Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Kitô Giáo / Sưu tầm

    Chữ Kitô xuất phát từ chữ Christos trong tiếng Hi Lạp, nghĩa là "Đấng được xức dầu", dịch từ chữ ...


  • Xuân bất diệt / Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo

    Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo dạy tại NTTT vào ngày Mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tuất 1970


  • . . .Đại Đạo nói đây là “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Chính danh hiệu rất hàm súc, rất ...


  • ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO Thiện Chí (Nguyễn Văn Trach) Đức tin Cao ...


  • Đừng quan niệm xây dựng Thánh Thất và kiếm được một người thủ tự để bốn thời quỳ hương cúng ...


  • “Ngày nay, cuối đường Hạ nguơn mạt kiếp, nhân sinh đã theo thời gian luân chuyển vào luật đào thải ...


  • Tu hành / Dương Thanh

    Chúng ta theo lẽ thường tình hay dùng từ Tu Hành để chỉ các vị chức sắc tôn giáo cùng ...


  • Chữ tu / Cao Triều Thiền Tâm bình giảng Th.giáo Đức Vạn Hạnh Thiền Sư

    Đạo ở trong người chẳng phải xa, Đừng đi tìm kiếm khắp ta bà, Tâm linh lúc ẩn khi bày hiện, Mặc mặc ...


  • Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn / Hà Ân và Trần Quốc Vượng

    Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt ...


  • THÁNH THI SÁNG TẠO CA NGỢI THƯƠNG ĐẾ / Groupe des Adoratuers de College Épiscopal

    1) Trươc các tầng trời Ngài rạng rỡ uy nghi, Rộng lớn vô cùng và tế vi khôn tả Kìa, áo khoác ...


  • BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

    Text Box: NGHIÊN CỨU GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẾP LOẠI HỆ THỐNGQua tham khảo các đề tài ...


  • Đạo Phật / Sưu tầm

    Đạo Phật, hay Phật giáo, là một tôn giáo và triết lý do Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) khởi xướng, ...


01/04/2010
Trần Ngọc Tâm s.t

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 01/04/2010

Atman & Brahman

Atman & Brahman

Michael Jordan • Bản Việt ngữ: Phan Quang Định

Hai khái niệm triết lý quyện vào nhau, “tự ngã” ATMANvà “toàn thể” BRAHMAN, nằm ngay tại trung tâm của Ấn giáo, thế nhưng ý nghĩa của chúng thật khó hiểu đối với một người Tây phương và, thật thế, ý nghĩa của các từ đó cũng chưa phải hoàn toàn được nhất trí ngay trong nội bộ Ấn giáo. Tuy nhiên những giải thích thường được đồng ý, là những luận giải chứa đựng trong VEDANTA tức những đoạn kết của bộ UPANISHADS.

Trong quyển Chandogya Upnishad, một ông bố dạy cho con là Shvetaketu, về bản chất của atman bằng ngôn ngữ giản dị thường ngày. Ông bảo con cắt một trái vả ra làm đôi. Bên trong, đứa con thấy những hạt nhỏ xíu và ông bố bảo nó lấy ra một hạt đó và cắt làm đôi. Khi được hỏi thấy gì không, cậu trai lắc đầu và trả lời: “Không có gì”. Ông bố giải thích cho cậu rằng cái không có gì đó là cốt lõi từ đó một cây vả cây cao bóng cả đã lớn lên. Cái cốt lõi tinh yếu đó thì vô hình và cậu phải tưởng tượng atman là thế đó.

Bằng cách dùng một hình ảnh ví von khác về những con ong và mật ong, ông bố giải thích rằng atman là tự ngã của toàn thế giới. Bầy ong làm ra mật bằng cách bay đi hút mật của nhiều loại hoa rồi đúc kết lại thành một toàn thể đồng chất khiến cho mật hoa từ mỗi cây khác nhau không còn thể xác định nguồn gốc riêng biệt của mình nữa. Cũng thế, khi mọi loài thụ tạo hội nhập với Tồn thể, chúng không ý thức rằng chúng đang làm như thế. Dầu là một con hổ, con sư tử, con chó soi, con sâu, con bướm đêm, con muỗi mắt, con mòng hoặc chính Shvetaketu – tất cả chúng đều hội nhập vào yếu tính tạo nên tự ngã của vũ trụ, đó là sự thật, đó là atman.

Cách so sánh thứ nhất hình như muốn gợi ý rằng atman có phần nào phân biệt với brahman, trong khi cách thứ hai hàm ý rằng vạn vật đồng nhất thể và xét cho rốt ráo, chỉ có thể thực tại mà thôi.

Trêu người thay, vấn đề xét xem hai thể cơ bản atman và brahman, gọi riêng rẽ như thế, biểu thị một nguyên lý duy nhất hay là một phức thể, lại không bao giờ được trả lời dứt khoát, nhưng thông điệp xuyên qua cốt lõi của Upnishads đó là cả hai, atman và brahman đều là những thầnh phần của cùng một thực tại cơ bản xuất hiện ra ở mức độ cao nhất của ý thức. Ở trạng thái cực điểm của lạc phúc viên mãn, tự ngã nội tại của cá nhân, Atman, hợp nhất với thần tính siêu việt của vũ trụ, Brahman, Đấng Tối Cao.

Người biên soạn Brhadaranyaka Upanishad dùng một so sánh khác về mật để nêu bật ra rằng atman và brahman là những thành phần của Nhất Thể, không hơn không kém:

Trái đất là mật của chúng sanh, và chúng sanh là mật của trái đất. Nhân vị sáng ngời và bất tử trong trái đất, và trong trường hợp của con người, nhân vị sáng ngời và bất tử nằm trong thân xác – cả hai đều là atman. Cái đó bất tử, đó là brahman, đó là cái toàn thể (Upanishads, p.30).

Thông điệp về đơn nhất tính đó có lẽ là thông điệp bền bĩ nhất trong Upanishad, nó chỉ ra về Nhất Thể, hướng về yếu tính thanh khí, phi vật chất.

Hai ý niệm atman và brahman không có tương đương thật sự triết học Tây Phương, do vậy thường được diễn giải sai qua những hình tượng quen thuộc của truyền thống tư tưởng Do Thái – Cơ đốc giáo về tâm hồn con người và thực thể tách biệt của một Đấng Tối Cao riêng rẽ. Tuy nhiên vẫn có điểm tương tự rõ nét với tín ngưỡng Cơ Đốc Giáo, bất kể đến những dị biệt rõ ràng. Qua sự hiểu biết về yếu tính tâm linh của atman và brahman, triết học Ấn Độ hòa giải giữa cái chết của thân xác và có tính hằng cửu. Với tính cách là thực tại cơ bản của ý thức thuần túy về tự ngã, atman bất sinh bất diệt bởi vì nó vẫn luôn tồn tại và chỉ có thể qui hoàn hợp nhất với brahman, suối nguồn và hơi thở của mọi tồn hữu.

Theo giảng luận trong Upanishad, atman tồn tại, không thay đổi, trong ba trạng thái của ý thức con người – thức, nằm mộng và ngủ sâu không mộng. Sau cái chết của thân xác, linh hồn đi về một trạng thái siêu việt khác mà phẩm chất của trạng thái đó được xác định tùy vào hành nghiệp của quá khứ hay karma, trong đó bản chất nguyên thủy của tự ngã có thể được khám phá. Nhưng từ tình trạng siêu việt này, atman có thể quay về thế giới vật chất nếu nó chưa thành tựu thực tại tối hậu của ananda hay là lạc phúc viên mãn.

Bất kể đến tình trạng, atman bao gồm năm vòng cầu thực tại tương ứng với con số thực tại của brahman, mỗi vòng cầu được khải lậu bên trong vòng bao bọc nó bằng cách cởi bỏ những lớp vỏ bọc cho đến khi đạt được cái lõi cuối cùng. Hướng vào bên trong, từ cõi phù sinh đến niềm tâm linh huyền nhiệm, các vòng cầu gồm: lương thực (annarasamaya), hơi thở (atma pranamaya), hồn vía (atma manomaya) và tri thức (atma vijnamaya). Nơi cốt lõi của tri thức, và chỉ đạt đến được bằng cách cuốn lên bức màn trong cùng, là trạng thái lạc phúc (atman anandamaya).

Nếu atman là ý thức của cá nhân, thì brahman Đấng Tối Cao, là suối nguồn của vạn vật. Bộ Svetasvatar Upanishad, mô tả brahman như một đại luân xa, nhấn mạnh tính đặc thù của Đấng Cứu Thế như là eka, Đấng Duy Nhất, và giải thích rằng những trở ngại do sự so sánh cần được vượt qua, những lớp vỏ bọc cần lột bỏ đi, để nhận ra thực tại đại đồng:

Trong vòng đại luân xa của brahman có ba phần – tự ngã, nền tảng, và cái bất khả diệt. Khi những ai biết brahman đạt đến chỗ biết được sự khác biệt giữa chúng, họ được hòa nhập vào hoàn toàn hướng về brahman và được giải thoát khỏi lòng mẹ. Toàn bộ thế giới này là cái khả diệt và cái bất khả diệt, cái hiển lộ và cái ẩn tàng liên kết nhau và Đấng chủ tể bảo tồn nó, trong khi tự ngã atman vẫn còn bị ràng buộc bởi vì nó là người thụ hưởng. Khi nó đạt đến chỗ biết Thượng Đế, thì mọi gông cùm sẽ rơi xuống; bằng cách tiệt trừ mọi hà tì khuyết tật, vòng sinh tử luân hồi sẽ chấm dứt; bằng cách chiêm niệm về nó người ta đạt được, khi thân xác phân rã, chủ quyền trên tất cả, và mọi khát vọng của người ta sẽ được đong đầy. Điều này có thể biết được, bởi nó luôn trung thành bên trong thân xác người ta. Cao hơn điều đó, không có gì để biết. Khi người thụ hưởng phân biệt đối tượng của thụ hưởng với người thúc giục – thì mọi sự đã được giảng giải. Đó là brahman nhất thể tam vị (Upanishads, pp.253–4).

Bộ Upanishads cung cấp suối nguồn tri thức chính về atman và brahman và tuy thế thông điệp trong đó thường khó thăm dò vì quá sâu xa đến mức bí hiểm và nhiều thế giá khác nhau đã nêu ra cái nan đề chưa được giải đáp là xét xem tự ngã có phải là một thực tại với Tuyệt đối thể hay không. Có lẽ chúng ta sẽ chỉ được phép biết câu trả lời khi chúng ta đã trút bỏ hết mọi sinh lực và được đưa vào trạng thái siêu việt của hiểu biết đích thực.

Trích trong “Minh Triết Đông Phương”.
Trần Ngọc Tâm s.t
Atman & Brahman / Trần Ngọc Tâm s.t

Tâm con vốn bửu tòa Thầy ngự,
Hãy giúp người gìn giữ Thiên cơ,
Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ,
Công bình, bác ái, từ bi đứng đầu.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây