Thánh Phàm của nó.Thể của Tâm ví như tánh “ướt”, Tướng của Tâm ví như nước lưu chuyển, Dụng của Tâm như sóng gió, sông ngòi, rong rêu, tôm cá, cù lao, bọt sóng. Tâm là một biển thức, sóng nổi cuồn cuộn, ầm ỉ đêm ngày là do gió “nghiệp” khởi lên. Gió là vô minh, sóng là nghiệp thức. Phá vô minh thì mọi sự an lành, mà phá được vô minh, trừ khi Bác Nhã không còn phương nào khác.
“Bác Nhã là gì ? Là “Giác”.
Để có thể thấu hiểu hơn, chúng ta thử phân tích xem tại sao Tâm là một biển thức, song gió mặc tình ảnh hưởng đến.
Nói đến con người là nói đến hoạt động của Thân và Tâm. Hoạt động của Thân thuộc về phần thô, còn hoạt động của Tâm thuộc về phần tế. Tuy vậy, chúng ta vẫn nhận diện được nó, qua các khái niệm như tâm thiện, tâm ác, tâm động, tâm tịnh. Trong cùng một thời điểm không thể có hai niệm đồng tồn tại.
Quán tâm tức là ta đang dùng tâm (tâm hậu thiên) để quán tâm, ngay trong bản thân của tâm mà không phải quán sát một đối tượng nào khác ngoài tâm. Tức là ta đang ý thức về tâm mình để thấy được sự có mặt và hoạt động của nó. Con người năm uẩn được chia làm hai phần thân và tâm. Thân thuộc về sắc, và tâm chính là thọ, tưởng, hành, thức. Thân và tâm có một sự liên hệ mật thiết với nhau. Sắc tướng thì dễ nhận diện, còn Tâm là vô hình, vô sắc, nhưng giao cảm được.
Muốn nhận diện được Tâm, chúng ta cần phải khách quan mà xem những tác dụng của tư tưởng (cái Ý) trong Tâm mình phát xuất từ Cảnh, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai... Đức Quan Thế Âm Bồ Tát giảng : “Cảnh đối với Tâm thì vô thường biến đổi, Cảnh cũng vô biên vạn ảnh sai thù. Tâm với Cảnh không lìa nhau: Cảnh khiến cho Tâm điên đảo, Tâm khiến cho Cảnh chìm nổi thân thù”.
Mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với trăm ngàn tư tưởng nhập vào trong Tâm chúng ta. Điều này trở thành một thông lệ, vì chúng ta xem những tư tưởng đến viếng Tâm ta là một sự kiện dĩ nhiên. Mỗi tư tưởng phát sanh ra đều ảnh hưởng đến chúng ta hoặc tốt đẹp, hoặc xấu xa, thân hay thù.
Tuy nhiên tư tưởng sau có thể sửa đổi ảnh hưởng đến tư tưởng trước. Một tư tưởng Sân (giận, hận thù) chẳng hạn, có tác dụng tai hại đối với Tâm chúng ta, thậm chí đến Thân chúng ta nữa. Nhưng nếu tư tưởng liền sau đó lại có tính chất trái ngược lại (từ bi hay hỉ lạc) hay một tư tưởng ăn năn chẳng hạn, như biết mình đã làm quấy, hay có một mức cao hơn tức là quán Tâm thì không thấy tướng của Sân, vậy tại sao mình lại Sân (giận, hận thù), tại vì Tham mà không thỏa mãn lòng ham muốn được nên sanh ra Sân, thì tác dụng tai hại của Sân có thể được sửa đổi. Nếu chúng ta tập thành thói quen, nhìn một cách khách quan bất cứ một tư tưởng xấu nào (như Tham và Si) nảy sanh ra, thì chúng ta có thể chận đứng được dễ dàng sự tiến triển của tư tưởng xấu ấy.
Thực hành Niệm Tâm có nghĩa là đào luyện thành thói quen lối nhìn một tư tưởng thật khách quan, chớ không chủ quan, và nhận thức rõ rệt sự hiện hữu của nó. Không một tư tưởng nào nhập vào Tâm chúng ta mà chúng ta không hay biết rõ ràng. Lúc ấy chúng ta mới khỏi bị tư tưởng sai khiến. Khi một tư tưởng Sân nổi lên, chúng ta hãy tự nhủ: “Hãy cảnh giác, một tư tưởng Sân đã nhập vào Tâm ta rồi”. Tự quan sát như thế đem đến kết quả tinh vi vì tư tưởng Sân mất tính chất cưởng chế của nó. Nó đã và không thể phát triển ra ngoài bằng một hành động Sân. Phương pháp nhìn một cách khách quan bất cứ tư tưởng xấu nào giúp cho chúng ta tránh khỏi ảnh hưởng tai hại của nó.
Mỗi khi một tư tưởng xấu nhập vào Tâm chúng ta, cái thói quen (Niệm) đang canh phòng liền báo động cho chúng ta rằng có tư tưởng xấu để chúng ta cảnh giác. Lúc ấy chúng ta có thể sai khiến một tư tưởng trái ngược đến làm cho tư tưởng xấu kia trở nên vô năng, vô hiệu. Vì vậy, khi một tư tưởng xấu nhập vào Tâm chúng ta, chúng ta phải vô tư và thành thật nhìn ra nó. Chỉ chú tâm đến tư tưởng đó mà thôi, đừng nhớ đến những việc liên hệ đã xảy ra, là nguồn gốc phát sanh ra tư tưởng đó, cũng đừng nhớ đến những hành động nào mà tư tưởng đó gợi ra trong tâm trí chúng ta. Cứ nhìn thẳng vào tư tưởng ấy và chỉ nghĩ tới nó mà thôi. Chúng ta sẽ thích thú ngạc nhiên mà thấy tư tưởng xấu kia dần dần mất đi tánh cách xúi giục của nó. Hãy kiên tâm mà nhìn nó. Làm được như thế, tư tưởng xấu chắc chắn sẽ không xúi giục chúng ta hành động xấu được. Nó cũng có thể biến mất.
Tuy vậy, quán (nhìn) vào Tâm không phải luôn luôn là chuyện dễ thực hiện. Con người thường hay tránh nhìn thẳng thắn vào Tâm mình, vì nếu cố nhìn cho rõ Tâm mình mà biết được tư tưởng xấu thầm kín, sẽ phá vỡ cái thiên kiến tốt đẹp vốn sẵn có đối với chính mình.
Thực hành Quán Niệm về Tâm không gián đoạn sẽ giúp chúng ta thấu hiểu được tư tưởng của mình không phải là của mình, và không đồng nhứt mình với tư tưởng .Thật ra Tâm là sự kế tiếp của những tư tưởng mà tất cả đều hiện ra rồi biến mất. Thực hành Niệm Tâm giúp chúng ta thấy được rằng bản chất của tư tưởng là vô ngã và tư tưởng đều là những hiện tượng nhứt thời. Nó đến rồi đi, nó hiện ra rồi biến mất, và cũng chỉ là sản phẩm trong cái Thân hoại diệt mà thôi. Như thế chúng ta đã chứng ngộ được sự sanh diệt của tư tưởng. Và sẽ không còn quan niệm “Tôi” hoặc “Của Tôi”. Không thể nói “Tôi tư tưởng” nhưng phải nói “Có sự Tư tưởng”. Vì vậy không có tư tưởng nào để ta bám víu vào vì nó vô thường. Trên cơ sở đó, tâm không có cái ngã của nó. Tâm sanh là do sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Bản thân của các yếu tố này cũng do duyên sinh, vô thường, vô ngã. Cho nên tâm cũng vô thường - vô ngã. Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo, chấp tâm thức là thường còn, còn sai lầm và tệ hại hơn là chấp thân xác là thường còn. Vì thân xác người còn có thể tồn tại vài chục năm cho tới một trăm năm, còn tâm thức của người thì sanh diệt đổi thay trong từng giây phút" (Tạp A Hàm, T.II).
BNTS, trong Pháp Môn “Vô Niệm” giảng: “Tâm Niệm có thiện có ác, thiện ác không can. Vì khi thiện hay ác mà có hạnh, thì thiện ác là “Chơn Tánh”. Sao là Hạnh ? Niệm ác khởi lên, tâm không nhiễm trước, cứ lơ đi, tức ác tự tiêu. Niệm thiện phát ra, Tâm Thân liền hành thiện, nhưng không chấp là hành, không lìa niệm hạnh, ấy là Bác Nhã.
Mỗi ngày cả trăm ngàn tư tưởng nhập vào Tâm làm Tâm phải quay cuồng theo, nghĩa là chạy theo trần cảnh, có phải là Vô Minh không, khiến tâm không lúc nào yên được, làm sao Tâm yên lặng. Một tư tưởng xấu nhập vào Tâm, cố gắng quán (nhìn) nó, tìm nguồn gốc xuất phát để thấu hiểu nó là giả tạo, thì tự nhiên nó biến mất. Khi một niệm xấu biến mất sau khi hiểu thấu nó thì là một Giác vậy. Tập thành thói quen, chuyên tâm nhìn nó, cảnh giác nó, thì lâu ngày sẽ bớt lần đi những tư tưởng xấu, ắt mở được Huệ Trí. Cứ chấp cái tư tưởng là Ta, tức là chấp cái ngã “A Lại Da Thức”, không phải ta mà cứ nhận là Ta. Nơi cái ta, mới gây nên thế giới tranh giành, cướp đoạt, làm tạo lấy quả vui khổ, rồi theo đó mà đầu thai ( BNTS giảng trong bài Chánh Pháp Nhãn Tạng).
Giác tức là Bác Nhã vậy.
Đại Khai
_________________
Bài đọc thêm
Một chú tiểu, sau thời gian toạ thiền, tự mãn đã đạt cấp cao nên đi tìm vị cao tăng để đối ứng. Cao tăng ở cao sơn, chú quyết tâm lên núi. Đến cửa đèo, chú đói bụng bèn vào quán nước bên đường tìm cơm bánh. Chú hỏi bà chủ quán nước :
- Bà có chi cho tôi điểm tâm không?
Bà hàng nước trả lời :
- Đức Phật dạy : quá khứ tâm không có, hiện tại tâm không có, vị lai tâm không có, vậy sư chú muốn điểm tâm nào? Sư chú ngần ngừ không có câu trả lời, mộng đăng sơn gặp cao tăng tắt nguội. Chú rời quán, mang bụng đói, quay về đường cũ để tiếp tục tu học với một cái tâm khiêm hạ.
* * *
Tứ vô lượng tâm: nghĩa là: bốn thứ tâm lợi tha rộng lớn, vô lượng, vô biên, bao trùm tất cả chúng sanh. Bốn thứ tâm này là:
Từ tâm : từ nghĩa là : lòng nhân từ, thường giúp vui (dữ lạc) cho mọi người.
Thiền pháp yếu giải nói : “Thí như gặp lúc thủy kiếp (nạn lụt lớn), hỏa châu tiêu thủy, diệt hết nước không còn có nữa, Đại hải Long Vương tâm phát động, do ý niệm mà sanh nước, nước tràn ra khỏi biển. Trời lại mưa xối khắp cùng thiên hạ. Lúc đó, trong trời đất đâu đâu cũng đều có nước đầy dẫy.
Người tu hành cũng thế, lấy nước đại từ mà diệt trừ giận dủi, tiêu trừ hỏa châu, từ thủy phát sanh, lần lần lan tràn rộng lớn thêm mãi. Cho tới chúng sanh vô lượng vô biên, thường có nước chảy ra hoài, nên ai cũng mong được nhuần gội, hoặc nghe thuyết pháp, thêm sức từ tâm.
Đức từ có thể làm lợi ích cho ba hạng người :
Kẻ phàm phu thiệt hành đức từ, trừ sự giận dủi, đặng phước vô lượng, sanh về cỏi tịnh giái, không có phước đức nào ở thế gian hơn nữa.
Người cầu bực thinh văn, bích chi Phật, ở cõi Dục giái. Có nhiều sự giận dữ, từ lực có thể phá tiêu hết; cho đến các sự phiền não khác ( ?) cũng bị diệt luôn, làm cho họ đặng lìa cõi Dục giái, lần lần thoát khỏi tam giái.
Bực Đại thừa phát tâm độ chúng sanh, cũng lấy đức từ làm căn bổn.
Bi tâm : Bi nghĩa là: quán tướng chúng sanh chịu khổ mà thương xót.
Cuốn Thiền pháp yếu giải nói: “ Như ở trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, thế gian, thấy chúng sanh đều bị các sự hành hình, giết chóc, đói lạnh, bịnh hoạn… Rồi nhớ hoài cái dáng khổ đó, khiến bi tâm của mình càng ngày càng mạnh.
“Cho tới những người đương sung sướng, cũng là thấy họ khổ, vì sự sung sướng đó không bền bĩ. Như những người ở các từng trời thọ lạc, như ngây như say, nào biết chi là khổ, tới lúc sắp chết mới hay.
“Vì cớ đó, Phật chỉ nói khổ đế, chớ không nói lạc đế. Cho nên cả thảy chúng sanh, chẳng một ai không chịu khổ.
“Kẻ chúng sanh thiệt rất đáng thương xót, vì không biết cái thiệt khổ. Tuy cũng có lúc tạm lìa sự khổ, mà rồi cũng trở lại cầu sự sung sướng, gây ra các việc khổ nữa”
Hỉ tâm : Hỉ nghĩa là : vui mừng, đẹp dạ.
Cuốn Thiền pháp yếu giải nói: “Người tu hành biết thiệt tướng của các pháp nên quán khổ, còn chúng sanh lại thấy dáng sung sướng. Người tu hành quán lạc, còn chúng sanh lại thấy dáng khổ sở.
“Thế thì các pháp không có dáng nhứt định, mọi việc đều do tâm lực chuyển khiến. Nếu các pháp không có dáng nhứt định, thì thành A-nậu-đà la tam miệu tam bồ đề (Vô thượng chánh đẳng chánh giác) cũng không phải khó, hà huống là các bực khác của ngoại đạo. Cứ theo ý muốn, hễ muốn sao thì đặng vậy, cho nên tâm sanh hoan hỉ.
“Lại người tu hành nên tưởng thầm rằng: Ta nhờ có chút công trì giới, tinh tiến,… mà lìa bỏ dục vọng, vào các thiền định, công đức vô lượng. Bởi ta tưởng công đức lành ấy, cho nên tâm sanh hoan hỉ. Thí như kẻ buôn bán, ra vốn, ít mà lợi vô tới trăm, tới ngàn, nên tâm ta rất hoan hỉ.
“Đặng hoan hỉ rồi, ta nguyện làm cho chúng sanh cả thảy đều đặng hoan hỉ như ta vậy. Lại nhờ có định lực chuyển thành, ta sẽ thấy chúng sanh đều đặng yên vui cả”.
Xả tâm : Xả nghĩa là : Buông ra, quên hẳn.
Cuốn Thiền pháp yếu giải nói : “Người hành giả nếu giải đải một tí, lòng hăng hái tạm ngừng, thì chỉ nên quán chúng sanh một tướng (đại lược), chớ đừng quán (tỉ mỉ) các tướng khổ lạc, hỉ.
“Tỉ như đứa trẻ, nếu thường tưng tiu nó, thì tư cách nó bại hoại. Nếu làm cho nó khổ lắm, thì nó sợ sệt ốm đau. Cho nên có lúc phải cho nó đi chơi thong thả, chẳng thương, chẳng ghét.
“Người hành giả thì cũng như thế, nếu thường làm theo từ hỉ, tâm ắt phóng dật, vì quá vui sướng. Nếu thường làm theo bi tâm, tâm sanh buồn thêm, vì quá cực khổ. Cho nên phải tập buông bỏ, đừng chấp dính vui hay khổ quá.
“Người vào đạo tu hành, nếu đặng mùi thiền định, phân biệt chỗ xấu tốt của chúng sanh, sự nào là lành, sự nào là không lành. Người lành thì cung kỉnh thương mến, người chẳng lành thì sanh lòng khinh khi. Cũng như kẻ đặng nhiều viên ngọc quí, khinh khi người nghèo, thấy ai có ngọc quí thì tưng trọng. Hảy phá hai thứ tướng đó, mà thiệt hành xả tâm.
“Kinh dạy : Tu hành từ tâm trừ phá giận dủi, tu hành bi tâm trừ phá phiền não, tu hành hỉ tâm trừ phá sầu muộn, tu hành xả tâm trừ phá thương ghét.”
Xả tâm cũng hiểu là tâm bình đẳng, nghĩa là : chẳng mừng giận, thương ghét…
Nghĩa của bốn thứ vô lượng tâm nói trên là theo kinh Phật giáo Đại thừa mà nói ra.
Ngài Minh Thiện