Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Thiện thư 善書 hay khuyến thiện thư 勸善書 (books of edification; morality tracts) là một đặc chủng trong thư tịch ...


  • Sư là người sáng lập Trung quán tông (sa. mādhyamika), sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác ...


  • Xuân bất diệt / Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo

    Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo dạy tại NTTT vào ngày Mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tuất 1970


  • Xuân tạo thế nhân hòa / Thánh giáo Đức Đông Phương Lão Tổ

      Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 9 giờ đêm 01 tháng 01 Quí Hợi THI ĐÔNG mãn xuân sang ấy ...


  • Chánh đạo - chánh tâm - chánh tín / Đức Ngô và Chư Tiên

    Chư hiền đệ hiền muội ! Bốn mươi hai năm khai đạo và giáo đạo vừa qua, chính Đức CHÍ ...


  • Họa phúc - Sanh tử / Lê Anh Minh dịch

    Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch 16. HỌA PHÚC  禍 福 – SINH TỬ  生 死 345. Họa ...


  • Tấm lòng của nhân loại / Nhịp cầu giáo lý

    Những biến động trên thế giới trong những năm gần đây khiến người ta suy nghĩ về nguyên nhân sâu ...


  • Đức Lý Giáo Tông dạy: “Có phải chăng vì tổ chức không phân minh? Chấp quyền pháp không nghiêm chỉnh, hoặc ...


  • Đây là một phán quyết phá chấp triệt để của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo. Thuần chơn vô ngã ...


  • Bài tâm tướng / Sưu tầm

    (Của TRẦN HI DI TIÊN SANH) do Ngài cố Minh Thiện trích dịch năm 1960 1. Trần Lão tổ đặt bài ...


  • Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là đại cuộc cứu độ nhân loại bằng chánh pháp Đại Đạo do Thượng ...


  • Victor L. Oliver cho rằng đạo Cao Đài chịu ảnh hưởng của ba nền văn hóa: văn hóa Trung Quốc; ...


22/01/2007
Văn Hóa Phật Giáo - số19-2006

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

Nhìn và thấy nhau

Khi nhìn mẹ, khi nói chuyện với mẹ, ta thường lo nghĩ tới nhiều chuyện khác, và dĩ nhiên, trong tâm trí ta lúc ấy không có chỗ cho mẹ. Mẹ cũng nhìn con nhưng lại chỉ thấy những nỗi lo về sinh kế, nỗi lo về sự sắp đặt tương lai cho con.

Lúc nhỏ, ta mãi nghĩ tới việc chơi đùa với chúng bạn. Nói chuyện với bạn hàng giờ, nhưng nói chuyện với mẹ thì chỉ vài phút. Chơi với bạn từ ngày này sang ngày khác, nhưng giúp đỡ mẹ thì chẳng bao nhiêu.

Cho con đi chơi, mẹ phải đứng góc phố lo lắng chờ đón con về. Bỏ cả công việc, mẹ phải làm tài xế xe ôm chở con đi học từ chỗ này sang chỗ khác. Sợ con trốn học, mẹ phải đứng xa xa chờ cho giờ học bắt đầu mới rời khỏi trường. Lúc nào mẹ cũng nghĩ, cũng mong chờ con khôn lớn để bớt lo.

Nhưng  đến khi con lớn thêm một chút mẹ lại càng lo nhiều hơn. Nhà nghèo cũng phải chạy ngược chạy xuôi để sắm sửa cho con không thua kém chúng bạn. Nếu không thì sợ con buồn, giận dỗi, oán trách. Có những gia đình, tuy kinh tế khá giả, nhưng người mẹ lại phải tiêu hết thời gian vào việc kiếm tiền, thế là  cũng bị con giận dỗi, vì không có thì giờ dành cho con. Lại có những người mẹ, tuy có chút thời gian, nhưng phải hy sinh những thú vui để có thì giờ dành cho con cái. Nếu không thì con sẽ tiêu hết thì giờ bằng cách chơi với bạn xấu, thử hút heroin, lang thang ở các vũ trường,  đua xe… và nhiều thứ khác, để rồi khiến mẹ càng thêm đau lòng.

Vì muốn con có sự nghiệp trong đời nên mẹ khuyến khích con đi học, đi làm ở xa, tận bên kia trời Tây. Đến khi con lập được  sự nghiệp, mẹ lại khuyến khích con sống luôn ở đó với vợ con. Vậy là đến ngày mẹ nhắm mắt xuôi tay, người con ấy cũng không kịp về gặp mẹ nhắm mắt xuôi tay, người con ấy cũng không kịp về gặp mẹ lần cuối. Thật là: "mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ" (Thiền sư Nhất Hạnh).

Vậy thì bạn hãy nhìn và thấy được nỗi lòng của mẹ trước khi mọi sự muộn màng. Trước kia ta nhìn mẹ nhưng lại chú tâm vào việc khác ngoài đời. Nay thì khi làm việc khác ngoài đời, ta hãy để một góc nhìn về mẹ. Không phải chỉ nhìn và thấy trong mùa Vu lan. Khi bạn đang uống cà phê, tán gẫu với bạn bè nhiều điều phù phiếm,  hay lúc bạn đang ở trời Tây mà chợt nghĩ tới mẹ, bạn hãy gọi điện thoại về cho mẹ. "Có việc gì không con?"- mẹ hỏi, "dạ không, con chỉ muốn được nói chuyện với mẹ thôi" – bạn đáp, chẳng cần một lý do gì. Mà thực không cần một lý do gì, vì biết bao nhiêu điều bạn nói với người khác đâu cần phải "có việc gì". Nếu bạn đang đi ngoài đường mà chợt nghĩ tới mẹ, thì bạn có thể đảo qua thăm nhà một chút, chẳng cần một lý do gì. Mà thực không cần vì một lý do gì, vì bạn đã đến viếng nhà của nhiều người mà chẳng cần phải "có việc gì". Nếu bạn có thể nói câu : "con thương mẹ" như Thiền sư Nhất Hạnh  chỉ bảo thì thật là hay. Nếu bạn không thể nói được như thế, bạn chỉ cần nói: "con muốn thăm mẹ một chút", không cần lý do gì. Mà thật không cần một lý do gì, vì việc mà bạn đang làm ấy chính là sự trùng phùng của hai điều : mẹ nhìn thấy con và con nhìn thấy mẹ.


Văn Hóa Phật Giáo - số19-2006
Nhìn và thấy nhau / Văn Hóa Phật Giáo - số19-2006

Nhìn và thấy nhau / Văn Hóa Phật Giáo - số19-2006

Xuân đến con vui với tiết xuân,
Hãy đem đạo lý độ người trần,
Trong cơn mê muội xa ngôi vị,
Thức tỉnh lên đường học thánh nhân

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây