Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Ngài Cao Quỳnh Cư tự là Bội Ngọc, sinh năm Mậu Tý 1888 tại làng Hiệp Ninh, tổng Hàm Ninh ...


  • Cụm từ Tam Kỳ Phổ Độ bao hàm hai ý nghĩa: Ý thứ nhất:  Diễn tả lần lượt cho ba lần  ...


  • Sứ mạng Chung Hòa là trách nhiệm quan trọng của Nữ Phái Tam Kỳ Phổ Độ để góp công quả ...


  • Cứ mỗi độ Xuân về là nhớ đến Kinh Dịch. Bởi Xuân ứng với Đức Nguyên của quẻ Kiền, người ...


  • Nhân ngày mùng chín tháng Giêng là Khánh Đản của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Thầy, là ...


  • Tôn giáo / Sưu tầm

    Tôn giáo, đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu ...


  • BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

    Text Box: NGHIÊN CỨU GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẾP LOẠI HỆ THỐNGQua tham khảo các đề tài ...


  • "Hòa bình  hay hiệp nhứt, Đức  Thượng Đế đã ban  cho mỗi con từ  khi mới đến trần gian. Con ...


  • Theo nhiều văn bản của triết học và thần học, hình tròn còn là biểu tượng đặc trưng cho Thượng ...


  • I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ II. ĐƯỜNG LỐI và CHỨC NĂNG HÀNH ĐẠO CỦA CƠ QUAN III. MỤC ĐÍCH CƠ QUAN (trích ...


  • "Jésus Thánh Chúa đã từ lâu, Rửa tội nhơn sanh đổ máu đào, Dựng thế bằng lời ...


  • Những hạt cà phê / Lê Anh Dũng

    “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.” (Mạnh Tử) Đây là chuyện tôi ...


16/06/2006
Đạt Tường

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 31/12/2009

Tam Qui


I. Theo giáo lý nhà Phật , Tam Qui là qui y Tam Bảo gồm: "Qui Y Phật, Qui Y Pháp, Qui Y Tăng".
Tự Điển Phật Học của Đoàn Trung Còn ghi: nguyện vắn tắt thì nguyện như trên còn nếu nguyện đầy đủ theo Hán văn thì như sau:
. "Tự Qui Y Phật, đương nguyện chúng sanh thể giải Đại Đạo, phát vô thượng tâm."
(nghĩa: Tự mình Qui Y Phật. Vậy nguyện cho chúng sanh hiểu rõ Đại Đạo và phát tâm bồ đề.)
. "Tự Qui Y Pháp, đương nguyện chúng sanh thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải."
(nghĩa: Tự mình Qui Y Pháp. Vậy nguyện cho chúng sanh rõ thấu kinh tạng, trí huệ như biển.)
. "Tự Qui Y Tăng, đương nguyện chúng sanh thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại."
(nghĩa: Tự mình Qui Y Tăng. Vậy nguyện cho chúng sanh dắc dẫn đại chúng, cả thảy đều vô ngại.)

II. Trong nghi thức lễ bái, mọi tín hữu Cao Đài chúng ta ai cũng đều thực hiện động tác lấy dấu Tam Qui.
Đây là động tác không thể thiếu được. Nhân mùa Phật Đản Bính Tuất 2006 này chúng ta hãy thử tìm hiểu xem, bên cạnh giáo lý của nhà Phật, Thánh giáo và giáo lý Cao Đài đã giải thích những ý nghĩa mới nào của Tam Qui. Đức Vạn Hạnh Thiền Sư đã dạy:
"Người đời, khi vào đạo, hay dùng tiếng Qui Y mà không hiểu nghĩa cho rốt ráo. Qui Y ý nghĩa nói lên rằng: từ lâu đã đi xa đường lạc lối, ngày nay trở về với Phật Pháp Tăng để làm y theo Phật Pháp Tăng cùng trở thành Phật Pháp Tăng. Đó là thành rồi. Nhưng người đời hiểu nông cạn qui y có nghĩa là đóng bảo kê với Phật, vân, vân… " Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, Minh Lý Thánh Hội 09.11 Kỷ Dậu (17.12.1969)
Vậy Tam Qui có ý nghĩa gì và chúng ta thực hành như thế nào ? Đây là vấn đề thiết thực mà mỗi người tín đồ chúng ta cần tìm học cho thông suốt để thực hành.

III. Vào năm 1970, Đức Trưng Nữ Vương khi hướng dẫn về nghi thức lễ bái Ngài có dạy :
"Nầy các em, giờ nay chị minh thêm cho các em tường:Nam Mô Phật tức là Tạo Hóa giao thông. Nam Mô Pháp là Thế giới giao thông. Nam Mô Tăng là Nhơn loại giao thông." Đức Trưng Trắc, Đạo Lý 60 trang 1 Huờn Cung Đàn (29.10.1970)

Tìm hiểu về Tam Qui trong kinh sách Phật giáo, chúng ta chưa thấy có những ngôn từ thể hiện ý này.

IV. Nhưng thật là ngạc nhiên khi chúng ta đọc trong quyển Chơn Lý của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu được Hội Thánh Tây Ninh xuất bản vào năm 1928, Ngài có viết:
"Muốn giải rành nghĩa hai chữ Tam Qui, trước hết phải hiểu nghĩa ba chữ Phật, Pháp, Tăng. Có Thánh ngôn Đức Chí Tôn dạy như vầy:
"Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn Thế giái, nên mới gọi Pháp. Pháp có mới sanh ra Càn Khôn vạn vật, rồi mới có người nên gọi là Tăng. Thầy là Phật, chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy".

Vậy thì Phật là Đấng Tạo Hóa, Pháp là Thế Giái, Tăng là cả nhơn loại. Qui Y Phật là Tạo Hóa giao thông. Qui Y Pháp là Thế giái giao thông. Qui Y Tăng là Nhơn loại giao thông.

A. TAM QUI NGỌAI

1. QUI Y PHẬT
Đối với Đấng Tạo Hóa ta phải hết lòng thờ phượng kính tin Ngài, vì Ngài là Đấng gầy dựng Càn Khôn, Thế giái, sanh ra nhơn loại cùng vạn vật khác. Thờ phượng Ngài là tỏ dấu biết ơn Ngài sanh chúng ta ra, kính tin Ngài vì Ngài là Đấng tuyệt đối vô cùng biến hóa. Chẳng những bổn phận chúng ta là thờ phượng kính tin Ngài mà thôi, chúng ta lại còn phải noi theo lẽ Trời mới được (Thiên lý) … …

2. QUI Y PHÁP
Vạn vật hữu sanh trên Thế giái chia ra là: thảo mộc, côn trùng, thú cầm, nhơn loại gọi là chúng sanh … … Đây xin luận về cách đối đãi với thảo mộc, thú cầm gọi là "Thế giái giao thông".
a) Đối với thảo mộc:
… … Chúng ta dùng vật thực phần nhiều là ở nơi chất thảo mộc mà nuôi thân song luật Trời nghiêm cấm không cho vô cớ mà phá hại đến loài thảo mộc.
b) Đối với thú cầm: Chúng ta chẳng những nương cậy nhau là nhờ có xã hội nhơn quần, mà còn phải cậy nơi sức lực của con ngoại vật nữa như trâu cày, bò kéo, ngựa chở ... Vậy nên đối với loài thú vật, chúng ta phải có (một cái) bổn phận riêng là:
- Chẳng nên đánh đập con (ngoại) vật vì nó cũng biết đau đớn như mình.
- Phải săn sóc nuôi dưỡng nó cho tử tế để đền đáp lấy công cực nhọc của chúng nó giúp đỡ ta.
- Chẳng nên hại mạng chúng nó vì chúng nó cũng đồng thọ một điểm linh quang của Đấng Tạo Hóa như chúng ta vậy.

3. QUI Y TĂNG
Qui y Tăng la "Nhơn loại giao thông", nghĩa là bổn phận người đối với người vậy. Đại khái bổn phận người đối với người chia ra nhiều bực là: đối với thân tộc họ hàng (ông bà, cha mẹ, bà con, chồng vợ, anh em), đối với quốc gia, xã hội cùng cả nhơn quần. Cả bổn phận ấy đều gom về một mối gọi là Nhơn Đạo.
Tam Qui vừa giải trước đó là Tam Qui đối với bên ngoài nên gọi là "Tam Qui Ngoại". Đối với bên trong, nghĩa là trong châu thân mình, lại có "Tam Qui Nội"."

B. TAM QUI NỘI

Đấng Tạo Hóa vẫn là Phật, dùng huyền diệu thiêng liêng gọi là Pháp mà phân tánh (hồn) cho nhơn loại, gọi là Tăng.
1. Luyện ngươn tinh cho trong sạch nhẹ nhàng đặng hiệp với ngươn khí gọi là Qui y Tăng.
2. Luyện Hậu Thiên Khí trở nên Tiên Thiên Chơn Khí, rồi dùng huyền diệu bí pháp đặng hiệp Khí với Thần, gọi là Qui y Pháp.
3. Luyện ngươn thần cho được thuần dương cho Âm Thần trở nên Dương Thần, hầu trở lại chỗ bổn nguyên là "Hư Vô chi Khí" đặng hiệp làm một với bổn nguyên Phật, gọi là Qui y Phật.
Nghĩa lý "Tam Qui Nội" rất xâu xa huyền bí, chỉ giải sơ lược ra đây vậy thôi. Ai thâm đạo lý rồi mới có thể thấu đáo rõ hơn được."
Như vậy chúng ta thấy Tam Qui có Tam Qui Ngọai và Tam Qui Nội.

V. Về Tam Qui Nội:

- Ngày 05.6 At Hợi 1935, Đức Chí Tôn có dạy và còn lưu trong Kinh Thánh Đức Chuyển Mê trang 56.
"Tam Bửu dạy trò gieo Thánh Đức,
Tam Qui xưa điều luật đành rành …,"
- Năm 1936, trong Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy dạy:
"Qui y Phật là tịnh dưỡng Nguơn Thần.
Qui y Pháp là gìn giữ Nguơn Khí.
Qui y Tăng là bảo tồn Nguơn Tinh." (Đại Thừa Chơn Giáo trang 58)

VI. Trên phương diện Lý Số Đạo Học của Tam Qui,
Đức Quan Thế Am có dạy vào năm 1955:
"Các Hiền lấy con số một làm đề mục.
2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 là pháp môn biến thể và pháp môn lập pháp hay pháp môn chính bản. Ngoài ra còn vô tận pháp môn mà sau các con số kia, thêm vào một số 0 sẽ chồng và thay đổi nhau không sao biết được (…)
- Con số 1 là Thái Cực hay nguyên lý của Vũ trụ. Còn 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 là Bát quái, Lưỡng nghi, Ngũ hành, Tứ tượng, là nguyên khí Vũ trụ.
Con số 0 của con số 1, không thể nói là hai, cũng không thể nói là một mà cũng không hai không một.
Không một mà một, gọi là Đạo là chơn lý. Không không mà có gọi là Đạo, là mầu nhiệm. Có một rồi lại gọi Đạo hay là Phật.
- Một phân 2, phân 3, phân 4, phân 5, phân 6, phân 7, phân 8, phân 9 đem con số 0 để vào để thành nguyên số và tử số, mẫu số gọi là Pháp.
- Rồi cũng dùng 8 con số kia chồng lẫn, thay đổi nhau, nhơn lên chia ra, cộng lại trừ đi và cũng có thể đơn giản rút gọn lại mà thành vô tận pháp môn, gọi là Tăng." Đức Quan Thế Am, Thánh Truyền Trung Hưng 2,
Thánh Thất Thái Hòa 19.4 ĐĐ.30 Ất Mùi (09.6.1955)

VII. Để giúp cho nhơn sanh có thể hiểu Tam Qui gần gủi với thực tế việc sống đạo hơn, Đức Cao Bảo Văn Pháp Quân của Hội Thánh Truyền Giáo đã dạy:
"Nhiệm vụ của mọi người ai cũng có hai phần, một phần tu kỷ, một phần độ tha, hai phần mà một, một phần mà hai.
Như gia đình thì người con phải Tu Thân, Tề Gia. Quốc gia thì người dân phải Cứu Nước và Dựng Nước. Về Tôn giáo người Tín đồ phải Giữ Đạo, Truyền Đạo.
Người Giữ Đạo là người phải thế nào ? Là làm tròn bổn phận của người tín đồ đối với Thầy với bạn.
- Với bạn ta phải Tín, Thân, Hòa, Ai làm cho giữa nhau một mối tương quan. Bạn nhờ ta mà nên, ta nhờ bạn mà thành, nương nhau mà tiến mà tu mà học mà sửa chữa tánh tình.
- Với Thầy ta trọn tin trọn kính, đem thân trong sạch thờ cậy nơi quyền năng Thầy mà thắng tất cả pháp giới ma lực. Nhờ đức tin làm cho giữa ta và các Đấng Thiêng Liêng gắn chặt, hằng giao cảm, nên thân tâm được gội rửa điển lành ngày một trở nên thanh tịnh.
- Thầy và bạn là hai yếu tố quan trọng tương liên. Giữa hai phần đó còn một phần quan trọng thứ yếu là pháp luật để nối liền cho đôi bên suốt thông không rối loạn. Pháp là đường lối dẫn dắt, phương pháp họp thành đôi bên. Người tu phải qui y Tam Bảo là thế. Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng. Phật là Thầy, Tăng là bạn, Pháp là tổ chức để đưa rước chúng sanh huờn nguyên phản bổn, cũng là Hội Thánh.
Có qui y Tam Bảo bên ngoài cùng với Thầy, với Hội Thánh, với nhơn sanh thì thân nầy mới bảo đảm, mới chế được phàm phu tình thức, mới giữ vững giá phẩm con người, mới mong đạt cơ tận thức. Bên ngoài được rồi thì đồng thời bên trong của tâm ta cũng được tam bửu là Tinh, Khí, Thần mãn túc Tinh mãn không dâm dục, Khí mãn không đói rét, Thần mãn không mê nhọc tự khắc luân kết Kim Đơn.
Nên về phương luyện Đạo nhiều người tu, ít người đạt Đạo là vì bên ngoài chưa tròn xứng nhiệm vụ, không qui y Tam Bảo của luật pháp ấn định, rồi cầu kỳ nơi thâm viễn mà xa con đường Trung Đạo nên lạc vào bàn môn ngoại giáo. Tiểu Thánh khuyên cùng toàn Đạo muốn tu cho đắc Đạo thì phải thương Thầy mến bạn, lấy pháp luật làm phương hướng giữ Đạo, sửa mình, để cho khế đồng tương ngộ hợp với người, thuận với Trời. Bằng bỏ Pháp luật đi thì thân bị hèn nhục, tâm bị hôn mê, linh căn đọa lạc. Với người họ chán ghét ruồng bỏ, với Trời thì bị từ khước quở phạt. Vì Pháp luật là qui tắc để làm người, làm Tiên, làm Phật thì phải giữ lấy Pháp luật làm căn bản. Đã nói Pháp luật là qui tắc làm công cụ chế tạo phàm phu nên Thánh Đức, tội ác hóa phước duyên, mê ngu ra sáng lạng thì sao lại lìa bỏ nó được. Ví như muốn có cơm thì phải nấu, nấu cần có củi lửa nước gạo và nồi. Thét lửa cho sôi, sôi rồi bớt lửa, nếu còn dùng đốt thì hư cháy, mà nôn nả thì sống sít, nên qui tắc phải có chừng độ. Nói tóm lại là muốn cho thành công phải y hành luật Pháp qui tắc.
… … Mau mau "Trở Về Với Nhiệm Vụ". Trở về là nghĩa làm sao ? Phải chăng từ lâu ta đã đi xa luật pháp tách biệt cùng Thầy, nên hầu như rời cách con đường tạo Tiên tác Phật. Nên trở về là ý nói qui y cùng Thượng Đế, cùng tổ chức, cùng đoàn thể của mình.
- Về với Thầy, ta phải làm những gì cho xứng đáng với nhiệm vụ ? Về với tổ chức, với chúng bạn thì làm sao ? Nên nhiệm vụ của tín đồ là giữ tròn Tam Qui, Ngũ Giới làm đúng 24 điều Thế Luật để sửa mình, để độ người. Cùng nhau siết tay xây dựng nền móng Đạo, hàng ngủ sống còn kết thành bức tranh tốt đẹp kỳ xảo. Chư chức sắc chức việc ai ở cấp bực nào trong hàng phẩm nào, đều làm tròn phận sự là "Trở về với nhiệm vụ". Trở về như thế là QUI Y PHẬT vị, nương lấy oai Thần điển huệ Chí Tôn mà tạo thành con người Bồ Tát.
- Người Bồ Tát là người giữ đúng pháp luật, nhờ pháp luật mà tạo cải thân tâm, chế phàm phu, ngăn tình thức, xây dựng con người Thần Thánh vứt bỏ được oan trái phiền não nghiệp chướng, ác tâm. Lòng vui tươi, thân khỏe mạnh, thần trí sáng suốt, giá phẩm tăng cao, đức hạnh uy nghi, cảm hóa được người bỏ dữ theo lành cải tà qui chánh, ma quỉ khâm phục tôn ca, ấy là QUI Y PHÁP. Nhờ tùng pháp mà đi đến Đạo, đạt Đạo để cứu chúng sanh mà cứu được người là "Đại Thiên hành hóa".
Cứu người không phải học cho nhiều, nói cho suốt, biện bác cho tài tình. Cứu người ở trên thực chất bằng hành động, lời nói việc làm đã chứng tỏ mỗi ngày. Mà chính yếu là phần công phu thực hành tu dưỡng nơi thân tâm, hiện ra dung dáng bằng đức hạnh làm cho điển lực nơi người rung động từng cơn như làn sóng rất có hiệu lực. Nói ra ai cũng ưa nghe, làm ra ai cũng ưa học, khiến được xa gần tất cả ai cũng được thế thì bao nhiêu hiệu lực kia cộng họp lại thành khối. Khối ấy mỗi một lúc muốn phát ra thì có khác chi xuân khí đầu năm, không nói cứu sống nuôi mạnh trợ lực cho vạn vật mà vật được tiếp lấy khí dương phát tái hồi sanh vượng. Ôi ! Ai có biết quyền pháp đó chăng ? Vô danh phi thường danh mới thành đại nguyện. Nên vô vi để dịch sử quần linh là phương tu lập pháp. Lập pháp là lập cái thân, lập cái thân là lập thành Thánh thể cho Đại Đạo. Lúc trì châu khởi chú, cúng sám quì hương, vận Khí điều Thần là làm cho thân được lập, tâm được thanh, Quyền pháp được tụ hội, Thần Khí qui về pháp giới tịnh yên, nhứt khắc trụ Thần vào đâu là sử dịch được đó. Vô vi không phải không làm để chơi rông, tiêu cực với nhiệm vụ, mà trái lại để tăng trưởng sức lực hoạt động bên trong, bình tỉnh mà tiếp phăng nguồn gốc mối manh của vạn hữu mà định phương tận độ …
Không ai không nhờ Quyền (Thầy) Pháp (Hội Thánh) mà được cứu. Vì vậy kẻ có trách nhiệm nên thận trọng mà lo tròn sứ mạng nơi mình, rán tu để cầu đạt Đạo" Đức Cao Bảo Văn Quân, Thánh Truyền Trung Hưng 3 tr16,
Trung Hưng Bửu Tòa 30.01 Đinh Dậu 1957

KẾT LUẬN :

- Qui Y là Nam mô: "Qui Y ý nghĩa nói lên rằng: từ lâu đã đi xa đường lạc lối, ngày nay trở về."
- Có Qui Y Ngọai và Qui Y Nội tương ứng với Thế Đạo và Thiên Đạo.
. Qui Y Ngọai: Là "Trở Về Với Nhiệm Vụ".(tu kỷ và độ tha). Người tín đồ phải Giữ Đạo và Truyền Đạo.
"Người Giữ Đạo là người phải thế nào ? Là làm tròn bổn phận của người tín đồ đối với Thầy với bạn.(…) Pháp là đường lối dẫn dắt, phương pháp họp thành đôi bên. Người tu phải qui y Tam Bảo là thế.(…) Phật là Thầy, Tăng là bạn, Pháp là tổ chức để đưa rước chúng sanh huờn nguyên phản bổn, cũng là Hội Thánh (…)
Trở về là ý nói qui y cùng Thượng Đế, cùng tổ chức, cùng đoàn thể của mình"
. Qui Y Nội: Có Qui Y "bên ngoài được rồi thì đồng thời bên trong của tâm ta cũng được tam bửu là Tinh, Khí, Thần mãn túc."
- TQ cũng được giải thích theo Lý Số của Đạo.
Bên cạnh những ý nghĩa của việc lễ bái và thờ phượng trong Cao Đài Giáo. Qua Thánh Giáo và Giáo Lý Cao Đài giải thích về Tam Qui, một lần nữa tín hữu Cao Đài chúng ta lại thấy rõ 2 mục tiêu Thế Đạo và Thiên Đạo trong mục đích của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Người tín hữu Cao Đài một khi đã "Đặt trọn lòng tin nơi Đấng Chí Tôn và Đại Đạo" (PHẬT) quyết lòng "phổ độ nhơn sanh" (TĂNG) thì việc thực hành rốt ráo theo chân truyền Tân Pháp Cao Đài (PHÁP) là điều không thể thiếu được.
 
Đạt Tường

Xuân đến con vui với tiết xuân,
Hãy đem đạo lý độ người trần,
Trong cơn mê muội xa ngôi vị,
Thức tỉnh lên đường học thánh nhân

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây