Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Đức tin Cao Đài xác minh vũ trụ tâm linh có những giai tầng tiếp diễn con đường tiến hóa ...


  • Đức Chí Tôn dạy : “Con dừng chân nghe tiếng gọi sau lưng để trở về với Đạo. Đạo là yên ...


  • Lễ an vi tại Bát Bửu Phật Đài / Thánh giáo Đức Thế Tôn

    Bát Bửu Phật Đài, Ngọ thời Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (25 8 1961) LỄ AN VỊ ĐỨC THẾ TÔN. THI PHỔ  ...


  • Tại Việt Nam, bản kinh này xuất hiện trong một đàn cơ ở Thiên Thơ Đài (Phước Hải, tỉnh Bà ...


  • Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy chi để đánh dấu thời ...


  • TRAU LÒNG SỬA TÁNH / Đức Di Lạc Thiên Tôn

    Lời báu nào cần vẽ rắn rồng, Bao nhiêu đã đủ gọi thành công. Tu vì đại nghĩa không vì phẩm, Luyện bởi ...


  • Tam giáo qui nguyên, như nước ba sông lớn đổ về biển cả, không thể biết nước nào thuộc về ...


  • Tâm vô ngại / Đức Quán Thế Âm Bồ Tát

    Đạo lý nhiệm mầu, pháp môn vô tận. Đời là một trường học để vạn hữu tiến hóa trong định ...


  • Trịnh Công Sơn / Tuổi Trẻ Online

    Thứ Bảy, 14/04/2007, 05:01 (GMT+7) Thân phận, quê hương và tình yêu trong ca khúc Trịnh Công Sơn TTO - Trịnh Công Sơn ...


  • Kitô Giáo / Sưu tầm

    Chữ Kitô xuất phát từ chữ Christos trong tiếng Hi Lạp, nghĩa là "Đấng được xức dầu", dịch từ chữ ...


  • Người tín đồ Cao Đài hàng ngày bắt đầu thời cúng của mình bằng bài kinh Niệm Hương với hai ...


  • Quyền Pháp - tình thương và sự sống / Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan

    Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan Bài viết này là một phần trong đề án nghiên cứu ...


06/11/2004
Nhịp cầu giáo lý

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Mỗi sinh mạng đều quan trọng như nhau


Những cuộc tranh chấp trên thế giới ngày càng trở nên phức tạp sau khi đã biến thái thành những trận đánh bom tự sát và những vụ bắt cóc làm áp lực chính trị.
Ôi! Tại sao người ta phải lấy chính sinh mạng mình và sinh mạng kẻ khác để trả giá cho lẽ công bình trên thế gian này? Bởi vì người ta không còn vũ khí nào khác có giá trị lớn lao bằng sự hy sinh tánh mạng.
Nhưng nếu biết trước, lương tâm con người có cho phép ta dửng dưng để một hoặc nhiều sinh mạng phải bị hủy diệt? Dù viện dẫn lý do gì, sự hy sinh hay giết hại hoặc không cứu sống một nhân mạng cũng đều đắc tội với lương tâm, với đức hiếu sinh của Thượng Đế.
Thế nên, khi nhà lãnh đạo một quốc gia quyết định giải thoát ôn hòa cho một con tin khỏi bị hành quyết, bất chấp hậu quả chính trị trong và ngoài nước, với quan điểm "Mỗi sinh mạng đều quan trọng như nhau" là một quyết định đúng đạo lý, là một tín hiệu đáng mừng cho nền đạo đức nhân loại.

Chúng ta hãy nhìn từ cây cỏ đến thú cầm, mỗi mỗi đều có bản năng sinh tồn, không ngừng thâu liễm tinh hoa đất trời để phụng sự trần gian và duy trì lẽ sống trong vũ trụ. Còn con người là một thành quả cao quý của quá trình sinh trưởng và tiến hóa hằng bao thiên niên kỷ. Không có một giá trị nào khác, dù to lớn, đẹp đẽ hay quý giá đến đâu, có thể so sánh với một sinh mạng được.

Hơn nữa sự đánh đổi một mạng sống cho sự tiêu diệt nhiều mạng người khác cũng không phải là một hy sinh đáng giá mà là tội ác gấp bội.

Vậy biện pháp để bảo vệ con người là đâu khi giải quyết các xung đột giữa các dân tộc? Đó là sự hóa giải những nguyên nhân gây ra chiến tranh:
- Xâm lược do tham vọng,
- Phát xít do chủ nghĩa dân tộc cực đoan,
- "Thánh chiến" do kỳ thị và độc tôn tôn giáo,
- Độc tài do không dân chủ.

Dù lọai chiến tranh nào cũng phát xuất từ hai nguyên nhân chính yếu là tham vọng và độc tôn, nghĩa là trái với nguyên tắc bình đẳng giữa người và người, giữa dân tộc và dân tộc.
Lẽ bình đẳng đó là quyền sống làm người ngay khi mỗi con người vừa lọt lòng mẹ, bất luận ở gia đình nào, xã hội nào, đất nước nào.

Kể từ khi có tôn giáo trên thế giới, các giáo thuyết tuy phần nào khác nhau, nhưng tựu trung đều đề cao quyền sống đó và xây dựng mọi giá trị luân lý- đạo đức xung quanh nó.
Đến thời Tam Kỳ Phổ Độ này, Đức Thượng Đế khai minh Đại Đạo cũng nhằm nhấn mạnh nhân vị, nhân quyền, và nhân bản.
Đặc biệt, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đặt con người trở lại đúng tầm kích vũ trụ bằng cách xóa bỏ mọi ranh giới ngăn chia giữa người và người dưới mắt của Cha chung là Thượng Đế, bằng sự nối kết thực tiễn hay mặc khải tâm linh giữa Trời và người; và càng cụ thể hơn nữa, người được trao phó sứ mạng thay Trời hành đạo.

- Trời đã đến thâu người làm môn đệ,
- Trời đang hiệp nhất cùng người để cứu độ kỳ ba,
- Trời đã phán: "Thầy là các con, các con là Thầy."

Như thế Trời đã nhìn nhận địa vị cao cả và quyền năng trọng đại của con người chính vì người có nhân bản, cái bản vị Người, mà giá trị của nhân bản là tình thương được Trời chia sẻ.
Đánh mất tình thương, không nhìn nhận quyền sống của kẻ khác cũng chính là đánh mất nhân bản tự thân. Ai vi phạm điều ấy đương nhiên không còn được Trời và đồng lọai nhìn nhận là con ngườI đúng nghĩa.

Không chờ có lý thuyết sâu rộng hay đạo lý cao siêu, những ai thật lòng nói được rằng: "Mỗi sinh mạng đều quan trọng như nhau " và hành động vì lẽ bình đẳng của quyền sống thiêng liêng của nhân sanh, là người xứng đáng với nhân vị, xứng đáng tiếp nhận câu: "Thầy là các con, các con là Thầy."
 
Nhịp cầu giáo lý
THẤY TÁNH / Nhip cầu Giáo lý

KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / Nhip cầu Giáo lý

KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / Nhip cầu Giáo lý

Caodaism FAQ / Nhịp Cầu Giáo Lý


Cảm hoài dòng Sử Đạo / Nhịp cầu giáo lý

Quan Âm Tự (Phú Quốc) / Nhịp cầu giáo lý

Suy tư từ World Cup 2006 / Nhịp cầu giáo lý

Sống tự nhiên / Nhịp cầu giáo lý

Lẽ sống thật / Nhịp cầu giáo lý



Chơn truyền là đâu ? / Nhịp cầu giáo lý


Đức tin Cao Đài / Nhịp Cầu Giáo Lý

Tấm lòng của nhân loại / Nhịp cầu giáo lý

Cơ đạo hi hữu / Nhịp cầu giáo lý

Bản thể đại đồng nhân loại / Nhịp cầu giáo lý




Cảnh khổ mà lòng vẫn phải vui,
Có vui mới thấy đạo say mùi,
Say mùi đạo hãy xa phàm tục,
Cho lặng lòng trần đắc vị ngôi.

Đức Chí Tôn, Thiên Lý Đàn, 30-10 Mậu Thân, 19-12-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây