

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Bài đã được xuất bản.: 21/08/2010 06:00 GMT+7 Mùa Vu Lan lại về! Cái lạnh buốt giá của mùa đông như ...
-
“ NGỌC ĐIỆN HUỲNH HÀ” là một trong Thất Thập Nhi Tịnh trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên, ...
-
"Muốn sửa lòng, ngắm lòng Từ Phụ, Tu thân nhìn vũ-trụ là thân. Thái sơn, biển cả, vi trần, Tình thương chứa đựng ...
-
Quyển “Cao Đài Vấn Đáp” do Ban Văn Hóa Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo biên soạn, nhằm ...
-
TRÍCH LỤC THÁNH GIÁO Đức Chí Tôn dạy về KHAI MINH ĐẠI ĐẠO tại Cơ Quan PTGLĐĐ vào ngày 15.10.Quí Sửu
-
Một giờ thanh tịnh một giờ linh
-
DẤU ẤN THỨ NHỨT: THƯỢNG ĐẾ LÂM PHÀM BẰNG LINH ĐIỂN KHAI ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DẤU ...
-
Những năm gần đây, dư luận thế giới rất sôi nỗi về “Thuyết âm mưu”. Những “thế lực” vận dụng ...
-
Từ thuở khởi nguyên của đạo tức tôn giáo Cao Đài chúng ra, khi Đức Chí Tôn vừa thâu nhận ...
-
Trên lãnh thổ Việt Nam, nền văn minh sớm nhất là nền văn minh sông Hồng gắn liền với nền ...
-
"...Tôi không quen ghi chép sổ sách gì, nhưng nhớ. Đó là ngày 20 tháng Chạp năm Bính Dần. Hôm ...
-
I. Định hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong lãnh vực tôn giáo/đức tin 1. Về mặt tôn giáo, thế ...
BBCVietnamese.com
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010
Lễ hội tắm sông Hằng

Suresh Khaparkar dẫn nhiều người cùng làng đi tắm sông nói, "Ai đến Allahabad trở về cũng được khai sáng. Đây là linh địa." Người làm công việc khai sáng đó là hàng ngàn thầy sadhus, có người quấn sà-rông, có người trần truồng như nhộng, có người bôi tro lên thân thể. Nhiều người cầm giáo mộc, nhưng hầu hết cầm trên tay kamandals, làm bằng đồng hay thau để đựng nước sông Hằng. Thầy Aman Chainpuri, mặc sà-rông, râu tóc dài đã muối tiêu, đã đến đây hàng năm trong nhiều năm rồi. Năm nay ông ở lại một tháng. "Bất kỳ ai đến đây và nhúng mình xuống nước sông Hằng là mọi mơ ước của người đó đã đạt được. Ai đến đây với lòng thành đều được đáp lại," ông nói.
Nhiều người vây quanh Aman Chainpuri để nghe ông nói chuyện.
"Tại sao có người được hoa có người lại được gai? Đó là vì gieo hạt nào thì được quả nấy."
"Hàng triệu người đến tắm ở Sangam, nhưng chỉ ai thành tâm mới nhận được sự bình an, còn không chỉ có sự đau khổ mà thôi," ông nói.
Sau khi tắm xong, người ta múc nước sông đổ vô chai hủ để đem về nhà. Ramji, một tu sĩ đứng cạnh mép sông giải thích, "Bạn có thể cất giữ nước sông Hằng cả ngàn năm, hoặc mười ngàn năm, chẳng sao cả."
Rửa tội
Các tín đồ Ấn giáo tin rằng, nhúng mình xuống nước sông Hằng sẽ làm cho tinh thần lẫn thể xác trở nên trong sạch. Nước sông gột rửa được tất cả tội lỗi.
Renu Tai, 65 tuổi nói, "Tôi già rồi, có thể tôi không quay lại đây được nữa. Nhưng một lần tắm dưới sông Hằng, tôi đã gột rửa được tất cả tội lỗi của tôi."
Bộ bà có nhiều tội lắm sao, tôi hỏi, "Ngay khi anh đạp lên một con kiến anh cũng đã có tội rồi."
Vậy mọi tội lỗi của bà đều đã được rửa sạch sau khi nhúng mình xuống nước sông Hằng?
"Đúng, nhưng đó chỉ là những tội tôi đã làm trong quá khứ. Nếu tôi phạm tội nữa tôi phải quay trở lại đây để gột rửa tiếp."
"Và nếu tôi không làm được vậy, tôi sẽ phải mang chúng theo qua thế giới bên kia với tôi," bà nói