Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Trước đây, trong thời gian những năm cuối thập niên 70 thế kỷ trước, Hội Đồng Nghiên Cứu Giáo Lý ...
-
Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực ...
-
Đức Ngọc Lịch Nguyệt thế danh là Lê Văn Lịch, sinh ngày mùng 1 tháng 9 năm Canh Dần (14-10-1890) ...
-
Một mùa Trung Thu nữa lại về trên quê hương Việt Nam. Kể từ khi Đức Thượng Đế giáng trần ...
-
Quán Tự Tại Bồ đề tát dã Lúc vào sâu Bác nhã Ba la, Không nhơn không pháp mới là Phát khai trí ...
-
DÒNG TU BẢO THỌ (tại Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài [Đà Nẵng] ) Dòng tu Bảo Thọ, do Chị lớn Trần ...
-
Đức Chí Tôn đã ban cho nhân loại thuật ngữ "Cao Đài" để nhất quán đích điểm tiến hóa của ...
-
Trong bài DI LẠC CHƠN KINH mà người tín đồ Cao Đài thường tụng đọc vào các ngày rằm lớn, ...
-
Trong dân gian không biết tự bao giờ đã hình thành câu ca dao : “Tháng tám giỗ cha, tháng ...
-
Trong Tờ khai Đạo ghi ngày 07-10-1926 (nguyên văn bằng tiếng Pháp), được tiền bối Lê Văn Trung gửi cho ...
-
Thứ Sáu, 04/05/2007, 17:41 (GMT+7) TTO - Mùa xuân này, nữ sĩ Mộng Tuyết trở bệnh ở tuổi 95. Hiện bà đang ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tuất thời, mùng 01 tháng 12 Đinh Tỵ KIM QUANG ĐỒNG TỬ, chào chư Thiên ...
Hoàng Duy - Tuổi Trẻ Online
Lễ vía Quan Thánh Đế Quân
Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng từ năm 1653, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ) với 2 ngựa Bạch Mã, Xích Thố.
Bà con Hội An và du khách Việt Nam từ Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Đà Nẵng đổ về Quan Công miếu, từ sớm để dâng hương. Từ ngoài vào đến tả vu, hữu vu và cả trong chính điện chỗ nào cũng đầy người. Ai cũng hương đèn, hoa quả làm lễ vật trên tay cùng vẻ cung kính, hồ hởi trên mặt.
Đúng 10 giờ sáng lễ tế diễn ra trọng thể với những nghi lễ truyền thống kéo dài hơn 90 phút do một chủ tế, 2 tả hữu phân hiến lần lượt dâng rượu trà. Một người đọc văn tế, hai người xướng văn cùng đội ngũ hành nghi, thầy cúng, đội bát âm cả thảy 20 người. Buổi chiều diễn ra phần hội tại ngã năm chợ Hội An (đối diện Quan Công miếu) với các hoạt động mang tính cộng đồng như Hội Bài chòi, Lễ tế xô cộ, Hát bội...
Một tháp cộ hình vuông, chóp nhọn bằng sườn gỗ, bọc vải, cao chừng 3m đính đầy các túi nhỏ đựng gạo, muối, bánh trái, tiền xu, tiền giấy dựng ngay cạnh giếng mái. Sau phần tế là lễ phát chẩn. Cộ được xô ngã để mọi người rước những phần quà đem về, như mang lộc, phúc, may mắn về suốt năm. Du khách nước ngoài có mặt tại Hội An thì có dịp quay phim, chụp ảnh ghi lại một nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt.
Ông Nguyễn Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn di tích Hội An cho biết: Lễ vía Quan Thánh Đế Quân là một lễ lệ dân gian đã có từ lâu đời. Lễ vía gắn liền với di tích Quan Công miếu một thời được xem là trung tâm tín ngưỡng của Hội An - hiện đã được Bộ VHTT cấp bằng công nhận.