Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Nhìn lại cơ Đạo, từ sơ khai đến khi hình thành và phát triển sẽ ghi nhận được những bước ...
-
Hương Sơn là một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta. Ở đây cảnh đẹp ...
-
Tây Minh /
Tây Minh vốn là đoạn văn đầu của thiên Càn Xưng 乾 稱 trong Chính Mông正 蒙 của Trương Hoành ...
-
Khi Đức Chí Tôn khai đạo Cao Đài tại Việt Nam, nhân gian mới biết Lý Thái Bạch năm xưa ...
-
Mỗi độ Xuân về, thiên nhiên trào dâng sức sống, vạn vật chuyển mình khởi đầu lại một chu kỳ ...
-
Sau khi quá mỏi mệt với cuộc sống, lại hoang mang với bao triết thuyết, giáo thuyết, chủ nghĩa... con ...
-
Có một lần, tôi cùng một người bạn đạo về dự lễ Trung Thu Hội Yến Diêu Trì tại Tòa ...
-
Ôi! Tại sao người ta phải lấy chính sinh mạng mình và sinh mạng kẻ khác để trả giá cho ...
-
Thánh giáo dạy người hướng đạo chơn tu phải phát huy tiềm lực sâu thẳm mới đạt được những thành ...
-
Sau đây, chúng tôi sẽ có những lời giải thích về mục đích của tôi khi thành lập Thiền viện ...
-
LUYỆN KỶ /
Luyện kỷ phục sơ tánh trọn lành Trăm ngày tận diệt gốc vô minh Tâm can có chủ thần yên ổn, Tai mắt ...
-
Đại Đạo không phải là tôn giáo lớn. Cái lớn của Đại Đạo là khả năng nối kết con người ...
Sưu tầm
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 22/08/2012
Thần hình câu diệu
Trong huấn từ của Đức Chí Tôn do Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo tuyên đọc ngày 29-02 Mậu Ngọ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo có hai câu:
Quân bình tâm vật kỷ cương,
Thần hình cu (câu) diệu, tứ phương cộng đồng.
Bốn chữ "thần hình câu diệu" trong đạo thơ ám chỉ sự đạt đạo của hành giả tu tánh luyện mạng. Thiển nghĩ, nguời tu thiên đạo đại thừa cần tìm hiểu thấu đáo bốn chữ này để cố gắng thực hành huấn từ của Đại Từ Phụ.
Thần hình cu diệu hay hình thần câu diệu 形 神 俱 妙 nghĩa là hình và thần đều huyền diệu (câu 俱 = cùng, đều).
Tịnh luyện cho tới lúc "hình và thần dung hợp với nhau, thân và tâm hợp nhất, thì mới gọi là hình thần câu diệu nghĩa là đã hoà hợp với Đại Đạo (dữ đạo hợp chân)."
Xin tham khảo: Tính mệnh khuê chỉ, Bs Nguyễn Văn Thọ dịch, tập Trinh, tr. 438-447 (trích dưới đây).
CHÂN KHÔNG LUYỆN HÌNH ĐỒ
Tiếu nhân nhất khí tương hô hấp,
Dĩ pháp truy lai luyện hình chất.
Khiếu khiếu linh lung ngũ uẩn không,
Hà quang vạn đạo liên thiên bích.
笑 人 一 氣相 呼 吸 ,
以 法 追 來 煉 形 質 .
竅 竅 玲 瓏 五 蘊 空 ,
霞 光 萬 道 連 天 碧 .
Trời người hô hấp giống in nhau,
Chỉ dùng một phép dùng hình chất,
Suy ra ngũ uẩn vốn là không,
Ánh sáng muôn trùng soi trời đất.
Chân không luyện hình pháp,
Ngũ uẩn không phi không,
Phi dĩ không ngũ uẩn,
Ngũ uẩn tất giai không.
真 空 煉 形 法 , 五 蘊 空 非 空 .
非 以 空 五 蘊 , 五 蘊 悉 皆 空 .
Chân không phép luyện hình,
Ngũ uẩn vốn chẳng không,
Tu cho ngũ uẩn không còn vết,
Ngũ uẩn rồi ra cũng là không.
LUYỆN HÌNH
Sách Phổ Chiếu Phật Tâm nói:
Tị đoan hữu bạch ngã kì quan,
Khước thán nhân tùng ung lý bàn.
Tối thượng nhất thừa hàm súc viễn,
Hảo tòng huyền khiếu mịch thiên khoan.
鼻 端 有 白 我 其 觀 ,
卻 嘆 人 從 瓮 里 盤 .
最 上 一 乘 含 蓄 遠 ,
好 從 玄 竅 覓天 寬 .
Ta quan sát điểm trắng nơi đầu mũi,
Khen kẻ trong lu khiến lu quay,
Tối thượng nhất thừa cao siêu thế,
Nên theo huyền khiếu kiếm trời cao.
Cho nên phép luyện hình theo chân không cũng giống như người vần lu nước. Nếu vần từ bên trong thì làm sao lu chuyển được cho nên phải vần từ bên ngoài. Cho nên vần lu từ bên ngoài thì nhà Phật gọi là hư không ngoài thân ta vậy. Lão Tử thì gọi là:
Ngoại kỳ thân nhi thân tu,
Vong kỳ hình nhi hình tồn.
外 其 身 而 身 修 , 忘 其 形 而 形 存 .
Ở ngoài thân nên thân tu,
Quên mất hình nên hình còn.
Tiết Đạo Quang nói:
Nhược nhân không thử ảo hóa thân,
Thân thụ thánh sư chân quỹ tắc.
若 人 空 此 幻 化 身 ,
身 授 聖 師 真 軌 則 .
Nếu người coi được cái thân ảo hoá
mình là không,
Thì đã biết được đường lối chính xác
của thánh nhân.
Trương Toàn Nhất nói:
Thái hư thị ngã, tiên không kỳ thân, kỳ thân ký không, thiên địa diệc không. Thiên địa ký không, thái không diệc không, không vô sở không, nãi thị chân không. 太 虛 是 我 , 先 空 其 身 , 其 身 既 空 , 天 地 亦 空 天 地 既 空 , 太空 亦 空 , 空 無 所 空 乃 是 真 空 .
Thái hư là ta, cần coi mình là không. Thân này đã không, thì thiên địa cũng không. Thiên địa đã không, thì thái không cũng là không, không vô sở không, đó là chân không.
Thanh Tĩnh Kinh viết:
Nội quan kỳ tâm,
Tâm vô kỳ tâm,
Ngoại quan kỳ hình,
Hình vô kỳ hình.
內 觀 其 心 , 心 無 其 心 ,
外 觀 其 形 , 形 無 其 形 .
Nhìn vào trong tâm,
Tâm không có tâm,
Nhìn ra ngoài hình,
Hình không có hình.
Hình không có hình là thân không vậy. Tâm không có tâm là tâm không vậy. Tâm không vô ngại thì thần càng luyện càng linh. Thân không vô ngại thì hình càng luyện càng thanh. Luyện cho tới hình và thần dung hợp với nhau, thân và tâm hợp nhất, thì mới gọi là hình thần câu diệu, và dữ Đạo hợp chân vậy.
Cổ tiên nói:
Hình dĩ Đạo toàn,
Mệnh dĩ thuật diên.
形 以 道 全 , 命 以 術 延 .
Hình nhờ Đạo mới toàn vẹn,
Mệnh nhờ thuật mới sống lâu.
[...] Mạc Nhận Chân Nhân nói:
Bình sinh tư vận, ái phong lưu,
Kỷ tiếu thời nhân hướng ngoại cầu.
Vạn biệt thiên sai, vô mịch xứ,
Đắc lai nguyên tại tỵ đoan đầu.
平 生 姿 韻 愛 風 流 ,
幾 笑 時 人 向 外 求 .
萬 別 千 差 無 覓 處 ,
得 來 原 在 鼻端 頭 .
Phong thái bình sinh thích phong lưu,
Cười người chỉ biết hướng ngoại cầu.
Thiên sai vạn biệt cầu đâu thấy,
Muốn thấy chung quy tại tỵ đầu.
Phàm con người trước khi sinh, thở ra, thở vào, thông khí với mẹ. Con người khi đã sinh ra, thở ra, thở vào, thông khí với trời. Trời, người cùng một khí, lưu thông với nhau, tương thôn, tương thổ, như thể kéo cưa. Trời cho, ta lấy. Được khí, làm cho khí thịnh là sống. Trời cho rồi lại lấy lại. Mất khí rồi tuyệt khí là chết. Cho nên thánh nhân, xem xét đạo Trời, xem Trời vận hành. Khi mặt trời chưa lên khỏi dương cốc, thì ngưng thần, toạ tĩnh, hư tâm mà chờ. Trong buông mọi niệm, ngoài xả vạn duyên, quên trời, quên đất, quên cả hình hài. Tự nhiên từ trong thái hư có một điểm chân dương, như móc, như điện, ùn ùn nhập vào huyền môn, xuống trường cốc rồi lên thẳng nê hoàn, hóa thành cam lộ nhập vào ngũ tạng. Ta phải dùng tốn phong (vũ hỏa) mà tiếp ứng nó, để nó trừ diệt tà khí nơi tam quan [là vĩ lư, giáp tích, ngọc chẩm], cửu khiếu, quét sạch trần cấu nơi ngũ tạng, luyện khí chất, đốt sạch trược thể, đuổi sạch uế khí trong thân, biến hoán thân mình thành thuần dương chi thể.
Trần Tuý Hư nói:
Thấu thể kim quang, tủy cốt hương,
Kim cân, ngọc cốt tận thuần dương.
Luyện giao xích huyết lưu vi bạch,
Âm khí tiêu ma thân tự khang.
透 體 金 光 髓 骨 香 ,
金 筋 玉 骨 盡 純 陽 .
煉 教 赤 血 流 為 白 ,
陰 氣 消 磨 身 自 康 .
Toàn thân rực rỡ, cốt tuỷ thơm,
Cốt ngọc, gân vàng, biến thuần dương,
Luyện cho máu đỏ nên màu trắng,
Âm khí tiêu trừ, thân an khang.
Khưu Trường Xuân nói:
Đãn năng tức tức thường tương cố,
Hoán tận hình hài, ngọc dịch lưu.
但 能 息 息 常 相 顧 ,
換 盡 形 骸 玉 液 流 .
Chỉ cần để ý từng hơi thở,
Thay đổi hình hài, ngọc dịch lưu.
Trương Tử Dương nói:
Thiên nhân nhất khí bản tương đồng,
Vi hữu hình hài ngại bất thông.
Luyện đáo thần hình minh hợp xứ,
Phương tri sắc căn tức chân không.
天 人 一 氣 本 相 同 ,
為 有 形 骸 礙 不 通 .
煉 到 神 形 冥 合 處 ,
方 知 色 根 即 真 空 .
Thiên nhân nhất khí vốn tương đồng,
Chỉ vị hình hài, ngăn chẳng thông.
Luyện tới thần hình hoà hợp lại,
Mới hay căn sắc tức chân không.
[...] Luyện hình có sáu môn:
1. Ngọc dịch luyện hình.玉液 煉 形
2. Kim dịch luyện hình.金 液 煉 形
3. Thái dương luyện hình.太陽 煉 形
4. Thái âm luyện hình. 太 陰 煉 形
5. Nội quan luyện hình. 內觀 煉 形
Năm môn trên chưa phải là hư vô đại đạo, không thể giúp ta dữ thái hư đồng thể. Chỉ có khẩu quyết sau đây gọi là:
6. Chân không luyện hình.真 空 煉 形
Tuy là hữu tác, nhưng chính thật vô vi, tuy là luyện hình, nhưng chính là luyện thần. Thế là vừa tu ngoại vừa kiêm tu nội vậy.
[...] Cho nên Sinh Thần Kinh viết: "Thần hình hợp nhất, thì gọi là chân thân. Thân cùng thần hợp, hình sẽ tùy Đạo thông. Lúc ẩn thì hình vững cùng thần, lúc hiển thì thần hợp với khí. Cho nên vào nước lửa như không, ra mặt trời mặt trăng không thấy bóng. Quên được mình, nên ra vào không chi ngăn trở. Hoặc sống tại thế, hoặc thoát chất thành tiên. [...]"
Cho nên học Tiên Phật không phải chuyên lo luyện thần không, mà còn phải luyện hình, nếu không sẽ trở thành một loại ma quỷ biết thanh linh thiện hóa mà thôi, không thể sánh được với các vị cao tiên vậy.
Đại để phép luyện hình là không phân bỉ thử, tuy nhiên tại hai nơi phát minh, nhưng đạo lý chỉ có một:
Nội ngoại kiêm tu, bất tương vi bối.
內 外 兼 修 , 不 相 違 背 .
Nội ngoại song tu, không trái ngược nhau.
Công phu đầy đủ, sẽ ly khai được nhân thế, tự nhiên ngôn ngữ, và tâm tư mình sẽ khác với người. Năng sở sẽ cùng quên, sắc không sẽ cùng mất, sẽ hết chướng ngại, hết bợn nhơ. Thân sẽ như chim hồng, bay bổng lên, không còn bị giam giữ. Lòng sẽ như bông sen, không nhuốm nước, rạng rạng rỡ rỡ, tiêu tiêu sái sái, thành một con người vô sự vô vi, tiêu dao tự tại.
Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư nói:
Thân tại khổ hải trung,
Lại thử thiết la hán,
Khổ hải ký thoát ly,
Xả phiệt đăng bỉ ngạn.
身 在 苦 海 中 , 賴 此 鐵 羅 漢 ,
苦 海 既 脫 離 , 舍 筏 登 彼 岸 .
Thân còn trong khổ hải,
Phải nương cái thân này.
Khổ hải đà thoát ly,
Bỏ bè sang bỉ ngạn.
Ngô Trần Chân Nhân nói:
Thử ngạn ba đào dĩ thoát ly,
Đáo bỉ phương tri thọ khả tê.
Nhất đắc quy lai, nghi vĩnh đắc,
Độ hà phiệt tử thượng thiên thê.
此 岸 波 濤 已 脫 離 ,
到 彼 方 知 壽 可 躋 .
一 得 歸 來 宜 永 得 ,
渡 河 筏 子 上 天 棲 .
Bờ nọ ba đào đã thoát ly,
Bờ kia đã tới, thọ khả quy.
Một khi đã được là được mãi,
Cưỡi bè ấy chính lên trời vậy.
(Tính mệnh khuê chỉ,
Bs. NGUYỄN VĂN THỌ dịch)
____________________
Hình trên:
Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh,
Thoái nhất bộ hải khoát thiên không.
Nhẫn một thời biển yên sóng lặng,
Lùi một bước đường rộng thênh thang .