Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Nay, nhân loại sẽ bước sang kỷ nguyên mới của thiên niên kỷ kế tiếp. Đây là một khúc quanh ...
-
THÁNH GIÁO tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07-3-1974)
-
Sứ mạng ĐĐTKPĐ là sứ mạng cứu độ toàn diện cho thế giới nhân lọai, nghĩa là chủ trương vừa ...
-
Theo Thánh Dụ Quy Điều của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Đức Lý Giáo Tông là vị ...
-
Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh ...
-
"Thật sự thì tự ngàn xưa, bên cõi trời Đông, bên bờ sông Lạc Việt, bên lịch sử Tiên Rồng ...
-
Trước Tết nguyên đán, mỗi độ đón chào Xuân mới chúng ta thường nhắc đến phong cách thưởng Xuân Cao ...
-
. .Trong thế tam tài, Trời mà được Một thì đàng đạo yên ổn trong lành, soi sáng nuôi dưỡng ...
-
1. Hiểu được tầm quan trọng của công phu thì cấp nào cũng siêng cúng, siêng tịnh nhờ đó ...
-
Những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa tríết học xuất phát từ sự phản tỉnh của tâm thức khao ...
-
Ý NGHĨA THẦN CHÚ ĐẠI BI Thời Phật còn tại thế, ở núi Bồ đà lặc ca, tại đạo tràng Bảo ...
-
"Hòa bình hay hiệp nhứt, Đức Thượng Đế đã ban cho mỗi con từ khi mới đến trần gian. Con ...
CQPTGLĐĐ
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 24/06/2010
Tiểu sử Ngài Nguyễn Ngọc Tương
(NGUYỄN NGỌC TƯƠNG )
(1881 - 1951)
Ngài Nguyễn Ngọc Tương sinh ngày 26-5-Tân Tỵ (22-6-1881) tại làng An Hội, tổng Bảo Hựu, tỉnh Bến Tre. Thân phụ Ngài là cụ ông Nguyễn Ngọc Đẩu (1857 – 1882), mất lúc Ngài được mười ba tháng. Thân mẫu là cụ bà Võ Thị Sót (1856 – 1919).
Lúc nhỏ, ở với nội là cụ ông Nguyễn Hữu Chơn (1832 – 1908), Ngài được cho học chữ Nho và quốc ngữ tại nhà. Năm 14 tuổi ra học trường tỉnh, đến 17 tuổi (1898), Ngài thi đậu vào Collège de Mỹ Tho. Năm 19 tuổi (1900), Ngài lên Sài Gòn học ở trường Chasseloup Laubat và tốt nghiệp năm 1902.
Ngài thành hôn với bà Trương Thị Tài (1886 – 1906) vào năm 1902, bốn năm sau bà mất, để lại hai con là Nguyễn Thị Tú (1903 – 1926) và Nguyễn Ngọc Hớn (1906 – 1951). Tái thú với bà Bùi Thị Giàu (1884 - 1937) năm 1908, Ngài có thêm ba người con trai là Nguyễn Ngọc Kỷ (1910 - 1978), Nguyễn Ngọc Bích (1911 - 1966) và Nguyễn Ngọc Nhựt (1918 - 1952) và hai gái là Nguyễn Thị Yến (1913) và Nguyễn Thị Nguyệt (1915).
Ngài Nguyễn Ngọc Tương thi đậu ngạch thơ ký Thượng Thơ, làm việc tại phòng Thượng Thơ Sài Gòn một năm , sau đó về Bến Tre làm việc từ 1903 đến 1919. Tại Bến Tre, Ngài tham gia nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục, đạo đức (như cùng tổ chức thành lập hội Buôn An Nam, hội Khuyến Văn...). Đến cuối năm 1919, Ngài thi đậu ngạch Tri Huyện, làm chủ quận Châu Thành (Cần Thơ) được ba tháng thì đổi đi quận Hòn Chông, tỉnh Hà Tiên.
Từ năm 1924 đến 1927, Ngài làm chủ quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn. Thời gian này, Ngài được thăng Tri phủ Thượng Thơ, và nhập môn Cao Đài (khoảng hạ tuần tháng Chạp Ất Sửu). Ngài đã độ dẫn nhiều nhân sĩ quanh vùng, cũng chính vì vậy nhà cầm quyền lại chuyển công tác cho Ngài đi xa.
Từ 1927 đến 1930, Ngài làm chủ quận Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa. Nơi đây, Ngài khai hoang, mở trường, lập chợ, đắp đường nối Long Hải với Nước Ngọt... giúp ích rất nhiều cho địa phương, thuở ấy còn khá hoang sơ. Đồng thời Ngài cũng kết hợp truyền giảng mối đạo Trời.
Ngày 17-5-Bính Dần, Ngài được Ơn Trên phong phẩm Phối Sư phái Thượng (Thượng Tương Thanh), đến 3-7-Bính Dần Ngài được thăng Thượng Chánh Phối Sư tại Vĩnh Nguyên Tự.
Tháng 2 năm Tân Mùi (1931), Ngài Thượng Tương Thanh phế đời, hành đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh. Văn bản đầu tiên của Ngài (số 1, gởi đến các Thánh Thất) ban hành vào ngày 2-2-1931.
Đầu năm 1927, thọ lệnh Đức Lý Giáo Tông tại chùa Gò Kén, Ngài cùng bà Lâm Hương Thanh đứng bộ đất đai, tài sản tại Thánh địa mới mua (làng Long Thành, Tây Ninh). Điều thứ nhì Đạo Nghị Định thứ Nhì ban hành ngày 3-10-Canh Ngọ (1930) đã chỉ định Ngài Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh kiêm Quyền Thượng Đầu Sư.
Từ năm 1931 đến 1934, tại Thánh địa Tây Ninh, Ngài đã góp phần vào việc khai khẩn đất, cải tiến giáo dục và y tế. Thời gian này cơ đạo gặp nhiều sự chinh nghiêng. Năm 1934, Ngài lui về ẩn tu tại núi Kỳ Vân (Đất Đỏ- Bà Rịa) một thời gian. Sau đó, đến 24/7/1934, Ngài trở lại hành đạo và tạm lập văn phòng tại Thánh thất Bình Hòa (Gia Định) và An Hội (Bến Tre).
Ngày 14-10-Giáp Tuất (20/11/1934) nhị vị Quyền Đầu Sư Thượng Tương Thanh và Quyền Đầu Sư Ngọc Trang Thanh cùng tách rời Tây Ninh về Bến Tre lập Ban Chỉnh Đạo
Theo quyển "Tiểu Sử Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương", trang 53, cho biết: đến ngày 15-1-Mậu Dần (1938) nhiệm vụ Chỉnh Đạo đã chấm dứt. "Từ nay, chỉ có Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để hướng dẫn nhơn sanh tu hành đúng theo chơn truyền và Tân pháp Đức Chí Tôn".. Ngày 11-1-Ất Hợi (1935) tại Thánh Thất An Hội Bến Tre, Đại Hội bầu cử Ngài Thượng Tương Thanh làm Giáo Tông (Ban Chỉnh Đạo).
Bên cạnh việc phổ độ nhơn sanh, Ngài Thượng Tương Thanh rất chú trọng đến pháp môn tu tịnh. Từ khi xuất gia hành đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh, hằng ngày Ngài trì hành công phu tứ thời. Khoảng thời gian từ 1934 đến 1942, Ngài qua 10 kỳ đại tịnh, có đợt đến 120 ngày.
Và, đến đợt đại tịnh cuối cùng từ 22-2-Nhâm Ngọ (1942) đến ngày Ngài đăng Thiên vào Rằm tháng 5 - Tân Mão (18-6-1951), thời gian tổng cộng 9 năm 81 ngày. Đạo gia gọi là Cửu niên diện bích. Liên đài của Ngài an vị trước Thánh Thất An Hội.