Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • CHÚA THÁNH LINH / Tường Như sưu tầm

    Các ngươi có biết vì sao nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ phải dùng bằng huyền diệu cơ bút ...


  • Thiên là từ Hán Việt để diễn đạt TRỜI của chúng ta. Từ lâu Đức Cao Đài dạy: Thầy mong con biết ...


  • Theo Larousse, "thiền" có nghĩa là "trải qua sự quán tưởng sâu sắc, khảo sát, suy tư sâu sắc." Theo ...


  • Tác Giả: Mortimer J.Adler Dịch Giả: Hải Nhi Số Trang: 332 trang Nhà xuất bản: Lao Động - Xã Hội


  • Thế Nhân Hòa / Đức Lê Đại Tiên

    Người tôn giáo sống trong khung cảnh bao quát cởi mở và yêu thương đại đồng, luôn luôn có những ...


  • Nhân dịp sắp đến ngày giỗ của Ngài Minh Thiện, Nguyên Tổng Lý Minh Lý Thánh Hội (Minh Lý ...


  • Thư họa Đông Hồ / Tuổi Trẻ Online

    Thứ Sáu, 04/05/2007, 17:41 (GMT+7) TTO - Mùa xuân này, nữ sĩ Mộng Tuyết trở bệnh ở tuổi 95. Hiện bà đang ...


  • Đời là một trường tiến hoá, người là một thí sinh, nhập môn là vịn thang, nhập tịnh là leo ...


  • AUM (OM) và "Om Mani Padme Hum" / Sưu tầm từ Wikipedia

    AUM : là lời mở đầu và kết thúc mọi lễ tụng kinh, AUM là mantra thứ nhất, trứ danh ...


  • Liên Hợp Quốc / Sưu tầm

    Liên Hiệp Quốc, viết tắt là LHQ (còn gọi là Liên Hợp Quốc), là một tổ chức quốc tế bao ...


  • PHÁP MÔN / Phối sư Thượng Hâu Thanh

    TÂM THƯ CỦA ĐẠO TRƯỞNG PHỐI SƯ THƯỢNG HẬU THANH


  • Kinh gởi ban biên tập của NhipCauGiaoLy.com. Tiểu đệ vừa đọc được 1 bài viết nói về ăn chay và ...


05/06/2021
Nhip cầu Giáo lý

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 05/06/2021

KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2


1.    Tâm sự ca mùa Xuân

 

                     Ban Biên Tập

 

Dòng sông uốn khúc qua bao thác ghềnh, đón nhận mọi nguồn nước đục trong, nhưng không bao giờ dừng lại. Lúc lớn, lúc ròng, sông cứ nhịp nhàng nuôi dưỡng cỏ cây người vật xinh tươi. Thời gian chứa đựng vô và n biến đổi của của cuộc

Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy chi để đánh dấu thời gian. Mỗi mùa có những sắc thái riêng, mà Xuân lại được ca ngợi đón chào nồng nhiệt nhất, thì Xuân càng vinh hạnh biết bao! Nên Xuân đến, Xuân đi, rồi Xuân lại về!

đời, hưng phế thạnh suy, buồn vui sướng khổ. . . Thế nên có Xuân, vẫn có Hạ Thu Đông nối tiếp, thì đời người vẫn có thăng trầm là lẽ tự nhiên. Mừng Xuân không thể giữ Xuân mãi, hãy đón Hè về cho sen nở, Thu sang cho cúc vàng tươi, cũng không buồn lo đào mai trơ cành vào Đông giá rét. Vì cuối Đông, Xuân sẽ lại về.

Vậy mới biết trong trời đất, không có gì dừng lại và không có gì không lập lại. Không ai có thể bắt buộc nơi này hay nơi khác chịu mãi cái nóng mùa Hạ hay cái lạnh mùa Đông, cũng không ai có thể chỉ chọn lựa cho riêng mình cái mát mẻ của mùa Xuân hay cái ướt át của mùa Thu. Đó là luật của cơ tạo hóa và tiến hóa.

Mỗi thời gian một không gian, lẽ tương sinh tương đối của không-thời tạo ra muôn màu muôn vẻ cho vạn vật. Nhưng tất cả đều do một nguyên lý điều hòa. Nếu có tác nhân “phi lý” đưa đến, lập tức phát sinh hiện tượng bất hòa bất trắc. Dẫu sao, nguyên lý vẫn bất biến, trước sau vẫn an bài sự sống tự nhiên của muôn loài. Nhờ đó vũ trụ luôn luôn đổi mới, luôn luôn hiện sinh. Vậy, thời tiết bốn mùa hàn ôn thấp nhiệt tuy có khác mà đều là biểu hiện của lý duy nhất là lẽ sinh tồn trong trời đất. Lý đó là Đạo hay đạo lý.

Suy ra, vũ trụ là thành quả của mối tương quan giữa cái bất biến và thiên biến, giữa cái tiềm ẩn và hình tướng, giữa tâm và vật, tức giữa bản thể và hiện tượng. Nhưng bản thể khó biết, hiện tượng muôn trùng, làm sao nhận định được ý nghĩa sự hiện hữu của vạn vật? Vậy phải tìm hiểu cái dụng của đối tượng. Nó đem đến sự ổn định hay rối loạn; sự an lạc hay đau khổ; sự tiến bộ hay lạc hậu; sự sống hay sự chết . . . Thế nên chân lý phải bao gồm cả Thể-Tướng-Dụng. Nói cách khác, chân lý là Đạo Đức mà Đức Lão Tử diễn giải trong Đạo Đức Kinh, là Bồ Tát Đạo của Phật, là Minh Minh Đức của Nho. Trong Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài gọi là Sứ Mạng Đại Thừa.

Do đó, có thể nói cái làm cho thiên nhiên có bốn mùa là Đạo, cái dụng sinh-trưởng-thâu-tàng của tứ quý là Đức. Trong đó Đức của mùa Xuân sáng tỏ nhất, rực rỡ nhất, nên bao giờ cũng được đón chờ, ca tụng khắp nơi.

Thế gian ai cũng mừng Xuân nhưng không phải ai cũng được như Xuân, nên Thiêng Liêng thường lấy ý nghĩa mùa Xuân để diễn bày đạo đức…

 

Xuân là Đạo, Đạo Trời ban phát,

Đạo là Xuân, Xuân lạc thiên nhiên,

Vui Xuân vui với tâm điền,

Tiết thời hòa dịu người yên vật  lành.[1]

 

 



[1] Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 30-12 Giáp Dần (10-02-1975).

Nhip cầu Giáo lý
THẤY TÁNH / Nhip cầu Giáo lý

KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / Nhip cầu Giáo lý

KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / Nhip cầu Giáo lý

Caodaism FAQ / Nhịp Cầu Giáo Lý


Cảm hoài dòng Sử Đạo / Nhịp cầu giáo lý

Quan Âm Tự (Phú Quốc) / Nhịp cầu giáo lý

Suy tư từ World Cup 2006 / Nhịp cầu giáo lý

Sống tự nhiên / Nhịp cầu giáo lý

Lẽ sống thật / Nhịp cầu giáo lý



Chơn truyền là đâu ? / Nhịp cầu giáo lý


Đức tin Cao Đài / Nhịp Cầu Giáo Lý

Tấm lòng của nhân loại / Nhịp cầu giáo lý

Cơ đạo hi hữu / Nhịp cầu giáo lý

Bản thể đại đồng nhân loại / Nhịp cầu giáo lý




Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây