

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Đạo Cao Đài (tên gọi tắt của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) được khai minh trên mảnh đất Việt ...
-
SƠ LƯỢC về HUYỀN BÚT CƠ trong ĐĐTKPĐ. Tý thời 14 rạng 15 tháng 3 Mậu Thân 1968, một buổi đàn ...
-
Trần gian là trường tiến hóa cho vạn linh sanh chúng, nhưng đồng thời cũng là nơi con người chịu ...
-
Nhịp Cầu Giáo Lý tiếp nhận "yêu cầu đăng báo" bài "Tuyên ngôn của Đức Cao Đài" của tác giả ...
-
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy : “......Tôn giáo là những khuôn vàng thước ngọc để khép con người từ chỗ ...
-
Theo Thánh Dụ Quy Điều của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Đức Lý Giáo Tông là vị ...
-
Con Người Đại Đạo phải là một Nguyên nhân; đó là người đạt đến Thượng trí tức cái Chơn tri ...
-
"Muốn sửa lòng, ngắm lòng Từ Phụ, Tu thân nhìn vũ-trụ là thân. Thái sơn, biển cả, vi trần, Tình thương chứa đựng ...
-
Tam Qui /
Theo giáo lý nhà Phật, Tam Qui là qui y Tam Bảo gồm: "Qui Y Phật, Qui Y Pháp, Qui ...
-
Nous avons tous une tête, un nez, une bouche, un nombril, deux yeux, deux bras, deux jambes, cinq doigts à ...
-
LUYỆN KỶ /
Luyện kỷ phục sơ tánh trọn lành Trăm ngày tận diệt gốc vô minh Tâm can có chủ thần yên ổn, Tai mắt ...
-
”Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian và từ ...
Huệ Khải
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 11/07/2010
Hòn đá

Một hôm ông phóng xe khá nhanh trên đường vắng. Chiếc xe hơi mới tinh là niềm hãnh diện của ông. Nó phô bày một cách cụ thể sự thành đạt của ông trước mắt mọi người.
Chợt từ bên đường có cái gì đó vụt bay ra. Ông chưa kịp định thần nhìn cho rõ thì… Một âm thanh chát chúa vang lên. Thôi rồi! Kẻ nào mới ném hòn đá vào đầu xe!
Lập tức ông giảm tốc độ và tấp xe vào vệ đường.
Quả như ông lo sợ. Hòn đá đã làm móp, trầy xước ở đầu xe. May mà không vỡ đèn hay kính.
Nhìn quanh, ông bắt gặp ngay thủ phạm. Một chú bé con đang run rẩy, sợ hãi, nước mắt tèm lem. Ông xông tới, túm chặt kẻ phá hoại. Ông nạt nộ, quát tháo. Ông vung nắm tay lên như muốn đánh, càng làm đứa trẻ rúm ró lại. Ông hét: “Tại sao? Tại sao mày ném đá?”
Chú bé khóc nấc lên, giọng đứt quãng, lộn xộn. Nhưng rồi ông cũng hiểu ra. Chú đẩy xe lăn cho anh chú. Xe lật. Anh chú và xe cùng lộn nhào xuống cái hố thấp ven đường. Chú không đủ sức nâng cả xe và anh lên, nên không kéo được xe và người ra khỏi hố.
Chú đứng rất lâu bên vệ đường, chờ có người giúp. Đường vắng, thỉnh thoảng vài chiếc xe lao vút qua. Chú vẫy tay lia lịa và cố gào to lên cầu cứu. Chẳng ai thèm dừng lại. Cuối cùng, khi thoáng thấy xe ông từ xa, chú bèn cúi xuống nhặt lấy hòn đá…
Bao nhiêu phẫn nộ chợt tan biến. Theo chân chú bé, ông bước xuống hố nâng kẻ bị nạn dậy. Rút khăn tay ra, ông lau bụi đất và mấy chỗ xước rướm máu trên mặt nạn nhân. Rồi chú bé cùng với ông hè hụi kéo xe lăn cùng với anh chú lên mặt đường.
Người ấy bảo rằng Thượng Đế vẫn hay thủ thỉ bên tai ta, rót khẽ vào lòng ta lời khuyên tiếng dạy. Nhưng ta thường không chú ý nghe vì ta còn đang quá mải mê với công việc của mình, nhất là khi đời ta đang lên hương, ta đang mãn nguyện với cái mà đời gọi là thành đạt.
Thế nên, trong đời này có rất nhiều người chỉ khi nào gặp một biến cố thì họ mới thấm thía mà thức tỉnh. Bấy giờ họ mới chịu lắng nghe tiếng nói của Thượng Đế.
Họ phải đợi Thượng Đế ném cho một hòn đá…