Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Người chèo đò ở Sangam chỉ xuống dòng nước đục ngầu của sông Hằng, nơi gặp dòng nước màu xanh ...


  • “Tam Kỳ Phổ Độ là một giai đoạn quan trọng trên lịch sử diễn tiến của nhân loại trong kỳ ...


  • Thánh giáo có viết: ““Thượng Đế đến khai minh Đại Đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát ...


  • Tiếng Phạn / Sưu tầm

    Ấn Độ và một số vùng của Nam Á và Đông Nam Á; nhiều học giả Phật học tại các ...


  • Thánh địa Cát Tiên / Võ Tiến - VietNamNet

    Đang lộ dần những bí ẩn từ thánh địa Cát Tiên 10:56' 15/04/2004 (GMT+7) (VietNamNet) - 20 năm, với nhiều đợt điều ...


  • Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, mùng 7 tháng 6 Tân Dậu (8.7.1981) Quảng Đức Chơn Tiên: Mừng chư hiền hữu Thiên ...


  • Tôi không biết cuộc đời, hay đúng hơn là cõi người tốt xấu thế nào mà từ các vị giáo ...


  • VỀ MIỀN SÔNG HẬU Thuyền rời bến vượt dòng đêm lạnh, Cà Mau ơi, sông lạnh đìu hiu! Nhớ sao…chim Quốc ...


  • Nhân ngày mùng 5 Tháng 5, Tết Đoan ngọ, là sinh nhật Đức Hộ Pháp, xin giới thiệu bài viết ...


  • ĐỨC MẸ DẠY NỮ PHÁI / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    Mẹ đến cùng con giữa tiết thu, Dắt dìu con trẻ thoát mây mù; Mượn câu đạo lý lời an ủi, Dụng tiếng ...


  • Họa phúc - Sanh tử / Lê Anh Minh dịch

    Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch 16. HỌA PHÚC  禍 福 – SINH TỬ  生 死 345. Họa ...


  • “Ngày nay, cuối đường Hạ nguơn mạt kiếp, nhân sinh đã theo thời gian luân chuyển vào luật đào thải ...


05/11/2020
Gs Hồng Mai

ƯU TƯ CỦA ĐẠO TRƯỞNG HUỆ LƯƠNG VỀ XÂY DỰNG THẾ HỆ TIẾP NỐI


ƯU TƯ CỦA ĐẠO TRƯỞNG HUỆ LƯƠNG VỀ XÂY DỰNG THẾ HỆ TIẾP NỐI

Đạo trưởng Huệ Lương thế danh Trần Văn Quế, lúc sanh tiền ngoài sự nghiệp đời, trong đạo ngài được thiêng liêng ban sứ mạng quan trọng. Ngài là phối sư trưởng Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, Vĩnh Tịnh Sư Minh Lý Thánh Hội,  Tổng Lý Minh Đạo Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo. Ngài phục lệnh Đức Chí Tôn vào ngày 14-10-năm Canh Thân (01-11-1980). Ngài giáng đàn lần đầu tiên tại Minh Lý Thánh Hội, ngài tâm sự như sau: “Từ tệ huynh qui tiên, nội bộ có phần dao động. Nỗi người lo người kế vị”. Qua lời dạy trên, có thể thấy được nỗi ưu tư, lo lắng, mong chờ của đạo trưởng đối với việc xây dựng thế hệ tiếp nối. Ngài đưa ra giải pháp chính là tạo điều kiện cho thế hệ trẻ sinh hoạt, học tập, hành đạo là phương pháp hữu hiệu để có được hàng ngũ tiếp nối tương lai. Tuy ngài lãnh nhiều trách vụ, ngài vẫn chu toàn. Đặc biệt là đối với bậc đàn anh đi trước, đạo trưởng luôn kính mến, tiếp cục đường lối đạo nghiệp còn dang dở của đàn anh. Đối với đàn em sau, Ngài luôn dìu dắt, thương yêu, chăm sóc: “Người xưa để lại người sau, gieo mầm sống đạo biết bao vuông tròn”[1].

1.    Tầm quan trọng của việc xây dựng thế hệ tiếp nối

Sao gọi là thế hệ tiếp nối? Thế hệ có nghĩa là những người cùng một thời, cùng một giai đoạn, một lứa tuổi. Lớp trước sinh ra lớp sau, lớp sau sanh lớp sau kế tiếp. Tiếp nối liền theo sau của lớp trước, tạo thành sự liên tục từ đời này sang đời kia. Thế hệ tiếp nối mang tính liên tục, không gián đoạn, nếu không có thế hệ kế tiếp là bị đứt đoạn một thế hệ, không tiếp tục được sự nghiệp người trước. Người tiếp nối rất quan trọng vì có sự kế thừa, chọn lọc sáng tạo của người sau làm cho gia đình, tổ chức, quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến bộ, cho nên việc đào tạo, xây dựng một ý thức hệ là vô cùng quan trọng. Xây dựng hàng ngũ tiếp nối ví như tre già phải có măng tươi tốt, một cánh rừng được thay thế bởi những cây đầy tược mầm non xanh tươi, tràn đầy nhựa sống. Nếu một gia đình không có con cháu kế thừa, gia đình sẽ buồn tẻ lúc tuổi già, thuộc vào nhánh tuyệt diệt trong gia phả của dòng họ. Một quốc gia, số lượng người già gia tăng, mà số lượng thanh thiếu niên ngày càng ít đó là nỗi ám ảnh, lo lắng cho một quốc gia yếu đuối và diệt vong. Một quốc gia sẽ trở nên lạc hậu thiếu sức sống do thiếu bàn tay thanh thiếu niên gầy dựng, sáng tạo. Trong tổ chức tôn giáo cũng thế, thiếu hàng ngũ thanh thiếu niên, tôn giáo sẽ yếu ớt, suy tàn. Chính vì tầm quan trọng đó mà các bậc tiền bối như đạo trưởng luôn chăm sóc thanh thiếu niên, tổ chức tràn đầy sức sống, mạnh mẽ, tiến bộ do bàn tay thanh thiếu niên xây đắp. Đức Cao Triều Phát tiền bối để lời thiết tha, hùng khí cho thanh thiếu niên: “Mùa xuân lại đến đây, các em hãy vui vẻ lên, vui để biết rằng mình không là thừa của tập thể nhân loại. Vui để biết rằng tương lai sẽ do chính mình sắp đặt. Bậc đạn anh của các em đã đi qua rồi trên con đường phục vụ trong sự miêu viễn của lịch sử, thì hiện trong cơ đạo ngày nay những ước vọng và hùng khí của thời thanh xuân nhường lại cho tất cả các em, bất cứ trên cương lãnh nào, các em cũng bắt buộc ý thức cái bổn phận cao cả của người được tiếp nối, của người được giao phó, của người được đặt niềm tin trên viễn đồ thái bình cực lạc”[2].

 

2.    Ưu tư của đạo trưởng Huệ Lương về thế hệ tiếp nối

Đạo trưởng Huệ Lương suốt quãng đời hành đạo luôn quan tâm đến thế hệ tiếp nối. Ngài sợ đàn em bị lôi cuốn theo dòng đời nên ngài luôn tạo điều kiện để đàn em có nơi sinh hoạt và hành đạo. Có lần ngài bạch với đức Giáo Tông như sau: “Bạch đức Giáo Tông, đệ tử rất hoan nghênh sự thành lập thanh thiếu niên. Ấy là vườn ươm cây để thay thế cho lớp tre tàn là chúng đệ tử. Các em ấy sẽ là lớp măng mọc. Nếu không có tổ chức ấy thì các em vì bị bỏ rơi, sẽ chạy theo các tổ chức ngoài đời mất”[3]. Mục đích của việc đào tạo thế hệ tiếp nối sao cho thông hiểu giáo lý và tu luyện, nói cách khác là thực hành Tam Công: Công trình, không quả, công phu. Đức Giáo Tông Đại Đạo lại giao việc huấn luyện thanh niên và tu sĩ đầu tiên cho Ban Thường Vụ Cơ Quan, trong đó có đạo trưởng Huệ Lương. Việc đào tạo nhân sự, đức Cao Triều Phát tiền bối đã chỉ con đường phía trước và giao trách nhiệm cho đàn em ngay khi thành lập Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo: “Bất cứ trên cương lãnh nào, các em bắt buộc ý thức cái bổn phận cao cả của người được tiếp nối”. Sau đó, đức Lê Đại Tiên ban lịch trình hành đạo để đào tạo thế hệ tiếp nối cho đúng hướng và đúng thiên ý là điều cần thiết để phát triển cơ đạo. Có một lần đức Giáo Tông bảo đạo trưởng Chí Tín (một vị trong Ban Thường Vụ Cơ Quan) hãy ngó ngoái lại phía sau và hãy cho một cảm nghĩ. Đạo trưởng Chí Tín ngoái lại phía sau lưng và bạch: “Kính bạch đức Giáo Tông ngoái lại phía sau lưng, đệ tử trong đàn này, đệ tử nhìn thấy các em thanh thiếu niên nam nữ đang thành tâm hướng thượng mà đệ tử cảm xúc thương mến cho tuổi ngây thơ trong trắng. Đệ tử nghĩ tới tương lai của nước non của Đại Đạo đang tiềm tàng nơi các mầm non, những hạt giống lành tươi tốt này. Chúng đệ tử nhận thấy trách nhiệm cần phải huấn luyện, đào tạo cho thế hệ măng non này để tiền tấn hậu kế cho đạo pháp được trường lưu, giáo lý đạo được xương minh trường cửu”.

3.    Đạo trưởng Huệ Lương là tấm gương sáng cho thế hệ tiếp nối

Đạo trưởng còn được đức chí tôn ban như sau: “Chí hướng ấy trọn đời ôm ấp để thực hiện hai chữ “dung hòa”. Mặc dầu chưa thành công, nhưng ý chí đã thành”. Khi thành lập Thanh Thiếu Niên Phổ Thông Giáo Lý năm 1966. Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy: “Bần đạo nhận thấy phần vụ mới về nghiên cứu tài liệu để đào tạo giáo sĩ và tu sĩ, những nhân tài trong cơ quan hiện giờ, ngoại trừ hiền đệ Huệ Lương không ai có thể đảm nhiệm phần vụ đó”[4].

Ngài cũng như chư vị tiền khai đại đạo, ngài nhìn thấy tương lai phía trước và chính ngài phải định đoạt cho đàn em một con đường. Do đó, ngài là tấm gương sáng cho đàn em trong suốt quãng đời hành đạo. Tấm gương sáng đã được đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đúc kết qua tám điểm như sau: Một, đã nhứt tâm, nhứt đức trọn vẹn lòng tin, phụng thừa thiên mạng truyền bá giáo lý thiên đạo khắp ba miền Nam, Trung, Bắc. Hai, đã có tinh thần hòa đồng với quan niệm tam giáo đồng nguyên, vạn giáo nhứt lý. Ba, đã có tinh thần mà đồng với tôn giáo bạn, không phân biệt màu sắc dị đồng tính ngưỡng và phương tiện truyền giáo cũng như hành lễ. Bốn, đã thiết tha với ý niệm nhân loại đại đồng, hoài bão tình huynh đệ nơi thế gian sẽ có ngày như tình linh sơn cốt nhục, đồng thọ huyết thống một nguồn tối linh. Năm, đã hoài bão và mong thực hiện tình thương yêu dân tộc không phân biệt địa phương Nam, Trung, Bắc hoài vọng ngày thống nhất đất nước trong tình huynh đệ Lạc Hồng, giữ vững non sông bản đồ chữ S về phương diện nhơn sanh thế đạo. Sáu, hoài bảo xây dựng một thế hệ trẻ trung, mầm non tiếp nối đời sống tâm linh thánh thiện theo luật tiền tấn hậu kế, tre tàn măng mọc trong tinh thần huynh đệ đại đồng trong mai hậu. Bảy, đã nhứt tâm nhứt đức dặt trọn đời mình trong khoảng thời gian còn lại trong sứ mệnh thế thiên hành hóa độ dẫn nhơn sanh trên đường tu học.  Tám, hoài bão xây dựng một Hội Thánh Đại Đạo duy nhứt để truyền bá giáo lý tối thượng khắp nơi. Đạo trưởng là người anh đáng kính của thế hệ tiếp nối qua lời ban của đức Chí Tôn.

4.    Kết luận:

Đạo Trưởng Huệ Lương là một vị tiền bối luôn ưu tư, quan tâm đào tạo thế hệ tiếp nối. Đạo trưởng suốt quãng đời hành đạo luôn là tấm gương sáng cho đàn em, đạo trưởng luôn mong muốn những người nòng cốt, tu sĩ, giáo sĩ có một bước tiến mới, tiến mãi và tiến mãi từ thế hệ này đến thế hệ khác không gián đoạn. Nỗi ưu tư của đạo trưởng có thành hiện thực hay không lại do thế hệ trước để lại hướng phát triển cho thế hệ sau, nỗi ưu tư của đạo trưởng cũng là nỗi ưu tư của những người đi trước. Dòng nước mãi trường lưu bất tận, những ngọn đuốc chuyền tay nhau không bao giờ tắt. Điều quan trọng là đạo trưởng đã đắc chơn tiên vẫn lo lắng cho đàn em qua những lần dạy dỗ: “Muốn làm đại sự các em phải được trui rèn từ những việc nhỏ, xả thân vì lý tưởng, chứ không phải chỉ một vài giờ cho đạo là đủ, công chưa dày, đức còn xiểng bạc, khó có thành công”[5]. Nhân ngày rằm tháng 10 năm Canh Tý (29-11-2020), chúng ta hãy tưởng nhớ và noi theo gương tốt đẹp của ngài.

                                                                                   GS Hồng Mai



[1] Minh Lý Thánh Hội, 07-06-Tân Dậu, 08-07-1981

[2] Minh Lý Thánh Hội, 07-06-Tân Dậu, 08-07-1981

[3] Vạn Quốc Tự, Chơn Lý Đàn, 15-11-Ất Tỵ, 07-12-1965

[4] Thanh tịnh Ngọc Minh Đài, 15-02-Đinh Mùi, 25-03-1967

[5] Quảng Đức Chơn Tiên, 17-02-Quý Mùi, 17-03-2003

Gs Hồng Mai

Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
Gươm huệ cầm cho vững diệt trừ,
Tịnh lòng hầu thấy chơn như,
Thoát trần sẵn có thuyền từ rước đưa.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây