Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Chư Môn-đệ nghe! Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào ...
-
Bài Thuyết đạo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày 19-6-Đinh Hợi (01-8-2007) ________ [Ảnh bên: Tượng Quan Thế Âm Bồ ...
-
Ảnh: Humanity :Artist's notes: "Even when there is no one else to see, God watches us. One aspect of Buddhist ...
-
Như chúng ta đã biết, ngã của thân tứ đại ngũ uẩn này vô thường sanh diệt, không có nghĩa ...
-
Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...
-
THẮP ĐUỐC ĐẠI ĐẠO ĐỂ GIEO NIỀM TIN SIÊU VIỆT CAO ĐÀI Đức Chí Tôn khai đạo đã hơn 80 năm, ...
-
Tượng Vua sám hối độc đáo nhất Việt Nam Năm nay, nhân dịp UNESCO công nhận lễ Phật đản là ...
-
NCGL vừa nhận được Bố cáo xây dựng Thánh miếu tại Long An của Minh Lý Đạo Tam Tông Miếu, ...
-
Từ thuở hoang sơ của địa cầu, loài người đã trải qua nhiều nỗi hãi hùng do biến động của ...
-
Tôi có cái tánh kỳ là hay quan sát ở việc mà ngẩm ra cái lý hay hoặc có cái ...
-
Tân pháp Cao Đài là pháp môn tam công, có đặc tính tổng hợp rồi kết tinh và đơn giản ...
-
Tâm là nguồn gốc muôn vật, hễ nói đến Đạo là nói đến Tâm. Trên đời này có vô số ...
Huệ Ý
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 31/12/2009
Mùa Xuân với người giáo sĩ
Vào một ngày đầu xuân Đức THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ dạy:
Bốn biển đương yêu cầu thống thiết, Thống thiết: Đau khổ lắm. Nhân loại mong chờ được giải cứu ra khỏi cảnh nguy khổn về vật chất lẫn tâm linh.
Có những người minh triết Minh triết: Người hiền trí. Minh triết bảo thân: Có trí thức, đủ tự vệ lấy sinh mệnh của mình.
thuần chơn Thuần: Không tạp nhạp. Ơn Trên dạy: "Đạo pháp thuần chơn, huyền vi chứng đắc". ,
Vô vi, vô ngã, vô nhân,
Bình hành tâm vật mở nguơn thanh bình.
II. HỌC TU
Chúng ta học tu theo lời Đức Đạo Tổ dạy, lần lượt như sau:
Câu 1: Bốn biển đương yêu cầu thống thiết.
Hiện tình nhân loại trên hoàn cầu đang chịu khổ nạn về vật chất Khổ nạn về vật chất: Tai hoạ tự nhiên do chính con người gây ra: hạn hán do phá rừng, lối sống công nghệ gây nhiều bệnh tâm thần, dịch gia súc (bò, gà, heo…) lẫn tâm linh Câu hỏi: Nhân loại đang khao khát tâm linh, còn bạn thì thế nào? . bệnh nhân đang cần lương y và đơn dược một cách khẩn trương.
Đức Hiệp Thiên Đại Đế dạy:
"Câu quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách, nhưng cái trách nhiệm của bậc thế Thiên hành hóa, giáo dân vi thiện lại càng quan trọng hơn. Trước cảnh quốc phá gia vong, thôn làng tan nát, đồng bào khổ nạn lầm than thống thiết, người tu không phải dụng võ để tế thế an bang, hoặc dụng văn để sửa đoan quốc chánh. Nếu không làm hai việc ấy, không lẽ vô trách nhiệm sao? Trái lại trách nhiệm rất nặng nề nhưng linh diệu mà Thiêng Liêng đã dành sẵn cho (…) trong chỗ dụng tâm linh cải hóa nhân tình, lấy đuốc tuệ soi đường sanh chúng. Những bậc Giáo chủ xa xưa, những hàng triết nhân kim cổ, những bậc anh hùng cận đại nào ỷ lại tha nhân, tự mình thắp đuốc lấy mà đi, tự mình sắp xếp việc an nguy cho nhơn thân, cho đạo sự. Nếu không hoặc thiếu đức hy sinh, hỏi mấy kẻ được thành công trong kim cổ?" (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời,15-12 Giáp Dần)
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo tìm người để ban trao sứ mạng:
Nhìn những cảnh thiên ma bách chiết,
Nghĩ thương người thống thiết bôn phi,
Kiếp nhơn sanh có ra gì,
Ai đem thân đạo bù chì nước non?
(Vạn Quốc Tự, Chơn Lý Đàn, Tuất thời, 20-11 Ất Tỵ)
Riêng đối với thế hệ tiếp nối, Đức Cao Triều Tiền Bối dạy:
"Các em có nghĩ đến một ngày nào đó nhân loại sẽ thèm khát đạo lý đến mức nào chăng? Liệu các em có còn ở trong tư thế đạo đức minh triết sẵn sàng hướng đạo chưa?" (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 11-02 Nhuần Ất Sửu)
Tiêu chuẩn của một vị lương y thế nào?
Câu 2: Có những người minh triết thuần chơn.
Vị lương y tâm linh, trước hết phải là một vị chơn tu. Kế nữa là phải tu luyện để bảo vệ được mình trước các thăng trầm của cuộc đời (minh triết bảo thân) và một lòng, một dạ phụng Thiên sự dân (trung thành sự đạo).
Trong thanh tịnh, hành giả sẽ nhận được chỗ minh triết để tiếp nhân xử thế. Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy:
"Người có xuân tâm sẽ thấy hân hoan đón Chúa Xuân trong niềm vui sứ mạng thì cảnh sẽ do tâm mà hòa hợp êm đềm. Chính cái lặng lẽ êm đềm ấy mới thấy được mầu vi minh triết." (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 15-01 Mậu Ngọ)
Có minh triết mới trở thành người con ngoan của Đức Chí Tôn. Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy:
"Chư đệ muội ôi! Những người con tin của Thượng Đế! Những sứ giả Thiên ân! Thượng Đế và chư Phật đều lo lắng cho cả, trong đó có Bần Đạo. Dầu là nhân hay quả, dầu là nghiệp chung hay nghiệp riêng, dầu trả hiện tiền nặng hay nhẹ nhưng Thượng Đế Chí Tôn cùng các Đấng sẽ lo cho. Trời sắp mưa thì có dù, trời sắp nóng thì lo quạt, trời sắp lạnh thì lo áo, đừng nên vì lý do nhỏ nhặt mà bỏ dù cho bị trận mưa. Cũng đừng vì tự ái mà bỏ áo cho thân hình run rét. Ngoài sự lo lắng của Thượng Đế Chí Tôn, của chư Phật, chư Tiên Thần Thánh, của Bần Đạo, còn một việc nữa là thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong. Biết thời trời hạn hán phải chứa nước đào ao. Biết lúc mưa to phải tìm phương che đụt. Biết đường tiến thối, biết dùng phương tiện để minh triết bảo thân, để trung thành đạo sự, đó là con ngoan của Thượng Đế vậy." (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 15-7 Đinh Tỵ)
Làm sao để đạt được minh triết? Người tu sĩ, giáo sĩ phải tu học, nghiên cứu và tu tập thiền định. Đức Quảng Đức Chơn Tiên dạy:
"Các giáo sĩ hiến dâng trọn đời và nhân viên nồng cốt nên đến thư viện vào mỗi sáng để học tập và nghiên cứu. Nghiên cứu giáo lý là một hướng nhắm quan trọng trong tương lai. Chư đệ muội phải khổ công rèn luyện mới có thể nhận định vấn đề sâu rộng được. Tu học nghiên cứu để đạt được minh triết. Tu tập thiền định để đạt đến chứng đắc tại tiền. Đây là hai điều kiện khá quan trọng người giáo sĩ phải đạt đến mới xứng đáng là người giáo sĩ Đại Đạo". (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tý thời, 19-10 Đinh Sửu)
Công năng tu học của thiền định được Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy rõ như sau:
"Người tu học luôn luôn phải tìm tòi học hỏi giáo lý cho cặn kẽ ngọn nguồn. Học để thông, tham thiền tịnh định để thấu cho rốt cái lý. Lý được thông rồi tâm khai phát huệ. Từ đó giao cảm cùng với Thiêng Liêng là một chân sư hướng dẫn trong tâm linh, trong tiềm thức của mỗi người. Vì vậy cũng đồng thời tu học mà mỗi người thông suốt cùng sự giao cảm với Thiêng Liêng không được đồng đều nhau." (Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 12-9 Mậu Thân)
Người xưa dạy rằng sông không cần sâu, chỉ cần có rồng ở; núi không cần cao, chỉ cần có Tiên ở. Người minh triết phải là con rồng ở sông, tiên nhân ở núi. Đức Đông Phương Lão Tổ dạy:
"Này chư đệ muội! Bần Đạo cảm thương chư đệ ở chỗ chật hẹp nóng bức thiếu tiện nghi nhưng chính điều này làm tăng giá trị và đạo hạnh của bậc tu chơn mới chứng tỏ chư hiền đệ muội hy sinh thụ hưởng cá nhân để hoàn thành sứ mạng nhận lãnh. Tuy trụ tướng nhỏ hẹp thiếu tiện nghi, nhưng bên trong chứa đựng cả sứ mạng to tát mà chư đệ muội quyết tâm thực hiện, còn hơn trụ tướng rộng rãi thênh thang, thoải mái đầy đủ tiện nghi mà bên trong trống rỗng, chỉ phục vụ cho cá nhân, không lợi ích gì cho thiên hạ. Bần Đạo dạy như vậy để mỗi chư hiền đệ, hiền muội tự minh triết mà quyết định con đường giải thoát cho chính bản thân." (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tý thời, 30-02 Nhâm Thân)
Cứu cánh minh triết thuần chơn, không phải chỉ riêng hàng tu sĩ, giáo sĩ mà chung của các cấp chức vụ nhân viên Cơ Quan. Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy:
"Cơ Quan là guồng máy sau cùng của Đại Đạo. Đại Đạo xây dựng đời thượng nguơn thánh đức, phụng sự nhân loại. Thế nên, sứ mạng của Cơ Quan trọng đại và gian khổ.
Trọng đại, nên mỗi một chức vụ trong Cơ Quan dù lớn hay nhỏ đều phải luôn luôn hướng thượng mới xứng với sứ mạng của nó.
Gian khổ, để làm bài thi trong trường tiến hóa. Bài thi này có hệ số điểm rất cao dành cho hàng thức giả nào tự nhận chiếc áo Thiên ân để tu nhất kiếp ngộ nhất thời.
Cũng bởi sứ mạng trọng đại và nhiều gian khổ này đòi hỏi mỗi nhân viên chức vụ phải hội đủ Tâm, Hạnh, Đức, Tài. Muốn được thế, đạo đức phải thuần chơn, đạo tâm phải chuyên nhất, đạo hạnh phải viên dung. Đó là những điểm cần yếu phải có ở người chức vụ nhân viên." (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tý thời, 25-3 Đinh Mão)
Câu 3: Vô vi, vô ngã, vô nhân.
Vị lương y phải thực hành kết quả mục đích, tôn chỉ, lập trường Đại Đạo.
Lập trường của Đại Đạo là thuần chân vô ngã. Thế nào là vô ngã?
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy các ý như sau:
1. Vô ngã: Mình là mọi người, mọi người là mình.
2. Vô ngã: Thiên địa chi tâm; tâm là tâm, cảnh là cảnh.
3. Vô ngã: Vô tư, vong ngã.
4. Vô ngã: Có thương yêu mà không có đối lập, có trách nhiệm mà không có hậu ý.
Khi tâm có được trạng thái vô ngã, chúng ta mới trả được nghiệp tiền khiên của thân, khẩu ý mà tu tiến lập công bồi đức.
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:
"Trong đời sống của người học đạo tu thân phải cần dùng đến nhiều yếu tố. Ngoài bổn phận làm người xử thế lại còn phải sống với đời sống của người hành đạo.
Có chịu gia công cực nhọc trong trường công quả để sớm tiêu trừ nghiệp quả tiền khiên của thể xác gây nên.
Có trau giồi tập luyện tư tưởng thuần túy đạo đức tốt đẹp vì nhân sinh vì vạn thể, đem tình thương ban bố trong tư tưởng mọi người để sớm tiêu trừ nghiệp ý.
Có học hỏi thuần chơn vô ngã mà giải thoát siêu sinh, sống ở đời như thường nhân mà tâm linh cách biệt những thường tình thế sự." (Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 12-9 Mậu Thân)
Câu 4: Bình hành tâm vật mở nguơn thanh bình.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tận độ toàn diện cho nhân loại: nhân sinh lẫn tâm linh. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 15-7 Đinh Tỵ.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy:
"Ý thức hệ đã ràng buộc con người với con người trong thế giới hiện hữu. Dầu muốn hay không muốn thì tâm vật vẫn song hành, hai phương diện trong một con người. Lìa vật không có tâm, bỏ tâm không có vật. Thế nên sứ mạng Đại Thừa là thực tiễn cứu cánh vạn khổ chúng sanh hòa mình trong xã hội nhân loại. Thể dụng ứng biến hình danh công cụ tâm vật bình hành. Tất cả đều hoàn hảo trong một cuộc sống ung dung, tự do, tự toại."
Đức Cao Triều Tiền Bối dạy:
"Các em! Lịch sử nhân loại hiện tại đang tiến đến giai đoạn quyết liệt. Không phải mạnh được yếu thua, mà nhơn đạo, công lý hòa bình thịnh vượng trên nền tảng tâm đức, trí năng, để quân bình do đề huề phối hợp Thiên đạo và Thế đạo. Đến đây hẳn các em thấy được phần nào ý nghĩa của công phu tu luyện, nhưng đồng thời cần phải nỗ lực gấp bội về hai mặt tâm đức, trí năng, như vậy mới hoàn thành được sứ mạng."
Đức Chí Tôn dạy:
Bình hành tâm vật kỷ cương,
Thần hình câu diệu tứ phương cộng đồng.
Các vị hành giả với tâm vô ngã, hành Thánh sự sẽ mở màn cho việc xây dựng cho nhân loại một kỷ nguyên Thánh đức tại trần gian.
* * *
Hàng tu sĩ, giáo sĩ nói riêng, nhân viên Cơ Quan nói chung, hãy đáp lời kêu gọi của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo:
Hỡi tu sĩ, muốn hoằng dương nền chánh giáo,
Hỡi nhơn tài, mong hoài bão được non sông,
Hỡi ai kia, làm sao cho rạng rỡ giống Tiên Rồng,
Cho bốn biển năm châu cùng hạnh phúc?
Giữa dòng đời phải lóng trong hay gạn đục,
Trong đạo trường điều họa phúc phải cân phân,
Biết bao nhiêu người trí thức, bậc vĩ nhân,
Thiếu chi khách hùng anh cùng nữ liệt,
Cớ sao đời diễn lắm cảnh ai bi thống thiết,
Cớ sao đời còn rên siết nỗi tang thương,
Có phải chăng vì đời mất hết nếp luân thường,
Có phải chăng bởi Đạo thiếu lập trường nền chánh pháp?
Trí thức ôi, tình nhân loại hãy mở cửa mà dung nạp,
Nhân tài ôi, cảnh nguy vong đang tràn ngập khó phôi pha,
Nắm tay nhau sửa dựng mối Đạo nhà . . .
...
Đạo Cao Đài là phương dược thoát trần nê.
(Hườn Cung Đàn, Tý thời, 01-9 Quý Mão)
Nguyện xin được như thế.
Huệ Ý
Tháng 3-2007 (Đinh Hợi)