

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Muốn nhứt thống tư tưởng để tiến đến nhứt thống lý tưởng phải hành thế nào? Giản dị lắm chư hiền ...
-
Mỗi mùa tu vào ngày nhập khoá, chúng ta đều có dâng sớ trình danh sách tịnh viên nam nữ ...
-
1. Đức Nhân Xã Hội Hóa Đức Nhân là giá trị nhân bản muôn thuở của con người từ nghìn xưa ...
-
TÌM HIỂU PHÁP CHÁNH TRUYỀN Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chánh thức ra mắt nhân sinh vào ngày ...
-
Trong các Đạo học gia đời Tống (960-1279), Chu Liêm Khê 周 濂 溪 (1017-1073) và Thiệu Khang Tiết 邵 ...
-
Tất cả vũ trụ vạn hữu là một trường dịch hóa miên miên bất tuyệt, sinh động vô cùng. Nên ...
-
Câu chuyện nói về việc muốn đạt được sự thay đổi thực sự như từ loài cá chép hóa thành ...
-
Trước hết, chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định thực tế “đa dạng tôn giáo ở Việt Nam”. Những ...
-
Các Thánh Triết ở Ấn Độ và Trung Hoa, cũng như Do Thái, La Mã, Hy Lạp đều nhận ...
-
"Nếu còn phân biệt giữa khoa học và tôn giáo, giữa đạo và đời, là thế nhơn hòa chưa tròn, ...
-
LỜI GIỚI THIỆU Đức Lý Thái Bạch Đại Tiên Trưởng là Nhất Trấn Oai Nghiêm trong Tam Trấn Oai Nghiêm Đại ...
-
Cụm từ Tam Kỳ Phổ Độ bao hàm hai ý nghĩa: Ý thứ nhất: Diễn tả lần lượt cho ba lần ...
T.An
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 12/08/2010
Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số

Người thợ điện này cho biết cha mẹ như là "thần" đối với anh, và anh tình nguyện cống hiến cuộc đời còn lại phục vụ họ.
"Rất nhiều bạn trẻ không hiểu được ý nghĩa của cha mẹ trong cuộc đời. Tôi gánh cha mẹ trên vai để tỏ lòng kính trọng với họ vì họ đã đem tôi đến với thế giới này. Họ là Thần của tôi", Kumar nói với tờ Hindustan Times.
Ông Lala Ram 95 tuổi và bà vợ 80 tuổi rất cảm kích tấm lòng của con trai vì anh đã giúp họ thực hiện ước nguyện được tắm nước thánh sông Hằng ở Haridwar, bang Uttar Pradesh, sau đó còn cõng họ về nhà ở thủ đô Delhi.
Kumar bị ấn tượng bởi câu chuyện thời thơ ấu do bà nội kể lại. "Nó khiến chúng tôi ngạc nhiên khi nói về kế hoạch sẽ gánh cha mẹ trên vai của mình. Chúng tôi cố gắng khuyên con không nên làm nhiệm vụ khó khăn đó, nhưng nó rất cương quyết và quỳ xuống xin phép", mẹ anh tâm sự.
Bất chấp trời mưa to, đường sá nham nhở, bị sưng và trợt ở cổ, vai, Kumar vẫn vượt qua quãng đường khoảng 25-30 km mỗi ngày khi gánh cùng lúc cả cha lẫn mẹ trên vai, nặng khoảng 115 kg.
"Họ chỉ ngừng lại để ăn uống - những bữa ăn đã được dân làng ủng hộ và chuẩn bị sẵn", một người cho biết.
Cứ sau mỗi bữa ăn, cả nhà lại dừng ở bên đường, rửa ráy và tiếp tục hành trình đến Delhi. Mỗi lần dừng lại, Kumar đều quỳ chạm vào chân cha mẹ và nhận lời chúc phúc của họ.
Hàng ngàn người dân đã đến để nhận lời chúc phúc của cha mẹ Kumar khi câu chuyện của họ lan đi nhanh chóng từ làng này đến làng khác.
T. An (Vnexpress 7-8-2010)