

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
I. Định nghĩa Nhân văn: Nhân 人 là con người; Văn: 文 là văn vẻ; văn từ; cái dấu vết ...
-
Vì "mới ra lò" sau năm 2000 nên tôi chắc là ít người đã biết đến SQ và SQ cũng ...
-
Hội ý bài kệ “Nhãn thị chủ tâm” của Đức Chí Tôn, thì Chánh pháp này cũng đặt tại Tâm ...
-
Ta thường thấy câu “Tiên học lễ hậu học văn” được nêu ở các trường học như là một tôn ...
-
Question I am also interested in hearing more about ways in which Caodaism is becoming "globalized"----linked to communities in other countries ...
-
Hệ Từ Thượng-Chương VI viết: Quảng đại phối Thiên Địa, biến thông phối tứ thời, âm dương chi nghĩa phối nhật ...
-
Đạo của Trời chỉ là Lý với Khí, hay Dương với Âm, hay Càn Khôn. Còn đạo ở người là ...
-
TRÚC LÂM THIỀN ĐIỆN Ngọ thời 18 tháng 7 Kỷ Dậu (30/8/1969) (Bộ Phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ Thông ...
-
Đây trước tiên, Bần Đạo dạy Ban Thường Vụ: Chư hiền đệ là ở cấp lãnh đạo trong Cơ Quan, ...
-
Khi Đức Chí Tôn khai đạo Cao Đài tại Việt Nam, nhân gian mới biết Lý Thái Bạch năm xưa ...
-
Lời dạy của đức Chí Tôn về sứ mạng của Giáo Tông Đại Đạo
-
Tân Ước /
Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh thánh Hi văn, là một phần của Kinh Thánh ...
Đức Bát Nhã Thiền Sư
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 03/01/2010
Sứ mạng phục hồi bản thể

Ví như thân thể của con người, được gọi là sắc thân; Sắc thân do được kết hợp do các chất tứ đại cũng gọi là tứ đại giả hiệp. Trong cái thể tứ đại giả hiệp, có một quyền năng vô lượng, chính là pháp thân để chủ trì. Tứ đại vốn không bệnh hoạn. Bởi sự sanh khắc, tập nhiễm của lục căn, lục trần, nên sắc thân chịu nhiều tật bệnh ốm đau và chết. Sắc thân và pháp thân là một tiểu vũ trụ, một Tiểu Linh Quang. Bởi vì bị ô nhiễm, huân tập vật chất của cảnh giới hiện tượng, nên sai lạc vận hành ra ngoài Chơn Như Bản Thể, tức là con người chịu trầm luân trong cõi tạm.
(…) Trong khi nhơn loại bị mê mờ đắm đuối, thì còn lại những bậc Đại Giác Ngộ, xét biết sự đọa lạc luân hồi của con người, mới tìm phương pháp để cứu vãn bằng cách thiết lập tôn giáo, đặt quyền pháp quy giới, để làm những hình thức hoặc chủ thuyết hầu nhắc nhở, kêu gọi con người trở lại với bản thể nguyên nhân. Nếu là người giác ngộ, sẽ lãnh hội đạo lý một cách tận tường và không còn một ngại nghi thắc mắc đối với chính mình, mà còn đem mình để gánh vác việc thức tỉnh tha nhân cho đời yên nước trị nữa.
(…) Nhứt bất sát sanh, nhì bất du đạo, tam bất tà dâm, tứ bất vọng ngữ, ngũ bất tửu nhục; Các thứ đó đâu có huyền bí xa xăm chi, đâu phải tìm trong thiên kinh vạn quyển mà có, đâu cần lên non cao rừng thẳm, đâu bắt buộc thế pháp quy y, nhập môn cắt ái; mà chính những thứ đó ở trong con người. Hễ sát sanh thì mang nghiệp quả; trộm cướp thì bị tù tội; rượu thịt chè chén say sưa [thì] mất giá trị nhơn phẩm của con người; đắm mê sắc dục, dâm loạn, sẽ bị người đời khinh miệt, luật pháp không dung; nói lời xảo ngôn quỷ quyệt, thủ đoạn mưu mô, sẽ bị hậu quả lên án."Đức Bát Nhã Thiền Sư; Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 03-03 Giáp Dần (26-03-1974)
"Chư đạo hữu! chư hiền đệ hiền muội! mỗi người đến thế gian là có sứ mạng (…) Sứ mạng phải phục hồi bản thể, sứ mạng phải giác ngộ độ an, mà gọi là hành đạo. Hành đạo tức là sứ mạng vi nhân của chư đạo hữu, chư hiền đệ hiền muội vậy."Đức Bát Nhã Thiền Sư; Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 03-03 Giáp Dần (26-03-1974)