

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Cầu siêu /
KINH CẦU SIÊU CỨU RỖI CỬU HUYỀN (Ảnh: Địa Tạng Vương Bồ Tát, cầm ngọc Như ý và cây tích trượng có 6 ...
-
“Tam Kỳ Phổ Độ là một giai đoạn quan trọng trên lịch sử diễn tiến của nhân loại trong kỳ ...
-
"...Tôi không quen ghi chép sổ sách gì, nhưng nhớ. Đó là ngày 20 tháng Chạp năm Bính Dần. Hôm ...
-
. . .Trở lại với chúng ta, những con người sẽ bước đi trên con đường chí hướng của cô ...
-
Này chư hiền đệ, sự tiến hóa của con người từ loài côn trùng thảo mộc thú cầm cho đến ...
-
TTO - Xuất hiện trong giới học thuật với những công trình đồ sộ về văn hóa phương Đông như: ...
-
Nhân loại đang ở giữa hai cực đoan của khoa học và đạo giáo.
-
Đức Lão Tử viết : “Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ âm làm cho người ta ù tai; ...
-
"Ðắc nhứt tâm rồi thế mới yên, Muốn tâm đắc nhứt phải tham thiền; Tham thiền tâm sẽ hoà muôn vật, Hoà ấy ...
-
Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, là ...
-
Đức Lý Đại Tiên Trưởng Thái Bạch Kim Tinh, Nhứt Trấn Oai Nghiên, hiện kiêm chức Giáo Tông Vô Vi ...
-
Thứ Sáu, 04/05/2007, 17:41 (GMT+7) TTO - Mùa xuân này, nữ sĩ Mộng Tuyết trở bệnh ở tuổi 95. Hiện bà đang ...
Tường Như sưu tầm
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 05/11/2010
Mười Điều Tâm Yếu

Mười điều tâm yếu hướng về ngày thành đạo của Đức Phật Thích Ca (08 - 10 - Canh Dần)
1/- Hạnh TỪ-BI.(慈悲行)
Trọng mạng sống của muôn loài. Xót thương và tận tâm giúp đở người đói khổ, cô đơn, đau ốm, tật nguyền. Buồn khi thấy kẻ làm dữ, khuyên nhủ họ bỏ dần và dứt hẳn việc dữ. Vui khi thấy người làm lành, khuyến khích giúp đỡ họ phát triển thêm điều thiện; ấy là hạnh TỪ-BI.(慈悲行)
2/- Hạnh HỈ-XẢ.(喜捨行)
Ai chê bai không giận, ai khinh ghét chẳng hờn. Đại lượng với người chống đối lại mình. Lấy ơn trả oán, chứ không lấy oán báo oán. Trong đời chỉ có “Những Bạn đã và đang thông cảm, hiểu biết mình” và “Những Bạn chưa thông cảm, hiểu biết mình” . Tuyệt nhiên không có ai là “Kẻ Thù”, ấy là hạnh HỈ-XẢ.(喜捨行)
3/- Hạnh NHU-HOÀ.(柔和行)
Với người đối nghịch dùng mềm mỏng mà khuyên lơn, dùng ôn hoà mà hoá độ. Dầu gặp rối ren, gay cấn thế nào cũng bình tỉnh điều đình cho ổn thoả; ấy là hạnh NHU-HOÀ.(柔和行)
4/- Hạnh NHẪN-NHỤC.(忍辱行)
Vui chịu đủ các phương thử thách, gặp biến cảnh thế nào cũng biết cách chìu theo, không phiền muộn trách than, không ngã lòng thối chí. Thành công không kiêu căng, thất bại không nãn chí, ấy là hạnh NHẪN-NHỤC.(忍辱行)
5/- Hạnh CHÍ-THÀNH.(至誠行)
Thành thật với mọi người, dù trong đạo hay ngoài đời cũng vậy. Từ lời nói đến việc làm, nhứt nhứt đều ngay thẳng thật thà, xử sự chẳng mưu mô lừa đảo. Tự mình siêng năng học hỏi để tiến bộ không ngừng, đem sự hiểu biết thực lòng giúp người được hiểu biết, để cùng nhau làm lợi ích cho chúng sinh, ấy là hạnh CHÍ-THÀNH.(至誠行)
6/- Hạnh TINH-TẤN.(精進行)
Cố tâm tiến lên con đường lập công bồi đức. Trong không khởi một niệm ác để tâm hồn luôn thư thái, ngoài không biếng nhác tháo lui, dù lâu dài cũng một mực chăm lo tu học và chăm làm việc thiện, gắng làm tròn bổn phận mình với đạo, với đời; ấy là hạnh TINH-TẤN.(精進行)
7/- Hạnh BÌNH-ĐẲNG.(平等行)
Xem vạn vật vốn đồng thể, xem muôn loài đều đồng tánh . Đối đãi với người không phân biệt giai cấp, quốc tịch, màu da; cùng chẳng so đo phú quí, sang hèn …
Lấy đức làm trọng, lấy tình người mà đối đãi nhau. Không cậy thế ỷ quyền, không xu phụ người thế lực, xem ta như người, xem người như ta; ấy là hạnh BÌNH-ĐẲNG.(平等行)
8/- Hạnh BÁC-ÁI. (博愛行)
Xem tất cả chúng sanh là con một cha, thương người mến vật, trọng mạng sống muôn loài không phạm giới sát. Tiến lên một bậc, tùy duyên mà cứu vật cứu người, ấy là hạnh BÁC-ÁI. (博愛行)
9/- Hạnh TỰ-TẠI.(自在行)
Phàm ở đời lâm vào cảnh ngộ nào cũng biết tuỳ phận mà yên. Gặp may không đắc chí, gặp rũi chẳng nao lòng. Được ca ngợi không tự cao, bị chê trách không oán giận. Gặp cảnh khổ hay vui, lành hay dữ , đều biết đó là do nhân quả tạo ra nên tâm không dao động; ấy là hạnh TỰ-TẠI.(自在行)
10/- Hạnh GIẢI-THOÁT.(解脫行)
Trong không dấy lên vọng tưởng, ngoài không mắc kẹt cảnh trần. Tâm cảnh không hai, thân vật làm một; tuỳ duyên với công việc mà không vướng mắc, siêng làm mọi việc lợi ích quần sanh mà thật thấy như không làm;ấy là hạnh GIẢI-THOÁT.(解脫行)