Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Nhạc Việt thời hội nhập / Tuổi Trẻ Online

    Ảnh : GS Nguyễn Thuyết Phong (giữa) chơi đàn kìm bên cạnh cô Ngọc Thủy đàn tranh, David Badagnani đàn ...


  • BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

    Text Box: NGHIÊN CỨU GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẾP LOẠI HỆ THỐNGQua tham khảo các đề tài ...


  • Ngày công khai đạo Cao Đài tại Miền Trung / Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài (Nguồn: Tạp chí Cao Đài số 01/2009)

    “Từ đây nòi giống chẳng chia ba, Thầy hiệp các con lại một nhà; Nam, Bắc cùng rồi ra ngoại quốc, Chủ quyền ...


  • Sư là người sáng lập Trung quán tông (sa. mādhyamika), sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác ...


  • Cách đây hơn 80 năm một sự kiện hi hữu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại đã xảy ...


  • Ngũ Liên Huờn Thi / Nguyễn Ngọc Châu sưu tầm

    "Ngũ Liên Huờn Thi" là năm bài thơ thất ngôn bát cú, sáng tác của Chánh Phối Sư Ngọc Hường ...


  • "Bần Tăng muốn bảo với chư liệt vị đạo hữu như thế này: Các hình thức phô bày trong vạn ...


  • THIÊN CHÚA BA NGÔI / LM Giuse Nguyễn Hưng Lợi (DCCT)

    Giáo Hội mừng lễ Chúa Ba Ngôi để giúp cho mọi người Kitô hữu thấy hình ảnh của một Thiên ...


  • NGỌC kinh mở cửa đợi chờ ai ? LỊCH lãm đường trần chớ trả vay; NGUYỆT rạng ven Trời, tinh đẩu rạng, Mừng ...


  • Tổng Giám mục địa phận Canterbury của Anh và là người đứng đầu Anh giáo, Tiến sỹ Rowan William, đã ...


  • Thiên Quan Tứ Phước / Thiên Vương Tinh

    Dân gian có câu: " Đi chùa quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Thật vậy, mỗi năm ra Tết, ...


  • Đại hạ giá / Huệ Khải

    Đây là chuyện tôi nghe. Ngày nọ người ta kháo nhau quỷ sứ đang bán hàng đại hạ giá. Mọi ...


02/06/2007
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/01/2010

Âm nhạc và thánh ca trong tôn giáo

Lễ nhạc và thánh thi Cao Đài

Trong buổi sơ khai của đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn đã dạy chư tiền bối tiền khai Đại Đạo lập ra nhac lễ của Đạo.( Ảnh: Ban nhạc lễ tại Đền thánh Tòa thánh Tây Ninh) Thánh giáo trong quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển I có ghi rõ: 27 juin 1926 18 tháng 5 Bính Dần

"Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Giáo Ðạo NamPhương
 Nhơn, con phải khởi sự kể từ ngày nay cho tới ngày Ngọc-Ðàn Vĩnh-Nguyên-Tự tập nhạc đủ lại hết. Như nhập lễ thì đừng đánh trống Bác-Nhã, mà đánh Ngọc-Hoàng-Sấm, nghĩa là mỗi hồi mười hai tiếng, đổ xuống đủ 12 hồi, ba lần như vậy. Bạch-Ngọc-Chung cũng giọng ấy. Khi nhập lễ xướng "Khởi-Nhạc", thì phải đánh trống và đờn bảy bài cho đủ. Chừng hiến lễ, phải đờn Nam-Xuân ba bài, vị Lễ Sanh phải hiến lễ bảy lái, đi chữ Tâm. Tới khi thài, thì đờn "Ðảo-Ngũ-Cung", rồi con lại bắt đầu đờn lại, cho chư Môn-đệ tụng kinh.
[…]"

Ngoài ra, các đấng Thiêng liêng đã dùng thi phú để tả kinh và truyền đạt giáo lý. Người tín hữu đọc kinh có âm điệu và nhịp điệu là một hình thức thánh ca khiến cho tâm hồn trở nên thanh thoát hướng thượng. Trong các kỳ lễ đại đàn, ban đồng nhi đọc kinh có nhạc lễ phụ họa càng làm cho buổi lễ thêm phần trang trọng thiêng liêng, có công dụng cảm hóa lòng người.

Mỗi lần sinh họat đạo, người tín hữu Cao Đài thường ngâm các bài thánh giáo bằng thơ phú tuyệt tác chuyển tải những ý đạo thâm trầm, vừa truyền cảm vừa giác ngộ tâm linh.

Do đó có thế nói nhạc đạo, thánh ca, thánh thi là những phương tiện nghệ thuật có giá trị tâm linh rất cao trong đạo Cao Đài cũng như trong các tôn giáo khác.

Âm nhạc Cơ Đốc ( Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) Âm nhạc Cơ Đốc được hình thành để phục vụ nghi lễ thờ phượng trong Cơ Đốc giáo, trong đó có nền Âm nhạc Cơ Đốc đương đại, được xây dựng xoay quanh các chủ đề Cơ Đốc, nhưng với mục tiêu sử dụng rộng rãi trong các môi trường khác nhau (không bị giới hạn trong khuôn viên nhà thờ). Âm nhạc luôn thủ giữ vai trò quan trọng trong nghi lễ thờ phượng Cơ Đốc, trong đó người dự lễ hát thánh ca, ngân nga thi thiên (thánh vịnh) và trình bày những ca khúc tâm linh, tất cả nhằm tôn vinh Thiên Chúa. Thường khi, các loại nhạc cụ được dùng để hỗ trợ, nhưng cũng có nhiều trường hợp giáo đoàn chỉ hát thánh ca theo cách a capella. Cũng có lúc chỉ có phần trình tấu với các loại nhạc cụ, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi giáo đoàn, chỉ với mục tiêu duy nhất là tôn vinh Thiên Chúa.

Là người Do Thái, Chúa Giê-xu và các môn đồ có lẽ đã hát thuộc lòng các sách thi thiên. Những tín hữu Cơ Đốc tiên khởi đã hát thi thiên theo cách của người Do Thái đã làm tại các hội đường (synagogue) trong thế kỷ thứ nhất (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Ký thuật trong Kinh Thánh ( Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Phúc âm Matthew 26. 30[1] và Phúc âm Mark 14. 26 thuật lại rằng Chúa Giê-xu hát thánh ca với các môn đồ ngay trước khi ngài bị phản bội. Sứ đồ Phao-lô trong sách Ephesians (5. 19) khuyến khích hội thánh tại thành Ephesus "hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa". Trong thư gởi tín hữu ở thành Colossae, Phao-lô cũng khuyên họ "hãy dùng ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Thiên Chúa" (Colossians 3. 16)
Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Lụy thân vì bởi ý ta bà,
Vì bởi người còn chấp cái ta,
Chẳng biệt giả chơn, không chánh niệm,
Đành làm tôi tớ thập tam ma.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây