Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Kiếp người / Đức Bát Nhã Thiền Sư & Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

    Đức Bát Nhã Thiền Sư & Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy tại Minh Lý Thánh Hội & Huờn ...


  • Thâu nhận sanh linh theo thiên thơ / Đạt Tường sưu tầm

    Kỷ niệm 80 năm hoàn tất một giai đoạn lịch sử độc đáo nhứt trong thời Tam Kỳ Phổ Độ: ...


  • Mười Đức Tin Chân Chính / Website Tôn giáo & Dân tộc

    Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh: 01. Chớ vội ...


  • Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

    Neil Armstrong (sinh 5 tháng 8, 1930) là một phi hành gia người Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên ...


  • DUY NGÃ ĐỘC TÔN / Khiêm Cung sưu tầm

    Theo Kinh A Hàm, khi đản sanh, Đức Phật đã nói một bài kệ bốn câu như sau: Thiên thượng thiên ...


  • Đức tin Cao Đài / Nhịp Cầu Giáo Lý

    Đức tin Cao Đài = Đức tin nơi Thượng Đế + Giác ngộ Luật tiến hóa hoàn nguyên + Sứ ...


  • “Nhân bản có sáng chói, con người mới cảm thấy mình là con người. Hãy tạo thế nhân hòa ! Hãy ...


  • "Vốn từ trước Thầy đã lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo ...


  • Người tín đồ Cao Đài hàng ngày bắt đầu thời cúng của mình bằng bài kinh Niệm Hương với hai ...


  • Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

    Vào đầu năm, trong niềm hân hoan khí Xuân khai thái, ai cũng muốn bắt đầu một giai đoạn mới ...


  • Bà Năm vừa đốt ba cây nhang khấn vái xong thì ông Năm về liền, cho biết rằng ông đang ...


  • Cơ đạo hi hữu / Nhịp cầu giáo lý

    "Đức Thượng Đế đến khai đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát khai Đại Đạo để cứu ...


02/11/2008
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 31/12/2009

Đi tìm những giá trị đại đồng

Trong đời thường, điểm chung nhất của mỗi con người là mưu cầu sự bình an và hạnh phúc. Những gì đem lại bình an-hạnh phúc đều được mọi người hoan nghinh, đón nhận và cố gắng thực thiện. Đó là một manh mối đơn giản nhất của giá trị đại đồng. Để tránh khỏi đánh mất nó, thánh xưa nêu lên một nguyên tắc cũng rất giản dị : "Điều gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác".

Nói rộng ra xã hội, mỗi cá nhân phải là một đơn vị của cộng đồng xã hội. Từ trong gia đình đến trường học, sở làm, xí nghiệp, cá nhân đều có những mối quan hệ hai chiều và đa phương rất chặt chẽ. Khi có một sự cố bất thường hay đơn phương không chấp nhận một mối quan hệ nào, thì sinh họat của cộng đồng sẽ trở ngại ngay, ảnh hưởng đến lợi ích chung và riêng. Vậy giá trị đại đồng ở đây là mối quan hệ hài hòa giữa các cá thể và giữa cá thể với đoàn thể.

Trong một dân tộc, những điểm chung lâu đời của dân tộc là giống nòi, truyền thống, tâm hồn, văn hóa, tạo thành bản sắc dân tộc. Bản sắc đó là giá trị đai đồng. Những gì thể hiện và nâng cao được bản sắc ấy là đường dẫn vào bản thể đại đồng dân tộc.

Giữa các dân tộc, bản sắc là dị biệt hay đại đồng ? Mỗi dân tộc có bản sắc riêng, là nét đẹp, nét thân thương, tính chân thực, do óc sáng tạo và tình yêu thừa kế từ nhiều thế hệ, kết thành nhân văn trên mọi lãnh vực, mọi sáng tác hay sản phẩm. Chính nhân văn là giá trị đại đồng của các dân tộc. Các dân tộc khám phá, trân trọng, trao đổi lẫn nhau những gì có giá trị ấy sẽ làm tiền đề cho tổng thể đại đồng nhân loại.

Hãy tham quan hay khảo cứu những "Di sản thế giới" được cơ quan UNESCO Liên Hiệp Quốc công nhận. Kim tự tháp Ai Cập, đền Angkor ở Kampuchia, di tích Champa ở Mỹ Sơn, Việt Nam . . .sẽ nhận ra những giá trị đại đồng nơi đó. Hãy đọc những bài thơ của văn hào Ấn Rabindranath Tagore (1861-1941), hay Truyện Kiều của văn hào Nguyễn Du (1766–1820), truyện ngụ ngôn của văn hào Pháp Jean de La Fontaine (1621 -1695) sẽ nhận ra phẩm chất nhân văn sâu sắc ẩn tàng trong con người không phân biệt chủng tộc hay thời đại.

Trở lại đời sống thực tiễn, mới đây, một kinh tế gia nêu lên luận điểm "gánh hàng rong và đường lối toàn cầu hóa kinh tế". Trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, người ta tìm nguyên nhân và biện pháp cứu vãn. Hình ảnh gánh hàng rong làm cho kinh tế gia suy nghĩ: phải chăng các nhà tư bản đã chạy theo lợi nhuận đến mức bỏ quên căn bản thỏa ứng hai chiều của sinh họat xã hội.Trong khi gánh hàng rong vẫn đáp ứng nhu cầu phổ biến-thiết thực cho đại đa số khách hàng bằng thực lực, và không làm cho ai trở thành con nợ khó đòi của mình, nên không bao giờ bị đe dọa phá sản. Xã hội hóa hay toàn cầu hóa chỉ thành công với mục đích phục vụ chứ không phải lợi dụng. Thế giới đang bị khủng hoảng nặng nề vì tự đánh mất giá trị đại đồng, ngay trong lãnh vực kinh tế.

Ngày nay, nghiên cứu Thánh thi Upanishad của Ấn giáo, các bộ Kinh Phật giáo, Đạo Đức Kinh của Lão Tữ, hay Kinh Dịch được Khổng Tử san định, Thánh kinh Thiên chúa giáo, Kinh Coran Hồi giáo, Kinh điển cơ bút Cao Đài giáo, . . . người ta khám phá rằng loài người có một di sản chung nhất là "giá trị tâm linh siêu việt". Giá tri ấy không phải là màu sắc tôn giáo, mà là niềm tin vào khả năng tiến hóa vô hạn của loài người và chỉ ra con đường tiến hóa ấy.

Thế nên, Đại Đạo TKPĐ được khai sáng với mục đích "Thế đạo đại đồng" không phải là ảo tưởng hay bất khả thi, nếu người ta biết vận dụng những "giá trị đại đồng" sẵn có trong nền văn minh-văn hóa và giá trị tâm linh của nhân loại. Vấn đề là không bao giờ rời xa nhân vị, xúc phạm nhân quyền, đánh mất nhân bản. Giáo lý Đại Đạo đã chỉ ra giải pháp của "Thế đạo đại đồng" là phục hồi nhân bản, "tạo thế nhân hòa":

"Con người hiện giờ đã  mất quá nhiều điểm  tựa của tâm linh. Niềm tin  của con người đang sụp  đổ, các căn bản nhân  tính của con người đã xa lìa, chính vì vậy, thế nhân hòa phải tạo lập lại các giá trị nhân bản, đưa con người trở về với đời sống hợp nhân tính đơn thuần. Hiểu biết, hành động, phục vụ, phụng  sự mà không  nằm trong nhân  bản sẽ đưa  đến những hậu  quả khốc liệt nhất cho  xã hội. Nhân  bản có sáng chói, con người  mới cảm thấy  mình là con người. Dầu ở bất cứ lãnh vực hay hoàn  cảnh quốc thổ nào, đời sống tâm linh càng phải tựa vào nhân bản.  Có như vậy , đạo lý tôn giáo mới  không rơi  vào chỗ mông lung huyễn ngã." Lê Đại Tiên, CQPTGL, Rằm tháng 2 Canh Tuất (21-3-70)

Điểm tựa tâm linh  xuất phát từ nhân bản, là cái bản vị để chúng sanh tiến lên làm người, thực hiện sứ mạng vi nhân, và từ người bình thường hướng thượng tiến hóa đến mức phi thường. Đồng thời, với "điểm tựa tâm linh" tôn giáo vẫn phải phục vụ cho yêu cầu "tiến bộ-an lạc" của con người.

Được như thế tôn giáo đương nhiên có giá trị đại đồng siêu việt.
Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Là môn đệ Cao Đài Thượng Đế,
Phải dặn lòng phước huệ song tu,
Ấy là công quả công phu,
Thương người mến vật vận trù nội tâm.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, 29 tháng Chạp Mậu Ngọ

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây