Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Giao cảm / Ban Biên Tập

    Thu về: mùa thâu liễm Tiết trời đã vào Thu, những đám mây xám làm bầu trời thấp xuống và mưa ...


  • Qua một kiếp Ngài giáng trần bên Trung Quốc dưới triều đại nhà Đường, Ngài đã để lại cho hậu ...


  •  Tìm hiểu cách thức chấm giải Nobel Văn học: Horace Engdahl: Chánh khảo văn chương quyền lực nhất thế giới Hàng năm, ...


  • Quê Mẹ (thơ) / TN Liên Hoa

    "Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một như đường mía lau" Từ thuở nào xa xưa, Câu ca dao vời ...


  • Danh lợi - Đắc thất / Lê Anh Minh dịch

    Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch 15. DANH LỢI  名 利 – ĐẮC THẤT  得 失 337. Danh ...


  • Bát Bửu Phật Đài / Thiện Chí St.

    NHÂN MÙA PHẬT ĐẢN, GIỚI THIỆU BÁT BỬU PHẬT ĐÀI Bát Bửu Phật Đài tại Cầu Xáng, khu Lê Minh Xuân, ...


  • Cơ đạo hi hữu / Nhịp cầu giáo lý

    "Đức Thượng Đế đến khai đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát khai Đại Đạo để cứu ...


  • Nhìn và thấy nhau / Văn Hóa Phật Giáo - số19-2006

    . . .Trước kia ta nhìn mẹ nhưng lại chú tâm vào việc khác ngoài đời. Nay thì khi làm ...


  • Trong đời sống tôn giáo hay trong đời thường, cầu nguyện là hiện tượng rất phổ biến. Vào các dịp ...


  • Trong khi đi tìm một giáo lý thuần nhất về vũ trụ và con người qua các tôn giáo chúng ...


  • Trước khi đi vào vấn đề,  cũng cần phân tích kỹ ý nghĩa hai chữ "hội nhập". Từ ngữ này ...


  • Thế Nhân Hòa / Đức Lê Đại Tiên

    Tổng hợp và tóm lược thánh giáo của Đức Đại Tiên Lê Văn Duyệt: tại: _ Nam Thành Thánh Thất, 31-3-1969 ...


31/03/2007
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 07/01/2010

Đồng hành cùng dân tộc

Mở đầu, cần tìm hiểu hai chữ "đồng hành".

Theo nghĩa hẹp, đồng hành là "cùng đi", nhưng cùng đi trong tình huống nào ? Đi cùng một lúc hay cùng một đường, và có cùng đi đến một mục đích hay một địa điểm không ?

Nên đồng hành còn có nghĩa rộng rất quan trọng.

_ Trước nhất, những người đồng hành theo nghĩa rộng phải có mối quan hệ với nhau. Ví dụ câu "tam nhân đồng hành, tắc hữu ngã sư yên", người xưa muốn dạy ta hãy tìm thấy mối liên hệ hữu ích và thân thiện trong giao tiếp xã hội.

_ Nhưng hơn thế nữa, phải có mối đồng cảm, đồng lý tưởng rồi mới đồng hành thật sự.

Và "dân tộc" ở đây cần hiểu là tổng thể những người dân có cùng  nguồn gốc, lịch sử, văn hóa, truyền thống đã sống và đang sống trải qua nhiều thế hệ trên cùng một lãnh thổ, có chung một tình cảm đối với đồng bào và ý chí sinh tồn, phát triển hiện tại lẫn tương lai cho cộng đồng.

Lịch sử một dân tộc trải qua nhiều triều đại, nhiều nhà nước khác nhau, nhưng dân tộc tính, truyền thống hay nền văn hóa của dân tộc đó trước sau như một. Do đó, hai chữ "dân tộc" không đồng nghĩa với hai chữ "nhà nước", mặc dù nhà nước và dân tộc đương nhiên có những tương quan cơ bản, mật thiết.

Vậy, muốn đồng hành cùng dân tộc, đối tượng phải có những mối tương quan, tương đồng từ nòi giống, tâm hồn đến tâm tư nguyện vọng, sự sống còn và tiến bộ của dân tộc.

Thế nên, đối với đạo Cao Đài, trên tổng thể, thử xét những mối tương quan-tương đồng đó trong dân tộc.

1.  Đạo Cao Đài được xây dựng trên di sản truyền thống tín ngưỡng của dân tộc:

_  Truyền thống thờ Trời

_  Truyền thống Tam giáo đồng nguyên

_  Truyền thống thờ kính tổ tiên

_  Truyền thống tín ngưỡng dân gian

Đây là những truyền thống thuộc về nếp sinh họat tâm linh tiềm tàng lâu đời của dân tộc, đã ăn sâu vào cách sống, cách nghĩ của dân tộc, trở thành dân tộc tính đậm đà bản sắc.

2.  Đạo Cao Đài có quan hệ  đặc biệt với nhiều tôn giáo nội sinh hay ngọai nhập lâu đời tại VN.

Trong khi những truyền thống tín ngưỡng xa xưa đã thấm nhập bàng bạc vào tâm hồn người Việt nói chung, thì bên cạnh các tôn giáo khác, vào đầu thế kỷ 20, các đạo_ Minh Sư_Minh Đường_Minh Thiện_Minh Lý_Minh Tân đã định hình thành các tông phái có chùa chiền, có cách thờ phượng đặc thù và hệ thống đạo pháp tu luyện cho môn đồ.


Nghiên cứu lịch sử lập giáo, ta thấy trên nền tư tưởng truyền thống Tam giáo đồng nguyên, đạo Cao Đài còn có nhiều mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các tông phái nêu trên.

Tiêu biểu nhất là nhị vị chân tu cao cấp của Minh Sư và Minh Đường là quí Ngài Trần Đạo Quang (phẩm Thái Lão Sư ) và Ngài Lê Văn Lịch (phẩm Dẫn Ân) đã trở nên Chức sắc Thiên phong có công rất lớn trong ĐĐTKPĐ. Đặc biệt, các chi Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Tân đều thờ Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tam giáo Tổ Sư; chi Minh Thiện thờ Đức Quan Thánh Đế Quân mà sau này đạo Cao Đài cũng tôn thờ trong hàng Tram trấn của ĐĐTKPĐ. Đặc biệt hơn nữa, cả năm Chi đều sử dụng cơ bút để tu luyện.

Như thế đạo Cao Đài đã được xây dựng trên di sản tín ngưỡng "dân gian", tín ngưỡng truyền thống, lẫn "tín ngưỡng bác học" Việt Nam. Tức là về mặt tâm linh, Cao Đài hình thành trên nền tảng dân tộc một cách sâu sắc.

3.  Đạo Cao Đài được xây dựng trên di sản tâm lý bao dung-cởi mở của người Việt (nhất là người Việt Nam bộ)

Về phương diện này, nhiều nhà nghiên cứu xã hội nhân văn đã chứng minh. Ở đây chỉ nêu lên một vài điển hình tâm lý ấy của đạo Cao Đài.

_ Đạo Cao Đài có tính cộng đồng và nhập thế rất khoáng đạt trong sinh họat tôn giáo như tương trợ đồng đạo, đồng bào trong hôn quan, tang, tế bằng đạo nghĩa chân tình, được hướng dẫn chu đáo trong phần thế đạo. Như các họat động từ thiện xã hội, các lễ hội, các hình thức liên giao đều có tính cộng đồng thân thiết.

_ Với tinh thần "vạn giáo nhất lý" đạo Cao Đài rất thân thiện, tương đắc với các tôn giáo bạn.

_ Nhất là với tâm lý bao dung-cởi mở, người đạo Cao Đài rất hiếu hòa. Đối với đồng đạo đồng bào lấy tình thương yêu làm gốc; đối với đời lấy chỗ "đạo đời tương đắc" để có quan hệ tốt đẹp.

4.  Đạo Cao Đài được xây dựng trên truyền thống yêu nước.

Bảo tồn và phát huy truyền thống yêu nước, đạo Cao Đài tôn thờ anh linh tổ quốc, tôn kính và noi gương chư Khai quốc công thần. Nơi các thánh sở Cao Đài đều có bàn thờ tổ quốc ( ở điểm này, có câu nói bất hủ của Ngài Cao Triều Phát: "Bàn thờ tôn giáo có nhiều, bàn thờ tổ quốc chỉ có một.")

Khi Đức Chí Tôn khai Tam kỳ phổ độ tại nước nhà, chơn linh các vị anh hùng trong lịch sử đã hiển thánh hiển thần tiếp tục hộ trì nòi giống Rồng Tiên, tham gia sứ mạng kỳ ba của dân tộc được chọn.qua cơ bút.

Đơn cử như Thánh Nữ Trưng Vương (giáng cơ năm 1970)

VIỆT quốc đang hồi khổ chiến chinh,

NAM phương một cõi phúc Trời dành;

THÁNH lâm trổ mặt cho nên mặt,

NỮ giới đề danh phải rạng danh.

TRƯNG nghiệp thành Mê roi yếm đỏ,

VƯƠNG triều bến Hác gột tâm thanh; 

Đợi chờ sứ mạng từ năm ấy,

Thánh Đức Long Hoa trổ Việt thành.[i]

Hay như Đức Thánh Hưng Đạo Vương ( giáng cơ năm 1947):

"Tổ quốc đương hồi nạn ngọai xâm,

Ai không đau xót, lụy khôn cầm;

Đạo Đời há chẳng chung lo nghĩ,

Trải mấy nghìn năm nổi tiếng tăm"[ii]

Và gần gũi hơn, như Đức Cao Triều Phát (giáng cơ năm 1967):

"Caotrí tìm phương cứu giống nòi,

Triềudâng đạo đức khắp nơi nơi;

Phát huy sáng kiến trên đường thiện,

Đại Đạo hoằng dương tạo thế thời."[iii]

Lòng yêu nước của người đạo Cao Đài vốn nằm trong "tiêu chí" đạo đức của người dân Việt: " Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời đức hạnh là câu sửa mình." Nên Linh Hương Thần Nữ có bài thơ:

"Người (hồn) chiến sĩ bốn phương dầy dạn,

Vì quốc gia mưa nắng quản bao;

Ngã trên những giọt máu đào,

Khi ra ải Bắc, khi vào rừng Nam."

Đó là người trai trung hiếu, còn người vợ người phụ nữ tiết hạnh thì :

"Nơi chiến địa, quan san cách trở,

Chốn cô phòng dẹp nhớ dẹp thương;

Nỗi lo phụng dưỡng huyên đường,

Nỗi lo dạy trẻ văn chương, Đạo nhà.[iv]"

Và còn rất nhiều chơn linh các bậc anh hùng liệt nữ, các nhà ái quốc khác.

5.  Đạo Cao Đài được xây dựng trên di sản văn hóa Việt Nam

Trong hơn 80 năm qua, kinh điển, thánh ngôn, thánh giáo Cao Đài vừa là một phương tiện truyền đạo giáo dân, vừa bảo tồn, phát huy và phổ biến văn chương thi phú, ngôn ngữ Việt Nam vô cùng đắc lực và phong phú. Có thể nói văn học Cao Đài Việt Nam đã đạt đến tuyệt kỹ hàm xúc các giá trị chân thiện mỹ trong thời đại này.

Nghi lễ, lễ nhạc, lễ hội, lễ phục, kiến trúc Cao Đài thừa kế nghệ thuật và mỹ thuật Việt Nam để bày tỏ đạo lý một cách tinh vi, truyền cảm, có bản sắc văn hóa dân tộc rất độc đáo.

Những yếu tố trên đã khẳng định đạo Cao Đài là một tôn giáo dân tộc, hay nói với tình cảm thân thiết, là Đạo nhà. Nên Bà Đoàn Thị Điểm (qua cơ bút) có câu:

"Ngày nay Trời mở Đạo nhà,

Cho hồn Nam Việt tinh ba kết thành."

Như thế, có thể phác họa chân dung người tín hữu Cao Đài Việt Nam :

_ Về mặt tâm linh, có truyền thống tín ngưỡng hài hòa, dung hợp.

_ Về mặt tinh thần, có phẩm chất văn hóa VN,

_ Về mặt nhân sinh, có tính cộng đồng, bao dung, hiếu hòa.

_ Về mặt tình cảm, có lòng yêu nước, yêu quê hương dân tộc tha thiết

Bao nhiêu đặc tính đó cộng với đức tin nơi Thượng Đế khai đạo cứu độ nhân lọai thời hạ nguơn trong mục đích "Thế đạo đại đồng , thiên đạo giải thoát." đủ để xác định khả năng đồng hành cùng dân tộc của người tín hữu Cao Đài và của đạo Cao Đài.

Hơn nữa:

"Không trần thế sao ra nhân thế,

Có thế nhân mới có thế tôn,

Nhân sinh chính thị quốc hồn,

Quốc hồn tinh túy bảo tồn quốc phong "[v]


[i] Thánh Thất Bình Hòa, Tý thời 14 rạng Rằm tháng 8 Canh Tuất (14-9-70)

[ii] Sở Nông PhướcHội, 13-02-Đinh Hợi (05-3-1947)

[iii] Thánh Thất Bình Hòa, Tuất thời rằm tháng 9 Đinh Mùi (18-10-67)

[iv]  Kinh Nhủ Bạn Nữ Nhi - xuất bản 1973

[v] Đạo Học Chỉ Nam – Ch.IV, Tiết 3
Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Cõi trần thế bể dâu lắm lúc,
Vòng trái oan câu thúc bao lần,
Sắc tài danh lợi ái ân,
Trăm năm ràng buộc tấm thân đọa đày.
Sớm giác ngộ con quày bước lại,
Phá vô minh đoạn máy luân hồi,
Đạo là lẽ sống con ôi,
Trong con thì Đạo, đất trời là tâm.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGL, 14-8 Nhâm Tuất

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây