Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Sống tự nhiên / Đức Vô Cực Từ Tôn

    Các con tu luyện là để biết sống cái sống chơn thường tự nhiên tự tại của các con. Sanh ...


  • Thánh thất Cầu Kho / Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.

    Thánh thất Cầu Kho là một trong những Thánh thất đầu tiên cơ Phổ độ Công truyền (đầu năm 1926), ...


  • Cái khăn lương / Chí Như sưu tầm

      LTS:Tháng 10-2006, tại Hội nghị APEC diễn ra ở nước ta, 21 vị nguyên thủ quốc gia đã mặc ...


  • Dân ca Nam Bộ / Sưu tầm

    Nói đến nghệ thuật ca hát dân gian cổ truyền Nam Bộ mà chỉ đóng khung trong một số làn ...


  • Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam Tuất thời, 30 tháng Chạp Giáp Dần (10-02-1975) THI ĐÔ  thành nhộn ...


  • Tình Vô Cực / Hồng Phúc

    Một mùa Trung Thu nữa lại về trên quê hương Việt Nam. Kể từ khi Đức Thượng Đế giáng trần ...


  • Ngọc dịch / Huệ Ý

    Trong giới luật tịnh trường, điều cấm đầu tiên là cấm hút thuốc và ăn trầu. Trong thiền đường, miệng ...


  • Thanh Tĩnh Kinh / Lê Anh Minh dịch và phụ chú

    清 靜經 Thanh Tĩnh Kinh ● Lê Anh Minh dịch & chú thích Kinh này có tên gọi đầy đủ là «Thái ...


  • BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

    Text Box: NGHIÊN CỨU GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẾP LOẠI HỆ THỐNGQua tham khảo các đề tài ...


  • Luật tôn giáo nhằm nâng cao con người lên khỏi thân phận phàm phu tục tử, để trở nên thần ...


  • Hai anh A và B ở chung trong một nhà trọ. Anh A nói với anh B : Anh tức là ...


  • Sống ở thời đại mà "mọi lý tưởng đều bị chà nát và hủy hoại, khi con người phơi ra ...


08/05/2010
Thanh Long

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 11/07/2010

Đọc sách như một nghệ thuật

Tác Giả: Mortimer J.Adler
Dịch Giả: Hải Nhi
Số Trang: 332 trang
Nhà xuất bản: Lao Động - Xã Hội

Lời giới thiệu:

Đọc sách là một công tác hết sức quan trọng, nhất là đối với nhân viên của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, hay những con người có trọng trách phổ thông, phổ truyền giáo lý. Đọc sách không chỉ là động tác cầm một quyển sách và âm thầm đọc từ đầu quyển sách đến dòng cuối của quyển sách đó. Đọc sách một cách tích cực bao gồm trong nó nhiều thao tác kỹ thuật đơn giản đến phức tạp. Những vấn đề trong việc đọc sách tích cực đã được bàn rất nhiều trong nhiều quyển sách. Và hơn hết là những kỹ thuật đó giúp người đọc tập trung vào việc thấu đạt nội dung, kiến thức mà quyển sách muốn truyền đạt. Gần đây, ở Việt Nam, quyển How to Read a Book đã được dịch và phát hành rộng rãi như một công cụ kích thích văn hóa đọc phổ biến hơn.

Quyển sách với bốn phần được sắp xếp theo trình tự khám phá các góc cạnh của việc xây dựng một phương pháp đọc hợp lý. Nội dung của quyển sách đi sâu vào phân tích 4 cấp độ đọc và sau đó phân tích cụ thể những cách thức cụ thể để một người có thể thực hành việc đọc sách của mình hiệu quả hơn.

Tác giả xem quyển sách này là một quyển sách thực hành. Do vậy, tác giả hoàn chỉnh quyển sách theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp các cách, phương pháp, phương tiện đọc sách.

Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ cụ thể phương pháp đọc các loại sách chuyên môn như lịch sử, thi ca, triết học, văn học, khoa học viễn tưởng, khoa học tự nhiên, toán học, khoa học xã hội. Mỗi loại tác phẩm tác giả lại đi vào nội dung cụ thể để thay đổi những quy tắc chung trở thành những quy tắc đặc trưng của loại tác phẩm mà người đọc đang muốn đọc.

Trong phần đúc kết của quyển sách, tác giả đã quan niệm về giá trị của việc đọc sách bằng cách so sánh nó với các phương tiện truyền thông hiện đại: “Các phương tiện giải trí và thông tin trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta là những trụ cột tinh thần giả dối. Chúng có thể cho chúng ta cảm tưởng rằng trí óc của ta hoạt động vì chúng yêu cầu ta phản ứng trước những kích thích từ bên ngoài. Nhưng sức mạnh khiến ta tiếp tục hành động từ những kích thích ấy lại rất hạn chế. Chúng giống như ma túy. Chúng ta dần quen với chúng và ngày càng cần nhiều hơn. Cuối cùng, chúng càng lúc càng ít tác dụng cho đến khi không còn gì nữa. Như vậy, nếu thiếu các nguồn lực nội tại, chúng ta sẽ ngừng phát triển về trí tuệ, tinh thần và đạo đức, tức là ta bắt đầu chết đi”.

Chính vì nội dung mang tính thực hành, nên tính thực tế của quyển sách khá cao. Thông qua lần giới thiệu này đến các huynh tỷ đệ muội, chúng tôi muốn đề xuất các ý kiến sau:

 Sử dụng quyển sách như một “giáo trình” nhằm nâng cao kỹ năng đọc sách của nhân viên mới, nhân viên trẻ của Văn Hóa Vụ và Tập Đoàn Giáo Sĩ.
 Tập hợp thanh thiếu niên trẻ tuổi thành nhóm đọc sách nhằm vào các công tác: viết điểm sách, trao đổi cách đọc, phương pháp đọc, và cùng đọc những quyển sách có giá trị cho công cuộc nâng cao tầm mức giáo lý cho có khoa học, triết học và văn học.
Thanh Long

Là môn đệ Cao Đài Thượng Đế,
Phải dặn lòng phước huệ song tu,
Ấy là công quả công phu,
Thương người mến vật vận trù nội tâm.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, 29 tháng Chạp Mậu Ngọ

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây