

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
"Đức Thượng Đế đến khai đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát khai Đại Đạo để cứu ...
-
Trong Tin mừng Thánh Mát-thêu kể lại có một người đến thưa cùng Đức Giê-su rằng : “Thưa Thầy, tôi ...
-
"Người sanh ra bởi Đạo, thì Đạo tức là người, thì người phải làm sáng cái Đạo, tức là người ...
-
Trà Đạo /
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối ...
-
Trướt hết, cần tìm hiểu hai chữ "đồng hành". Theo nghĩa hẹp, đồng hành là "cùng đi", nhưng cùng đi trong ...
-
Kinh gởi ban biên tập của NhipCauGiaoLy.com. Tiểu đệ vừa đọc được 1 bài viết nói về ăn chay và ...
-
Khai Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn phán rằng : "Thầy sắp cuộc dinh hoàn tái tạo, Dụng huyền linh Đại ...
-
Quan điểm MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐÓNG GÓP ĐƯỢC GÌ CHO NHÂN LOẠI? Một nhà tư vấn chính sách , Simon Anholt, ...
-
“Giới hạnh là trí tuệ, trí tuệ là giới hạnh. Có giới hạnh, có trí tuệ, thì lời nói mới ...
-
Huờn Cung Đàn ,Tý thời 14 rạng Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (24.08.61) ( Vía Trung Nguơn ) U hiển huyền ...
-
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy : “......Tôn giáo là những khuôn vàng thước ngọc để khép con người từ chỗ ...
-
Do bị ảnh hưởng của khuynh hướng thiên tả ở một số nước theo chủ nghĩa xã hội, nên tôn ...
Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân
Dung Hòa
THI :
Quân tử an dân mới gọi là,
Người tu quốc chánh chẳng xông pha;
Giáo dân vi thiện làm căn bản,
Nguồn gốc gây nên cảnh thái hòa.
HIỆP THIÊN ĐẠI ĐẾ QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN, Nhân danh Tam Trấn Oai Nghiêm Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Bần Đạo chào chư hiền đệ hiền muội tam ban.
. . . “Đã hơn hai lần, Tam Trấn Oai Nghiêm đã nói : mỗi phần tử cá nhân của người tín hữu cũng như mỗi tổ chức hành đạo trong các chi phái Đạo Cao Đài là mỗi hột cát rất tốt, những hột xi măng rất tốt. Nhưng đến ngày nay chưa kết thành một bã hồ tốt đẹp đúng mức cho việc xây cất ngôi nhà Đại Đạo duy nhứt, là bởi chưa có một bàn tay người thợ lành nghề biết chế nước dung hòa đúng phân độ tỷ lệ giữa các vật liệu ấy. Nghĩ cũng thương thay !
Trong thời gian ba mươi năm trường, có biết bao nhiêu những người thợ, nhưng chưa lành nghề đã nóng lòng vì Đạo, đã pha trộn nhiều lần, nhưng các vật liệu ấy vẫn chưa thành một bã hồ tốt đẹp đúng mức.
Từ việc người thợ hồ lành nghề đến việc người đầu bếp lành nghề cũng tương tự trong trường hợp đó. Dầu người đi chợ đem một giỏ vật liệu thực phẩm đắc giá, nhưng người đầu bếp chưa lành nghề cũng không làm sao hấp dẫn được hàng thực khách, mặc dầu người đầu bếp ấy đã cố hết sức mình.
Thử tìm lại nguyên nhân sự không thành công của người thợ hồ và người đầu bếp. Nếu đã đặt vấn đề, là đã thấy được cách giải đáp. Tại không ai chịu khó phóng tầm khách quan nhìn cách tổng quát mà chỉ nhìn ở khía cạnh cùng tột, như vậy cũng không đáng trách nào.
Chư hiền đệ muội thử nghĩ mà xem : mỗi một người thợ, bất cứ ở ngành nào, không phải họ thành công từ trong bụng mẹ, hoặc ngay từ khi bước chân vào đời. Họ thành công nhờ đức khiêm nhượng, biết phục thiện để học hỏi những người bạn thợ khác. Họ thành công trong việc làm, họ thành công trong sự dám can đảm nhìn nhận và biết sửa chữa để cải tiến sau lần thất bại. Họ thành công trong sự ham học hỏi, biết hi sinh, dẹp tự ái, nhốt tự cao, không chủ quan.
Biết rằng những người thợ đồng nghiệp khác cũng chưa lành nghề, nhưng nhờ sự hỗ tương trao đổi kinh nghiệm giữa sự thành công và thất bại để bổ sung cho nhau, đương nhiên sẽ lần hồi hết thất bại, đi đến sự thành công hoàn toàn.
"Khổng Tử Thiên sanh chơn kỳ trí"- nhưng còn phải học một trò bé Hạng Thác để biết ở khía cạnh công phu. Xem gương ấy, biết đâu trò Hạng Thác chỉ hơn Khổng Phu Tử có một vấn đề ấy mà đã kém hơn Trọng Ni muôn vàn khía cạnh khác. . .
Chư hiền đệ hiền muội ! luận về phần con người, mỗi hiền đệ muội là một công dân của đất nước, tất nhiên mỗi người phải có trách vụ thương yêu đất nước dân tộc của mình. Ngoài bổn phận công dân thường nhựt, chư hiền đệ muội lại có một vai trò khác nữa là người tu thân hành thiện, hay nói cao hơn nữa là giáo dân vi thiện.
Giáo dân vi thiện là làm gì ? có phải mong cho họ tu hành đắc đạo để thành phật tiên thánh thần hầu về tại hưởng thú non bồng nước nhược, bồng lai tiên cảnh chăng ?
Hỏi tất phải trả lời rằng - đúng. Nhưng chỉ đúng có một phân nửa, phần sau mà thôi.
Bần Đạo muốn nhắc lại câu kinh mà Đức Thái Thượng Đạo Tổ đã khảo sát chư hiền đệ vừa qua. Đó là : "Khai nhơn tâm tất bổn, ư đốc thân chi hiếu; thọ quốc mạch tất tiên, ư chí chúa chi trung". Đóng ngoặc đơn chữ (chúa), gạch phía trên là chữ "quốc". Hiểu được lý nghĩa sâu sắc của câu kinh ấy và thực dụng nó vào trong đời hành đạo của mỗi người tín hữu là đã bắt đầu đúng ở phần đầu câu trả lời bên trên.
Như vậy thì người vào đạo tu thân không có nghĩa là trốn lánh việc đời, mà phải hòa mình trong việc đời để trước hoàn thiện hóa bản thân mình, rồi hoàn thiện hóa những người khác. Làm thế nào trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài, hoàn thiện hóa hầu hết dân tộc của chư hiền đệ muội. Đó mới hoàn toàn thành công trong đời tu thân hành đạo.
Nếu trong một quốc gia, từ cấp lãnh đạo đến cùng dân đều hoàn thiện, có bổn phận trên xem dưới như con cháu tay chơn, dưới xem trên như cha anh mắt mũi, thì lo gì nước nhà không thạnh trị, thiên hạ chẳng thái hòa. Đó là tôn chỉ, mục đích chánh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ở phần nhân sanh thế Đạo. . . .
Thượng Đế khai Đạo chỗ nào nhơn sanh khổ sở, tăm tối điêu linh, để kéo dân tộc ấy được ra nơi quang minh xán lạn, đồng quyền hạn, ngang nhau với các giống dân khác.
Tình Thượng Đế đối với chúng sinh như tình cha mẹ đối với đàn con. Nếu có đem chia bánh trái, tiền tài, sản nghiệp thì cũng lấy lẽ công bằng, nhưng khác hơn một điểm là cha mẹ luôn luôn nâng đỡ đứa con bị trong đàng bức hiếp. Bần Đạo mong rằng tất cả mỗi người tín hữu Cao Đài đều phải quan niệm chữ tu như vậy.
. . .Dẹp loạn không có nghĩa là giết loạn cho nhiều, mà họ không hiểu tại sao bị giết. Không hoán cải tư tưởng ý thức hiểu biết của họ thì dù có giết hết ngày này, tháng sau năm tới và nhiều năm tới nữa cũng không hết loạn. Chỉ có một điều là đem kiến thức đạo lý hoán cải lòng người, tự nơi họ không làm lỗi thì cần gì phải dẹp loạn với phương tiện tàn sát. Nếu mỗi một tín hữu làm sao độ được 12 bạn khác hiểu đạo, hành đạo thì Bần Đạo tin rằng một thời gian không lâu, Thánh đường mọc lên như nấm, khám đường dẹp bỏ lần lần, để làm kho dự trữ phẩm vật cứu tế xã hội hoặc làm học đường, hoặc làm cô nhi dưỡng lão viện. Cười … cười …. Thôi luận về đạo đời với chư hiền bao nhiêu cũng đủ để học rồi.”