Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Nói đến Đao Thầy, tức là nói đến Đao của Thương Đế. Và “nói đến Đao của Thương Đế”, trước ...


  • Tam giáo qui nguyên, như nước ba sông lớn đổ về biển cả, không thể biết nước nào thuộc về ...


  • KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập

    Đặc biệt , đối với Nữ phái, thánh nhân thường dạy Đạo Khôn phù hợp với Âm tính mềm mại, ...


  • Ý nghĩa Ngũ nguyện / Đức Đông Phương Chưởng Quản

    Muốn nhứt thống tư tưởng để tiến đến nhứt thống lý tưởng phải hành thế nào? Giản dị lắm chư hiền ...


  • AUM (OM) và "Om Mani Padme Hum" / Sưu tầm từ Wikipedia

    AUM : là lời mở đầu và kết thúc mọi lễ tụng kinh, AUM là mantra thứ nhất, trứ danh ...


  • Từ chánh niệm đến vô niệm Thiện Chí Người tu hành chín chắn trước sau đều phải học tâm pháp. Điểm rốt ...


  • Quyền Pháp - tình thương và sự sống / Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan

    Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan Bài viết này là một phần trong đề án nghiên cứu ...


  • Mười Đức Tin Chân Chính / Website Tôn giáo & Dân tộc

    Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh: 01. Chớ vội ...


  • Thiên cơ thế sự định phân rồi / Thánh giáo Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

    Học tập Thánh giáo-Tháng Giêng Canh Dần 2010 Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tuất thời, 29-12 Mậu Ngọ


  • Hình : Lễ giổ Iổ Hùng Vương tại Phú Thọ-miền Bắc VN Viết về Họ Hồng Bàng, quyển Việt Nam Sử ...


  • Đôi vợ chồng lập 3 kỷ lục Guinness đến VN / Sưu tầm từ Tuổi Trẻ Online

    Vợ chồng Emil và Liliana Schmid cùng chiếc ôtô ở VN. Chiều 15-1, giữa một đám đông tò mò ở trung ...


  • Thánh giáo Trung Thu Canh Tý / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    (Đàn cơ tại Nữ Đầu Sư Đường, 21giờ,16-8-Canh Tý; 06-10-1960) Phò loan: Cao Thượng Sanh, Trương Hiến Pháp. Hầu đàn: Bảo Thế, Nữ ...


16/06/2010
Hồ Thị Mộng Tuyền

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 16/06/2010

Niết bàn

Niết Bàn là gì?

Kinh Niết Bàn dạy:

Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi cũng gọi là Niết Bàn.

Hai chữ Niết Bàn gợi cho ta nhớ lại hình ảnh Đức Phật lúc còn tại tiền, Ngài thọ hưởng cảnh Niết Bàn ngay dưới cội cây Bồ Đề khi đã tận diệt hoàn toàn lòng vị kỷ, vọng tưởng, tham ái. Ngài đã đạt đến trạng thái an định tuyệt đối không còn bị bốn tướng sanh, lão, bịnh, tử chi phối nữa. Đúng thật, Niết Bàn không xa nếu chúng ta sống một đời sống đạo đức, thuần lương, tâm luôn ở trạng thái thanh tịnh, nhẹ nhàng, thanh thoát, không bị chi phối bởi ngoại cảnh tác động. Vậy bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy cảnh Niết Bàn nếu chúng ta thực hành đúng theo lời Phật dạy.

Trong Kinh Tạp A- Hàm có viết:
Niết Bàn là gì hỡi đạo hữu?
Sự tận diệt tham, tận diệt sân, tận diệt si.
Đó, nầy đạo hữu, gọi là Niết Bàn.

Lời Kinh thật giản dị, dễ hiểu, chỉ diệt tham, sân, si thì Niết Bàn sẽ thị hiện. Thoạt tiên, mới nghe qua thì thấy rất dễ nhưng khi bắt tay vào làm thì quả là khó biết bao! Vì chúng ta bị che lấp bởi những lớp màn vô minh dày đặc, sống trong cái khổ mà vẫn vui với cái khổ của mình. Ai cũng thương thân, quý thân, hết sức cố gắng chăm nom, săn sóc, trang điểm thân thể như vật rất quý. Nhưng tấm thân duyên dáng yêu kiều diễm lệ và khả ái này theo thời gian sẽ trở thành một gánh nặng của chúng ta.

Sau đây là một chuyện tích lý thú ngụ ý rằng cuộc đời và những lạc thú của cuộc đời chỉ là tạm bợ:
“Một chàng nọ lầm lũi đi giữa một khu rừng mênh mông đầy chông gai và gành đá ngổn ngang. Bỗng nhiên anh chợt thấy sau lưng một thớt tượng to tướng rảo bước đi về phía anh. Sợ hãi, anh đâm đầu chạy. Voi chạy theo. Đến trước một cái giếng cạn, anh định nhảy xuống để tránh voi. Nhưng nhìn xuống giếng anh thấy một con rắn độc nằm dưới đáy. Không còn cách nào khác nữa, anh đành đeo một sợi dây đầy chông gai, lòng thòng trên miệng giếng . Tạm thóat khỏi nạn, anh ngửa mặt lên thì nhìn thấy hai con chuột, một đen một trắng, đang cặm cụi gặm sợi dây mà anh đang đeo. Lúc anh ngửa mặt lên thì từ một tổ ong phía trên, vài giọt mật rơi ngay vào miệng.
Anh chàng lấy làm vui mừng, lãng quên rằng mình đang sống trong một tình trạng bấp bênh và hết sức nguy hiểm, yên trí tận hưởng hương vị ngọt ngào của mật. Vừa lúc ấy có một người giàu lòng bi mẫn gọi anh và chỉ đường cho anh thoát nạn. Nhưng anh lễ độ xin người kia cảm phiền chờ một chút để anh hưởng hết giọt mật.”

Câu chuyện trên cho ta thấy khu rừng mênh mông và đầy chông gai là vòng luân hồi, trầm luân bể khổ. Đời sống của chúng ta không phải là một vườn hoa tươi đẹp mà đầy dẫy những cam go khổ não. Thế nên, ta phải cố gắng vượt qua bao nhiêu chướng ngại trong cuộc đời, chịu đựng bao nhiêu lời chỉ trích bất công, biết bao phiền não mang đến. Đó là những đoạn đường chông gai trong cuộc đời. Thớt voi như báo hiệu cho ta thấy cái chết đang cận kề. Con rắn độc như tuổi già. Sợi dây đầy gai tượng trưng cho sự sống. Hai con chuột đen và trắng tượng trưng cho ngày và đêm, còn những giọt mật ngọt ngào là thú vui của đời sống. Và người giàu lòng bi mẫn, sẵn sàng chỉ lối thoát là Đức Phật.

Cái mà chúng ta cho là hạnh phúc trong đời sống chỉ là sự thỏa mãn của một vài điều mong mỏi. Mặc dầu cả đời phải chịu nhiều đau khổ nhưng khi gặp một điều gì đó may mắn mỉm cười với mình thì lập tức những cái đau khổ trước kia bị tan biến. Chỉ biết hiện tại là mình đang được hạnh phúc, đang sung sướng với cái mình đang có trong tay cho dù nó rất mỏng manh, mất còn lúc nào không biết được.

Vì thế ta nên phân biệt hạnh phúc Niết Bàn với hạnh phúc trần gian. Hạnh phúc Niết Bàn không đổi thay, không phai lạt, luôn trường tồn vĩnh cửu. Ngược lại, hạnh phúc tạm bợ thế gian chỉ là sự thỏa mãn của một vài tham vọng, rồi nó sẽ tan biến trong một thời gian ngắn.

Vậy muốn tìm thấy cảnh Niết Bàn thì phải diệt tham, sân, si, hằng giữ tâm thanh tịnh. Vì tâm mà được an định rồi thì mọi biến cố bên ngoài có đến ta cũng sẽ dễ dàng vượt qua. Lúc đó ta sẽ hưởng được cảnh Niết Bàn ở tại thế gian như lời các Đấng Thiêng Liêng đã dạy:

Trừ tam độc tham sân si muội,
Để nhẹ mình giong ruổi đường tu,
Tham thiền nhập định công phu,
Nuôi hồn dưỡng phách ôn nhu thanh nhàn.
Tuy sống tại trần gian thể xác,
Mà tâm hồn siêu thoát thảnh thơi,
Vui câu lạc đạo trong đời,
Xác thân ở tục hồn chơi thiên đình. Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, Minh Lý Thánh Hội, 19-9 Tân Hợi, 06-11-1971.

Ở thế mà tâm chớ nhiễm trần,
Tránh điều si dục với tham sân.
Tâm mà thanh tịnh, tiên rồi đó,
Dầu chốn bụi hồng bao lấy thân. Đức Ngộ Minh Đạo Nhơn, 1970.
Hồ Thị Mộng Tuyền
Niết bàn / Hồ Thị Mộng Tuyền

Mong sao em mến hiểu lòng này,
Sắp xếp gia đình cho khéo tay,
Dành để ngày giờ hành đạo sự,
Tô bồi âm chất mới là hay.

Đức Vân Hương Thánh Mẫu, Chơn Lý Đàn, 26-01 Quý Sửu, 28-02-1973

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây