Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Từ năm 1450 đến năm 1850, ít nhất 12 triệu người dân Phi Châu bị đưa đi xuyên qua Trung ...


  • Chùa Dâu / Nguyễn Thanh Sơn - Tuổi Trẻ Online

    Chùa nằm ở trung tâm của khu di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu và phong phú bậc nhất ...


  • Thiên Địa Chi Tâm / Thuần Chơn

    Dầu lớn, dầu nhỏ, con người và vạn vật đều cũng nhận nơi Tạo Hóa một bản nguyên bất tử, ...


  • Tam Thánh Ký Hòa Ước / Hiền tài Nguyễn Văn Hồng

    Tam Thánh ký hòa ước là ba vị Thánh ghi chép bản Thiên Nhơn Hòa Ước lên tấm bảng đá, ...


  • Thiên là từ Hán Việt để diễn đạt TRỜI của chúng ta. Từ lâu Đức Cao Đài dạy: Thầy mong con biết ...


  • Tín ngưỡng và tôn giáo là những đề tài phong phú xưa nay đã thu hút rất nhiều học giả, ...


  • Ở thánh địa Châu Thành nói riêng, toàn tỉnh Tây Ninh nói chung, có rất nhiều di tích lịch sử ...


  • I have a dream / Martin Luther King

    "I have a dream that one day on the red hills of Georgia the sons of former slaves and the ...


  • PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN / Trích quyển Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo

    TỔNG QUAN VỀ CON ĐƯỜNG PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN Trên đường tiến hóa, ý thức PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN đánh dấu sự ...


  • Lịch sử của tư tưởng nhân loại là một hành trình tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi ...


  • Trước đây, trong thời gian những năm cuối thập niên 70 thế kỷ trước, Hội Đồng Nghiên Cứu Giáo Lý ...


  • DUY NGÃ ĐỘC TÔN / Khiêm Cung sưu tầm

    Theo Kinh A Hàm, khi đản sanh, Đức Phật đã nói một bài kệ bốn câu như sau: Thiên thượng thiên ...


10/09/2016
SUU TAM

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 11/09/2016

TTHÁNH GIÁO DẠY VỀ QUYỀN PHÁP

THÁNH GIÁO DẠY “QUYỀN PHÁP”


Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Đàn anh tiến đàn em cũng tiến,
Đủ pháp quyền vượt biển đăng sơn;
Chỉ cần một mảnh tâm đơn,
Vào đời tạo thế nghĩa nhơn hiệp hòa.”
(Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14 tháng 10 Bính Thìn - 4/12/1976)

Châu Dịch huyền nghĩa, chương I:
“Quyền là tình thương, Pháp là sự sống. Nếu tình thương không đủ cảm hóa thì quyền ấy hóa ra quyền lực thế gian, sẽ làm cho nhơn sanh dưới quyền bị khổ đau, gây nên tai hại. Nếu sự sống không chảy đến cho các nẻo, mát mẻ ở lòng người, thì tâm linh bị khô héo, thì pháp trở thành yêu thuật bàng môn.
Vì vậy sứ mạng đặt vào người, là quyền pháp ở người, thì người được sức mạnh, đủ che chở, đủ khiến nhơn sanh theo một định lý trong sự trật tự của Trời.”

Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Có phải chăng vì tổ chức không phân minh? Chấp quyền pháp không nghiêm chỉnh, hoặc quá câu nệ ở chi tiết quyền pháp, không linh động sắp xếp, để sinh ra ý kiến bất đồng. Nếu bất đồng tất hành đạo bất nhứt, rồi lần đến tiêu cực cầu an, mà chính tiêu cực cầu an là bệnh căn suy đồi của mọi tổ chức vậy.”
(THIÊN LÝ ĐÀN, Tuất thời mùng 10 tháng 04 Ất Tỵ - 10.5.1965)

Minh Lý chơn giải:
“Quyền pháp” sứ mạng do đâu mà có? –Chính ở sự tu chứng mỗi người. Con người quyền pháp cần phải:
- Giới luật tinh minh để ngăn lòng dục và phá tập quán, thói đời, mới giữ được đức tánh thanh cao, Phẩm hạnh xứng đáng.
- Học tập để phá cái mê lầm, mở rộng trí tuệ, thấu suốt lẽ đạo đồng nhất, là chỗ cùng lý tận tánh để chứng nghiệm việc làm.
- Trì công tu tiến trên đường tự giác, giác tha để thọ trì bí pháp mà đạt chứng lẽ đạo nhiệm mầu.
Vậy mọi việc làm phải rỏ ra bằng quyền pháp, bằng sứ mạng, luôn đứng trên lập trường thuần túy đạo đức, thuần chơn vô ngã. Để tỏ được con người thiên ân thì trên dưới phải lấy lễ mà đối đãi nhau, nữ nam trật tự trong vòng đạo pháp hầu đâu đó thể hiện một tinh thần giác ngộ, làm cho quyền đạo mạnh mẽ, pháp đạo linh nhiệm.
Quyền có mạnh thì cơ tận độ được phổ truyền.
Pháp có linh thì sự huyền đồng giữa Trời và Người được duy nhất.
Pháp là sự sống thì lẽ hằng sống của Trời Đất, vạn vật được tự tại, an vui, không còn một chướng duyên ràng buộc. Ai cũng nhờ pháp mà giải thoát trần tình, sống nên thanh cao siêu việt.
Quyền là tình thương được tràn ngập thấm nhuần đâu đó trở nên một khối thâm hòa, đầm ấm, mỹ miều. Người nào chiếm được tình thương sâu rộng là người đó có quyền. Quyền ấy mới thật là cao cả Thiêng Liêng. Trăm ngàn quả tim đều đập theo một nhịp sống, thì người ấy gọi rằng Thánh, rằng Tổ. Người ấy chết, họ chết theo, đi đâu họ cũng không rời nửa bước, nói gì họ cũng đều nghe.
Vì vậy các Thiên Ân làm sao gây được một tình thương vô biên, cao thượng, gieo sâu vào lòng dạ mọi người để phá tan lòng nghi kỵ, ý rẽ riêng, hầu đưa nhau đến một độ đường dung hòa giữa đông tây, trời đất.”
(Đàn 32, mùng 8 Chạp Ất Tỵ - 30/12/1965)

Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:
“Quyền là hình thức thể hiện cái pháp trước đối tượng. Pháp là thể hiện trước bản thân”
(Minh Lý Thánh Hội 19.9.Mậu Thân – 9/11/1968)
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:
“Có quyền không pháp không đưa con người đi về đâu, trái lại sẵn sàng xô ngã con người vào lạc lầm vào u tối. Có pháp ắt sẽ có quyền.”
(Minh Lý Thánh Hội 19.9.Mậu Thân – 9/11/1968)

Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Quyền pháp là Thầy, là Đạo. Nhắc lại là Đạo chớ không là tôn giáo.”
(Nam Thành Thánh Thất-Saigon, 01.01.Kỷ Dậu – 17/02/1969)

Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Đại Từ Phụ nắm quyền pháp mới chuyển cơ sanh hóa vạn vật vũ trụ. Con người nắm được quyền pháp mới chuyển đưa vật loại vào thiên lý và chuyển Thiên lý vào vật loại. Hiệp Thiên Đài nắm giữ quyền pháp mới đưa Cửu Trùng Đài vào Bát Quái, chuyển lý hành tàng của Bát Quái vào Cửu Trùng. Kẻ giác ngộ, người tu hành có quyền pháp thì mới đưa đạo vào đời và đạt mục đích cứu nhân độ thế.
Vậy quyền pháp là cơ, là lý là phương định đưa tuyệt đối vào sở vật tương đối, chuyển vô thường giả tạm vào siêu nhiên bất diệt.”
(Nam Thành Thánh Thất-Saigon, 01.01.Kỷ Dậu – 17/02/1969)

Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Quyền pháp không giao riêng cho ai, cho xã hội nào, cho tôn giáo nào. Quyền pháp có vẫn có, tùy tâm ý mà đạt định, tùy sứ mạng mà nhận lãnh.”
(Nam Thành Thánh Thất-Saigon, 01.01.Kỷ Dậu – 17/02/1969)

Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Sở vật thực tại được tạo thành và biến sanh đều do quyền pháp. Điểm quyền pháp ở đây là cái ngòi của quả trứng. Những cái ngoại thức nội tại có đủ, nếu cái ngòi thật tốt thì quả trứng gà sẽ biến thành con gà sau một thời gian nào đó. Trái lại, nếu không có điểm quyền pháp của Thượng Đế ban, dầu có đủ điều kiện quả trứng vẫn hư hoại.
Trong sở vật thực tại con người, điểm quyền pháp là linh hồn. Nhờ đó mà sinh ra, trưởng thành, và có thể tiến hóa đến mức đổi phàm thành Thánh, thay tục hóa Tiên được. Đó là một thí dụ nhỏ của quả trứng. Còn sở vật thực tại rất to tát trước thời tạo Thiên lập Địa là ngôi Vô Cực Diêu Trì, và điểm quyền pháp được chứa đựng làm ngôi Thái Cực, là Thầy. Chính quyền pháp nằm trong sở vật thực tại chuyển biến và hóa sinh vạn loại. Cũng chính nhờ đó mà không một vật nào biến mất và cũng không có gì là tân tạo.
Một thí dụ khác: Một tòa lâu đài to tát, đó là một sở vật thực tại đẹp đẽ vì không có quyền pháp cũng như cái quả trứng không ngòi. Do đó trứng sẽ hư hoại, lâu đài sẽ sụp đổ trong thời gian dầu có muốn hay dầu không có muốn.
Đạo Thầy cũng thế. Hiệp Thiên Đài nắm giữ quyền pháp. Nhờ đó mà có Tòa Thánh, Hội Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh, Tân Luật Pháp Chánh, và truyền lưu giáo lý Đại Đạo.
Trong hiện tình nhân loại phân tranh chiến đấu, đó chính là sở vật thực tại đang biến dưỡng. Một là nếu như quả trứng không ngòi, thế giới nầy sẽ tự hủy diệt. Hai là nếu có điểm quyền pháp thì thế giới này sẽ tạo một Thiên Đàng thuần chánh.
Con gà chỉ là con gà, sau khi tự phá vỡ vỏ trứng. Thế giới nầy cũng thế. Hãy suy gẫm!
Các Tôn Giáo hiện có chỉ là các cấu tử chớ chưa phải là "Đạo", là "Tôn Giáo Cứu Thế". Vì lẽ đó Đại Từ Phụ mới ban quyền pháp. Quyền pháp là "Thầy", là"Đạo", là động năng thúc đẩy tạo thành Thánh Đức sau Hội Long Hoa.”
(Nam Thành Thánh Thất-Saigon, 01.01.Kỷ Dậu – 17/02/1969)

Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp. Chính sứ mạng quyền pháp nầy thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể "Đạo Cứu Thế" trong Tam Kỳ Phổ Độ, cũng như có ngòi gà trong quả trứng vậy.
Nhìn lại điểm quyền pháp mà Thượng Đế đã đặt để cho dân tộc nầy chưa làm tròn sứ mạng của quyền pháp vì tôn giáo hiện hữu còn tranh chấp là chưa tạo được một thực thể Đạo thuần chánh để cứu thế.
Không phải Thượng Đế cấy lúa trên tảng đá hay trao quyển binh thư cho người mù chữ. Ngoài ân ban, Đức Thượng Đế còn nhận thấy dân tộc nầy có thể thực hành sứ mạng "Hảo Nam Bang, Hảo Nam Bang, Tiểu quốc tảo khai hội Niết Bàn".
Bần Đạo nói để chư hiền đệ muội không lấy làm buồn mà để nhận một thực tế. Dân tộc nầy Đại Từ Phụ đã chọn như Gia Tô Giáo Chủ đã nói trong lễ Giáng Sinh "chỉ có tâm thức thì sáng mà ý thức còn u tối". Chính vì vậy mà quyền pháp nầy chưa lập được.
Ngòi gà ở trong quả trứng không là tròng trắng hay tròng đỏ. Quyền pháp mà Thầy đã ban không phải là tôn giáo nầy hay tôn giáo khác.
Thử đứng trên nhịp cầu nhìn dòng nước chảy, giờ nầy và giờ sau, cũng thành cầu đó, cũng dòng sông đó, cũng cảnh vật đó, chư hiền đệ hiền muội! nó đã đổi khác rộng lớn vơi đầy. Những cái qua tất phải trôi qua, những cái xưa cũ đều là xưa cũ. Tiến hóa không là tổ hợp mà là khai sanh.
Sứ mạng của dân tộc nầy to tát như thế, quyền pháp quan trọng như thế, không phải làm không được. Chư đệ muội hãy chờ đợi, việc sẽ đến và đang đến. Từ ngàn xưa, trên lịch sử đã từng được nghe và thấy rõ. Việt Nam một dân tộc mà tất cả thế giới đều nhìn vào, không phải nhìn vào vì nó có sự đe dọa tàn phá cả thế giới, mà nhìn vào chính nó là một động năng cứu rỗi xây dựng mới trên toàn thể nhân sinh.
Muốn được vậy, chư hiền đệ muội phải làm sao, phải làm thế nào để phát huy quyền pháp được đặt để. Từ xưa các tôn giáo được tạo lên để giải quyết tâm linh, nhưng Tam Kỳ Phổ Độ Thầy phải trao cho chư hiền, cho dân tộc nầy một quyền pháp đạo để lập thành quyền pháp đạo thực thể thuần chánh để cứu thế.
Tôn giáo là chiếc xe hỏa, mà người hành đạo phải biết rằng mình là hành khách. Nếu chư hiền cho rằng mình là xe hỏa thì đầu thời gian cho đến cuối thời gian cũng chỉ đi lại trên con đường thiết lộ.
Quyền pháp đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhơn loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người.”
(Nam Thành Thánh Thất-Saigon, 01.01.Kỷ Dậu – 17/02/1969)

Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Chư hiền hãy ghi nhận lời nầy: Thiêng Liêng đã bảo chư hiền phục vụ cho nhơn sanh, đạo sẽ phục vụ cho chư hiền. Bần Đạo nhắc lại cho chư hiền ghi lấy, nắm giữ quyền pháp đã ban cho thi hành đến nơi đến chốn, thọ lấy địa linh với Thiên ý, chỉ còn tùy theo nhơn tâm sẽ tự cứu rỗi hay tự hủy diệt. Tận độ toàn nhơn sanh hay đọa lạc toàn thế giới.
Con ngựa hay thường khó trị. Muốn đạt đến một mục đích nào, điều tiên quyết là thấu rõ mọi khía cạnh của vấn đề trước. Đừng đi sau con ngựa, chư hiền sẽ bị phủ bụi của nó. Đừng đi sau con voi, chư hiền sẽ bị dơ vì phóng uế. Hãy cầm cương ngựa, hãy cởi lưng voi. Nếu chưa được, Bần Đạo bảo cho hãy tránh xa để khỏi bị dày đạp. Tránh xa không phải là chạy trốn mà tránh để sửa soạn sự thành công. Phía sau chư hiền là chuỗi ngày lịch sử, phía trước chư hiền là ánh sáng rực rỡ của Đức Thượng Đế, dưới chân chư hiền là nhơn loại, là hố sâu vực thẳm. Chỉ còn một việc hãy nhìn thẳng vào thực tế để chế ngự thực tế.
Cuối cùng Bần Đạo muốn nói rõ: Quyền pháp Đạo không là điều cai trị. Quyền pháp đạo chính là sự thương yêu giải thoát cai trị để tiến hóa.”
(Nam Thành Thánh Thất-Saigon, 01.01.Kỷ Dậu – 17/02/1969)

Đức Tam Trấn Oai Nghiêm Quan Âm Như Lai dạy:
“Chư hiền đệ muội phải hiểu như thế nầy: Thánh Thất gồm có Bát Quái, Cửu Trùng và Hiệp Thiên Đài. Thánh Thất cũng là tượng trưng cho hình thể Chí Tôn Đại Từ Phụ, trong đó có cả Thượng Đế đến vạn linh. Một tổ chức rộng lớn như vậy cũng thể hiện cho Càn Khôn Vũ Trụ. Muốn cho Càn Khôn Vũ Trụ được điều hòa nhực nguyệt tinh tú, Thượng Đế phải nắm giữ quyền pháp, cũng như điều hành guồng máy đạo. Một tổ chức từ nhỏ đến lớn cũng phải có quyền pháp. Nếu không quyền pháp điều hành vận chuyển thì các khối tinh cầu trong vòng luân chuyển sẽ đụng nhau, thì vũ trụ nầy mất an ninh. Còn các phần hành của mỗi tổ chức không theo quyền pháp thì tổ chức đó bị loạn.”
(Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu - 2/3/1969)

Đức Chí Tôn dạy:
“Hỡi các con! Qua mấy mươi xuân rồi, Thầy đem sứ mạng quyền pháp Tam Kỳ Phổ Độ trao cho các con, cho dân tộc con trong thời Hạ Nguơn chuyển kiếp này là để các con gieo rải một ý thức hòa hiệp thương yêu với nhau trước cuộc đời loạn ly điên đảo.”
(Nam Thành Thánh Thất, Ngọ thời mùng 1 tháng giêng Tân Hợi – 27/1/1971)
Đức Hưng Đạo Đại Vương dạy:
“Quyền pháp là tình thương, là sự sống. Có tình thương thì quyến mới có giá trị. Có pháp độ thì sự sống mới an vui và vĩnh cửu.”
(Minh Lý Thánh Hội 6.7. Quý Sửu – 4/8/1973)
Đức Chí Tôn dạy:
“Quyền pháp đạo là tình thương và sự sống (có nắm được quyền pháp thì đạo mới khai). Có tình thương sự sống mới hòa bình an lạc. Đó là điều kiện duy nhất để con trở về bến khởi nguyên Đại Đạo, về cùng Thầy.”
(Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 30 chạp Quý Sửu – 22/1/1974)
1. QUYỀN PHÁP
(Nam Thành Thánh Thất-Saigon, 01.01.Kỷ Dậu 17.02.69)

GIÁO TÔNG ĐẠI ĐẠO THÁI BẠCH KIM TINH, Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội!
THI :
Xuân đến trong lòng khách thưởng Xuân,
Thưởng Xuân mới biết vẻ thanh tân;
Non cao sừng sững Trời xanh biếc,
Biển rộng bao la nước trắng ngần.
Tòng bá đã quen đường tuế nguyệt,
Kình ngư hẳn dạn cuộc phong vân;
Chuyển luân một loạt cho Xuân đến,
Xuân đến trong lòng khách thưởng Xuân.

Mùa Xuân năm Kỷ Dậu, để mở một niên trình mới của cơ Đạo, Bần Đạo thừa Thiên ý đến trao chư hiền đệ hiền muội một vấn đề cần yếu. Miễn lễ đồng an tọa.

Chư hiền đệ hiền muội! Muốn chạy loạn phải lo bề trị loạn. Muốn thành công phải thấu triệt lý thành công.

Kìa những câu: "Thiên thượng Địa hạ duy ngã độc tôn", "Thiên nhơn hiệp nhứt", "Tạo Tiên tác Phật thị do tu", "Thầy là các con, các con là Thầy". Vì sao mà nói như thế ? Do đâu mà có và muốn có phải làm sao?

Đây, Bần Đạo muốn nói đến "Quyền Pháp".

Đại Từ Phụ nắm quyền pháp mới chuyển cơ sanh hóa vạn vật vũ trụ. Con người nắm được quyền pháp mới chuyển đưa vật loại vào thiên lý và chuyển Thiên lý vào vật loại. Hiệp Thiên Đài nắm giữ quyền pháp mới đưa Cửu Trùng Đài vào Bát Quái, chuyển lý hành tàng của Bát Quái vào Cửu Trùng. Kẻ giác ngộ, người tu hành có quyền pháp thì mới đưa đạo vào đời và đạt mục đích cứu nhân độ thế.

Vậy quyền pháp là cơ, là lý là phương định đưa tuyệt đối vào sở vật tương đối, chuyển vô thường giả tạm vào siêu nhiên bất diệt.

Nếu không làm được đông thành xuân, phàm tục thành tiên thánh, loạn nên trị, chiến đấu ra an bình, vị kỷ ra đại đồng, chính là chưa đạt được quyền pháp đó.

Quyền pháp không giao riêng cho ai, cho xã hội nào, cho tôn giáo nào. Quyền pháp có vẫn có, tùy tâm ý mà đạt định, tùy sứ mạng mà nhận lãnh.

Hãy nhìn xem quả trứng gà, chư hiền đệ muội sẽ thấy những gì ? Bần Đạo muốn nói ở đây là quyền pháp từ rất nhỏ cho đến rất lớn đều từ Thượng Đế mà sanh, từ Đại Từ Phụ mà thành .
Sở vật thực tại được tạo thành và biến sanh đều do quyền pháp. Điểm quyền pháp ở đây là cái ngòi của quả trứng. Những cái ngoại thức nội tại có đủ, nếu cái ngòi thật tốt thì quả trứng gà sẽ biến thành con gà sau một thời gian nào đó. Trái lại, nếu không có điểm quyền pháp của Thượng Đế ban, dầu có đủ điều kiện quả trứng vẫn hư hoại.

Trong sở vật thực tại con người, điểm quyền pháp là linh hồn. Nhờ đó mà sinh ra, trưởng thành, và có thể tiến hóa đến mức đổi phàm thành Thánh, thay tục hóa Tiên được. Đó là một thí dụ nhỏ của quả trứng. Còn sở vật thực tại rất to tát trước thời tạo Thiên lập Địa là ngôi Vô Cực Diêu Trì, và điểm quyền pháp được chứa đựng làm ngôi Thái Cực, là Thầy. Chính quyền pháp nằm trong sở vật thực tại chuyển biến và hóa sinh vạn loại. Cũng chính nhờ đó mà không một vật nào biến mất và cũng không có gì là tân tạo.

Một thí dụ khác: Một tòa lâu đài to tát, đó là một sở vật thực tại đẹp đẽ vì không có quyền pháp cũng như cái quả trứng không ngòi. Do đó trứng sẽ hư hoại, lâu đài sẽ sụp đổ trong thời gian dầu có muốn hay dầu không có muốn.

Đạo Thầy cũng thế. Hiệp Thiên Đài nắm giữ quyền pháp. Nhờ đó mà có Tòa Thánh, Hội Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh, Tân Luật Pháp Chánh, và truyền lưu giáo lý Đại Đạo.

Trong hiện tình nhân loại phân tranh chiến đấu, đó chính là sở vật thực tại đang biến dưỡng. Một là nếu như quả trứng không ngòi, thế giới nầy sẽ tự hủy diệt. Hai là nếu có điểm quyền pháp thì thế giới này sẽ tạo một Thiên Đàng thuần chánh.

Con gà chỉ là con gà, sau khi tự phá vỡ vỏ trứng. Thế giới nầy cũng thế. Hãy suy gẫm!

Các Tôn Giáo hiện có chỉ là các cấu tử chớ chưa phải là "Đạo", là "Tôn Giáo Cứu Thế". Vì lẽ đó Đại Từ Phụ mới ban quyền pháp. Quyền pháp là "Thầy", là"Đạo", là động năng thúc đẩy tạo thành Thánh Đức sau Hội Long Hoa.
Bần Đạo đã nói: Quyền pháp là Thầy, là Đạo. Nhắc lại Đạo chớ không là Tôn Giáo .

Trong sở vật thực tại của tôn giáo trên thế giới, tất cả các tôn giáo từ xưa nay đang biến dưỡng tranh chấp để tiến hóa. Sự tiến hóa không là hỗn tạp mà từ sự mâu thuẫn.

Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp. Chính sứ mạng quyền pháp nầy thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể "Đạo Cứu Thế" trong Tam Kỳ Phổ Độ, cũng như có ngòi gà trong quả trứng vậy.

Nhìn lại điểm quyền pháp mà Thượng Đế đã đặt để cho dân tộc nầy chưa làm tròn sứ mạng của quyền pháp vì tôn giáo hiện hữu còn tranh chấp là chưa tạo được một thực thể Đạo thuần chánh để cứu thế.

Không phải Thượng Đế cấy lúa trên tảng đá hay trao quyển binh thư cho người mù chữ. Ngoài ân ban, Đức Thượng Đế còn nhận thấy dân tộc nầy có thể thực hành sứ mạng "Hảo Nam Bang, Hảo Nam Bang, Tiểu quốc tảo khai hội Niết Bàn".

Bần Đạo nói để chư hiền đệ muội không lấy làm buồn mà để nhận một thực tế. Dân tộc nầy Đại Từ Phụ đã chọn như Gia Tô Giáo Chủ đã nói trong lễ Giáng Sinh "chỉ có tâm thức thì sáng mà ý thức còn u tối". Chính vì vậy mà quyền pháp nầy chưa lập được.

Ngòi gà ở trong quả trứng không là tròng trắng hay tròng đỏ. Quyền pháp mà Thầy đã ban không phải là tôn giáo nầy hay tôn giáo khác.

Thử đứng trên nhịp cầu nhìn dòng nước chảy, giờ nầy và giờ sau, cũng thành cầu đó, cũng dòng sông đó, cũng cảnh vật đó, chư hiền đệ hiền muội! nó đã đổi khác rộng lớn vơi đầy. Những cái qua tất phải trôi qua, những cái xưa cũ đều là xưa cũ. Tiến hóa không là tổ hợp mà là khai sanh.

Sứ mạng của dân tộc nầy to tát như thế, quyền pháp quan trọng như thế, không phải làm không được. Chư đệ muội hãy chờ đợi, việc sẽ đến và đang đến. Từ ngàn xưa, trên lịch sử đã từng được nghe và thấy rõ. Việt Nam một dân tộc mà tất cả thế giới đều nhìn vào, không phải nhìn vào vì nó có sự đe dọa tàn phá cả thế giới, mà nhìn vào chính nó là một động năng cứu rỗi xây dựng mới trên toàn thể nhân sinh.

Muốn được vậy, chư hiền đệ muội phải làm sao, phải làm thế nào để phát huy quyền pháp được đặt để. Từ xưa các tôn giáo được tạo lên để giải quyết tâm linh, nhưng Tam Kỳ Phổ Độ Thầy phải trao cho chư hiền, cho dân tộc nầy một quyền pháp đạo để lập thành quyền pháp đạo thực thể thuần chánh để cứu thế.

Tôn giáo là chiếc xe hỏa, mà người hành đạo phải biết rằng mình là hành khách. Nếu chư hiền cho rằng mình là xe hỏa thì đầu thời gian cho đến cuối thời gian cũng chỉ đi lại trên con đường thiết lộ.

Quyền pháp đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhơn loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người.

Chư hiền đệ muội nên nhớ rằng: Nếu một quyền pháp, một phuơng thuốc trị dứt căn bịnh của dân tộc, giải thoát sự hủy diệt của dân tộc nầy thì sẽ giải phương thuốc thoát được sự hủy diệt cả thế giới. "Bảo sanh nhân nghĩa đại đồng" lý thuyết là một lẽ mà quyền pháp có hay không để thực thi là một điều khác.

Muốn đại đồng cùng thiên hạ, hãy đại đồng với xã hội tại dân tộc của chư hiền trước đã. Trong cơn ba đào sóng nổi, thủy thủ chia phe giựt giành, chính là lúc những người sứ mạng phải vượt lên trên để an trị và thẳng tiến trên con đường cứu thế. Chưa biết mà làm là nông nổi, đã biết mà không làm là hèn nhát.

Chư hiền hãy ghi nhận lời nầy: Thiêng Liêng đã bảo chư hiền phục vụ cho nhơn sanh, đạo sẽ phục vụ cho chư hiền. Bần Đạo nhắc lại cho chư hiền ghi lấy, nắm giữ quyền pháp đã ban cho thi hành đến nơi đến chốn, thọ lấy địa linh với Thiên ý, chỉ còn tùy theo nhơn tâm sẽ tự cứu rỗi hay tự hủy diệt. Tận độ toàn nhơn sanh hay đọa lạc toàn thế giới.

Con ngựa hay thường khó trị. Muốn đạt đến một mục đích nào, điều tiên quyết là thấu rõ mọi khía cạnh của vấn đề trước. Đừng đi sau con ngựa, chư hiền sẽ bị phủ bụi của nó. Đừng đi sau con voi, chư hiền sẽ bị dơ vì phóng uế. Hãy cầm cương ngựa, hãy cởi lưng voi. Nếu chưa được, Bần Đạo bảo cho hãy tránh xa để khỏi bị dày đạp. Tránh xa không phải là chạy trốn mà tránh để sửa soạn sự thành công. Phía sau chư hiền là chuỗi ngày lịch sử, phía trước chư hiền là ánh sáng rực rỡ của Đức Thượng Đế, dưới chân chư hiền là nhơn loại, là hố sâu vực thẳm. Chỉ còn một việc hãy nhìn thẳng vào thực tế để chế ngự thực tế.

Cuối cùng Bần Đạo muốn nói rõ: Quyền pháp Đạo không là điều cai trị. Quyền pháp đạo chính là sự thương yêu giải thoát cai trị để tiến hóa.
Thiên Lý Đàn
Tuất thời, 23-6 Canh Tuất (25-7-1970)


THI
Mây lành đỡ gót đến trần ai,
Dìu dẫn nguyên nhân bị lạc loài,
Thức tỉnh quay về cho sớm sớm,
Tà dương sắp khuất dạng non đoài.
Đông Phương Chưởng Quản, Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội.
Hôm nay có một vài việc cần phân qua cùng chư hiền đệ nên Bần Đạo cho dời [vời] chư đệ đến đây. Vậy, hãy an tọa để nghe lời dạy:
Những điều mà Bần Đạo sắp viết ra đây cũng không ngoài hai vấn đề: học đạo và hành đạo.
Từ mấy tháng qua, vì thấy chư đệ bị khảo đảo quá nhiều, e rằng tiến thêm một bước lại phải lùi hai bước, nên Bần Đạo để yên cho chư đệ qua cơn dông tố ở lòng rồi sẽ chí công mài sắt nữa. Lập Thu đến đây, Bần Đạo sẽ cho phép chư đệ được cầu đạo để tu luyện thêm cho thần an trí định, lần bước trên đường đạo pháp đến ngày viên mãn công thành, chư đệ phải cố gắng lắm mới được.
Bần Đạo cũng tạm phân qua một vài lời để chư đệ lãnh hội thêm về đạo pháp:
Đạo pháp là gì hỡi chư đệ?
Đạo là huyền nhiệm bao la bàng bạc khắp thời không, vũ trụ. Tuy bao la bàng bạc nhưng vẫn có cái điểm đạo duy nhứt.
Nhìn cơn gió thoảng, nhìn cụm mây trôi, qua ngày nắng hạ, đến lúc mưa thu, thời tiết xây vần, đó là cái pháp thị hiện hình đạo, tình đạo, danh đạo ở chỗ vô vi nhi vô bất vi. Nếu người chưa lãnh hội được đạo thì khó mà hành cái pháp.
“Nhứt thiết chư pháp giai tùng tâm sanh, tâm vô sở sanh, pháp vô sở trụ".
Đạo có phải là cái tâm đó không?
Cái tâm huyết nhục kia cùng với can trường phế phủ, nếu không có điểm Đạo, là những khối thịt vô tri.
Như vậy, điểm Đạo của con người ở đâu?
Mỗi khi trông về ngoại cảnh, những vui buồn thay đổi, những thích ứng lạc quan, những sân si tham dục, các thứ đó ở đâu mà ra?
Mỗi lúc trầm tư mặc tưởng, nỗi buồn vơ vẩn nhớ mông lung, sự chán nản đưa đến cho con người trở thành giác ngộ, muốn xa lánh hồng trần để lóng nghe hồi chuông cảnh tỉnh. Những thứ đó ở đâu mà có?
Như vậy, Đạo là tâm con người, mà ma quỉ cũng là tâm con người. Thế con người chỉ có một cái tâm lại ở nhiều trạng thái khác nhau.
Chư hiền đệ! Sự cử động, trông nhìn, đi lại, do bộ máy tối linh điều khiển. Bộ máy tối linh do một điểm linh quang. Điểm linh quang thường gọi là chủ nhơn ông ở chỗ điểm Đạo duy nhứt của con người, mà các sự việc đã có là cái pháp biến hiện trình bày sự sắc không của điểm Đạo.
Như vậy, nhục tâm và linh tâm là một cái tâm. Tâm pháp của linh tâm sẽ biến hiện vào cõi hư vô tịch diệt. Tâm pháp hằng động của nhục tâm sẽ đưa đến cảnh đọa lạc hôn trầm.
Chư đệ học pháp, hành pháp phải tìm cho trọn vẹn cái điểm Đạo duy nhứt của tâm linh để trở thành những hàng tiên gia phật vị. Đó là về học đạo.
Đây Bần Đạo nói qua phần hành đạo:
Học đạo, hành đạo, hai nhịp trong một chiếc cầu liên quan từ bến mê sang bến giác.
Người muốn học đạo pháp cũng như người hành đạo phải giữ quyền pháp. Nếu chưa thông suốt được cái quyền thì pháp khó mà xương minh cho trọn vẹn.
Nói rõ ràng để chư hiền đệ hiểu thêm: Quyền pháp cũng là đạo pháp. Đạo pháp lại là quyền pháp. Người hướng đạo lãnh đạo phải học cho tinh vi quán triệt cái quyền để chấp pháp được nghiêm minh, cũng như người tu luyện phải hiểu được cái điểm Đạo duy nhứt mới hành được cái pháp.
Đạo không ở đâu mà không có. Từ vật lớn nhứt cho đến vật nhỏ nhứt đều có điểm Đạo. Cũng như một Hội Thánh, một cơ quan từ cấp lãnh đạo tối cao cho đến cấp nhân viên cộng sự cũng đều có cái quyền trước cái pháp. Vì thế mà người hành đạo phải xác nhận trách nhiệm mình trước quyền pháp. Ví như châu thân của con người: cái tay không thể gọi là chân được, mà chân không thể gọi là cổ được, cổ không thể bảo đó là đầu được. Như vậy, chân phải có sức mạnh của chân để đi cuối tận quãng đường trăm năm thiên lý, tay phải có sức mạnh của tay để làm tất cả sứ mạng con người, cổ phải có sự bảo vệ hoàn toàn để làm trụ cốt kình thiên trong tiểu vũ trụ, đầu phải chứa đựng đầy đủ giác tuệ để thông suốt ngoại cảnh, thâu thập nuôi dưỡng các bộ phận một con người.
Điều đáng lưu ý hơn hết là cái sức mạnh của các bộ phận do đầu não chủ trương, muốn đi thì đi, muốn đứng thì đứng, muốn làm thì làm, muốn không thì không. Mọi sự kiện đã có qui định quyền hạn của mỗi bộ phận trong châu thân.
Đầu là một hệ thống trực thuộc, nhưng nếu đầu não cướp mất quyền hạn của các bộ phận kia thì hóa ra con người bất di bất dịch. Bằng các bộ phận áp đảo đầu não lại hóa ra một kẻ cuồng loạn vô tri. Đó là cái thí dụ để người hành đạo lưu ý đến điểm quyền pháp của đạo vậy.
Cơ Quan này, chư đệ đã nhiều lần lãnh giáo Thiêng Liêng, là một Cơ Quan rất hệ trọng trong thời buổi phân hóa loạn ly. Luật đào thải chí công vô tư. Rồi đây sẽ tan ra tro mạt, sẽ tàn lụn trong cát bụi phong trần. Cái được giữ lại là điểm Đạo phục sinh, sự sống còn của nhơn loại.
Bần Đạo nói để chư đệ tìm hiểu rốt ráo, thực hành quyền pháp cho xứng đáng một sứ mạng nguyên nhân.
Bần Đạo rất hoan hỉ được nhìn thấy chư đệ giữ trọn lòng thành kỉnh đối với Thiêng Liêng và trách nhiệm, bởi còn trong cõi hồng trần tục lụy nên khó tránh điều cám dỗ của quỉ ma. Bần Đạo nói để chư hiền đệ được an lòng, vì sự thật, những điều thất bại đã qua trong cơ đạo từ mấy mươi năm, chỉ tại người học đạo không chịu khép mình vào giới luật qui điều, luyện tu đạo pháp, người hành đạo không thông hiểu quyền pháp đạo để phàm tâm dấy động, dung dưỡng các ý kiến tư hữu của mình nên khó nhận ra ánh sáng chơn lý, chớ nào quỉ ma óng dậy bày trò ám hại được ai.
Hôm nay, Bần Đạo đến với chư đệ trong tình sư đệ kim bằng. Chư đệ hãy vì Bần Đạo mà cố gắng trau dồi thêm hạnh đạo, cố gắng học cho tinh vi quyền pháp đạo để gìn giữ chơn truyền trong kỳ mạt pháp hạ nguơn. Bần Đạo sẽ luôn luôn âm phò mặc trợ bằng mọi cách.
Thêm một lần nữa, Bần Đạo thấy chư đệ nơi đây đều có đầy đủ phương tiện vật chất giúp cho khoảng đường ngắn ngủi còn lại ở thế gian rất nhiều hiệu lực vượt qua nẻo trần tục để đến tiên bang. Nếu chư đệ nuối tiếc ôm gồm đua theo phù vân ảo ảnh, giữ cái tạm cho đến một mai rồi không còn chi cả. Chư đệ phải làm một cái gì trước khi bỏ lớp áo xấu xa, dừng chơn tuấn mã để mang vào cái thể thiên nhiên lên khứu lãnh liên tòa. Nếu không, phải trải qua biết bao ngàn kiếp nữa mới đến kỳ đại ân xá lập đời thánh đức thượng nguơn. Chư đệ hãy suy nghiệm để điều hòa hóa bộ phận Cơ Quan.
Phần Thường Vụ phải nhận hiểu quyền của mình để ban hành cái pháp cho Vụ Trưởng. Phần Vụ Trưởng phải nắm giữ cái quyền của mình đừng lệch lạc để ban hành cái pháp cho Trưởng ban. Có như vậy, quyền là điểm Đạo duy nhứt, các tác động thực hiện của cơ cấu Cơ Quan là cái pháp của Đạo hay của quyền vậy.
Sau đây, Bần Đạo đáp lời thỉnh nguyện của Huệ Lương: Muốn phục hưng cơ đạo, phải nghiêm minh quyền pháp. Hôm nay, Hội Thánh Truyền Giáo thỉnh cầu Bộ phận Hiệp Thiên Cơ Quan đến Tỉnh Đạo để hành sự, đó là một việc bất đắc dĩ để un đúc, bồi đắp, vun quén cho tàn cây đạo được sum sê, che chở khách lữ hành trong cơn mưa gió. Bần Đạo chấp nhận cho bộ phận Cơ Quan được thi hành công quả này. Bảo Pháp Chơn Quân nghe dạy:
Do Đông Phương Chưởng Quản chấp nhận cho hiền đệ được phép đem bộ phận Hiệp Thiên Đài hành đạo trong lễ khánh thành Thánh đường Tỉnh Đạo Quảng Tín, sự di chuyển khứ hồi hiền đệ được trọn quyền quyết định sao cho xứng đáng tình đồng đạo giữa Trung Nam. Phần dự lễ, Bần Đạo cho phép Cơ Quan trọn quyền tuyển chọn sắp xếp phái đoàn để liên hiệp đồng hành cùng các đại diện. Lịnh này chỉ được ban hành nội bộ để chư đệ được đề cao tinh thần đạo đức thêm hơn.
Lễ khánh thành Thánh đường tại Cà Mau, Cơ Quan được quyền sắp đặt phái đoàn cùng Nữ Chung Hòa giúp cho bổn đạo nơi miền Hậu trên tinh thần tương thân tương trợ.
Từ đây đến ngày khởi hành, nếu còn việc đáng bảo, Bần Đạo sẽ ban cho.
Còn một việc Bần Đạo chưa tiện dạy Huệ Lương hôm nay, vậy chờ dịp khác. Thôi,
Nghĩa đệ tình huynh tạm mấy hàng,
Tu đi cho khỏi nghiệp vương mang,
Đỡ đần đã có Ta bên cạnh,
Chẳng bước rồi sau tiếc muộn màng.
Bần Đạo mừng chư hiền đệ được ân huệ trong giờ này đêm nay.
Bần Đạo ban ơn lành chư hiền đệ hiền muội. Thăng.
GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ “QUYỀN PHÁP”
1. NGUỒN GỐC
- Danh từ “Quyền Pháp” lần đầu tiên xuất hiện trong Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn vào ngày 15-8 Bính Dần (21-9-1926):
“Nếu Thầy dùng quyền pháp Chí Tôn thì mất lẽ công bình thiêng liêng tạo hóa”.
Kiểm tra tòan bộ nguồn Thánh ngôn và Thánh giáo của Hội Thánh Tây Ninh, chúng ta thấy từ “Quyền Pháp” trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển chỉ xuất hiện có một lần duy nhứt do chính Đức Cao Đài sử dụng.
Nhưng trong phần Thánh Ngôn Sưu Tập của Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, danh từ này đã xuất hiện thêm 4 lần: (1 lần của Thầy vào năm 1927, 1 lần của Đức Quyền Giáo Tông vào năm 1950 và 2 lần trong năm 1955 của Đức Thượng Trung Nhựt và Đức Bát Nương ).
2. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN
- Từ nguồn Thánh giáo xưa vào 1936 của Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh, Đức Chí Tôn chỉ dùng một lần duy nhất trong bài Nhân Vật Tiến Hóa – Đại Thừa Chơn Giáo:
“Tam giáo dạy đời đã chẳng kể, chỉ toan lòng độc ác ngang dọc cõi trần ai, mới chịu dưới quyền pháp luật hình, để phạt răn lòng tà vạy”.
- Đến nguồn Thánh giáo của Hội Thánh Tiên Thiên vào đầu thập niên 60, danh từ “Quyền Pháp” hiện diện 3 lần và chỉ thấy xuất hiện trong phần Thi Văn Đại Đạo nên không thể xác định được chính xác thời điểm nào!
“Quyền pháp trọn giao cho Hội Thánh,
Bại thành do sự xử nhơn sanh,…” hay
“Thầy giao quyền pháp cả Thiên phong,
Nắm lấy chủ trương độ thế nồng,…” hoặc
“LÝ quyền pháp luật ấy khuôn viên,
GIÁO pháp trọng răng, bởi trọng quyền;
TÔNG phái thừa hành gìn cơ bản,
GIÁNG ban linh điển trợ Tiên Thiên.”
- Rồi khi sang phần Thánh giáo của Hội Thánh Truyền Giáo, chúng ta thấy có gần 1300 từ “Quyền Pháp” và lần đầu xuất hiện là vào năm 1937.
“Cao Triều Phát bạch: … …
Thầy trả lời: Dầu cho quyền pháp đời còn ngăn cấm đi nữa, chẳng lẽ cấm Thầy sao con? Con an tâm thi hành, có việc gì trở ngại sẽ hỏi Thầy”.
Nhưng sau đó đến 1955 danh từ này mới thường xuyên xuất hiện trở lại trong Thánh Truyền. Và từ đây bắt đầu xuất hiện một danh từ mới là “Quyền Pháp Đạo”, đã hiện diện cả thảy được 8 lần.
“Nương Quyền Pháp Đạo thoát tai khiên”
- Với nguồn Thánh giáo của Cơ Quan Phổ thông giáo lý, bên cạnh danh từ quyền pháp còn có thêm danh từ ghép mới hơn nữa là “Quyền Pháp đạo luật” xuất hiện lần đầu vào năm 1967 và hiện diện đến 30 lần.
“Nếu muốn cho lý Đạo được xương minh, thuyết hành chánh đại, thì trên quyền pháp đạo luật phải đồng thiết thực thi hành, trong lý tưởng đạo tâm phải đồng hóa”.
Và sau đó danh từ “quyền pháp đạo” xuất hiện lần đầu vào năm 1969 và hiện diện đến 55 lần.
“Bần Đạo xét thấy cơ đạo hoằng dương được là do Hiệp Thiên Đài được nghiêm minh quyền pháp thì Cửu Trùng Đài mới tiếp được quyền pháp nơi Bát Quái Đài giữa sự thông công mà hành đạo.
Từ lúc phân chi lập phái, mỗi nơi đều do sở vọng để lập Hiệp Thiên Đài địa phương, nhưng đối với quyền pháp Đạo vẫn một”.
3. TÓM LẠI.
Với khởi đầu là danh từ “Quyền Pháp” sau đó có thêm 2 danh từ mới là “Quyền Pháp Đạo” và “Quyền Pháp đạo luật”. Mỗi danh từ có ý nghĩa là gì, điểm chung và điểm riêng là gì, đây là những điều cần thiết cần được làm sáng tỏ.
Thiễn nghĩ, quyền pháp là một đề tài căn bản trong một số đề tài chánh yếu của giáo lý Đại Đạo. Góp phần tìm hiểu, nêu ra những khía cạnh căn bản của quyền pháp đã được Ơn trên giáng dạy để chúng ta có thể tiếp tục nghiên cứu làm cho hoàn chỉnh chủ đề quan trọng này.
Mùng 6 tháng 8 Bính Thân (2016)
Đạt Tường
THÁNH GIÁO DẠY “QUYỀN PHÁP”


Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Đàn anh tiến đàn em cũng tiến,
Đủ pháp quyền vượt biển đăng sơn;
Chỉ cần một mảnh tâm đơn,
Vào đời tạo thế nghĩa nhơn hiệp hòa.”
(Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14 tháng 10 Bính Thìn - 4/12/1976)

Châu Dịch huyền nghĩa, chương I:
“Quyền là tình thương, Pháp là sự sống. Nếu tình thương không đủ cảm hóa thì quyền ấy hóa ra quyền lực thế gian, sẽ làm cho nhơn sanh dưới quyền bị khổ đau, gây nên tai hại. Nếu sự sống không chảy đến cho các nẻo, mát mẻ ở lòng người, thì tâm linh bị khô héo, thì pháp trở thành yêu thuật bàng môn.
Vì vậy sứ mạng đặt vào người, là quyền pháp ở người, thì người được sức mạnh, đủ che chở, đủ khiến nhơn sanh theo một định lý trong sự trật tự của Trời.”

Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Có phải chăng vì tổ chức không phân minh? Chấp quyền pháp không nghiêm chỉnh, hoặc quá câu nệ ở chi tiết quyền pháp, không linh động sắp xếp, để sinh ra ý kiến bất đồng. Nếu bất đồng tất hành đạo bất nhứt, rồi lần đến tiêu cực cầu an, mà chính tiêu cực cầu an là bệnh căn suy đồi của mọi tổ chức vậy.”
(THIÊN LÝ ĐÀN, Tuất thời mùng 10 tháng 04 Ất Tỵ - 10.5.1965)

Minh Lý chơn giải:
“Quyền pháp” sứ mạng do đâu mà có? –Chính ở sự tu chứng mỗi người. Con người quyền pháp cần phải:
- Giới luật tinh minh để ngăn lòng dục và phá tập quán, thói đời, mới giữ được đức tánh thanh cao, Phẩm hạnh xứng đáng.
- Học tập để phá cái mê lầm, mở rộng trí tuệ, thấu suốt lẽ đạo đồng nhất, là chỗ cùng lý tận tánh để chứng nghiệm việc làm.
- Trì công tu tiến trên đường tự giác, giác tha để thọ trì bí pháp mà đạt chứng lẽ đạo nhiệm mầu.
Vậy mọi việc làm phải rỏ ra bằng quyền pháp, bằng sứ mạng, luôn đứng trên lập trường thuần túy đạo đức, thuần chơn vô ngã. Để tỏ được con người thiên ân thì trên dưới phải lấy lễ mà đối đãi nhau, nữ nam trật tự trong vòng đạo pháp hầu đâu đó thể hiện một tinh thần giác ngộ, làm cho quyền đạo mạnh mẽ, pháp đạo linh nhiệm.
Quyền có mạnh thì cơ tận độ được phổ truyền.
Pháp có linh thì sự huyền đồng giữa Trời và Người được duy nhất.
Pháp là sự sống thì lẽ hằng sống của Trời Đất, vạn vật được tự tại, an vui, không còn một chướng duyên ràng buộc. Ai cũng nhờ pháp mà giải thoát trần tình, sống nên thanh cao siêu việt.
Quyền là tình thương được tràn ngập thấm nhuần đâu đó trở nên một khối thâm hòa, đầm ấm, mỹ miều. Người nào chiếm được tình thương sâu rộng là người đó có quyền. Quyền ấy mới thật là cao cả Thiêng Liêng. Trăm ngàn quả tim đều đập theo một nhịp sống, thì người ấy gọi rằng Thánh, rằng Tổ. Người ấy chết, họ chết theo, đi đâu họ cũng không rời nửa bước, nói gì họ cũng đều nghe.
Vì vậy các Thiên Ân làm sao gây được một tình thương vô biên, cao thượng, gieo sâu vào lòng dạ mọi người để phá tan lòng nghi kỵ, ý rẽ riêng, hầu đưa nhau đến một độ đường dung hòa giữa đông tây, trời đất.”
(Đàn 32, mùng 8 Chạp Ất Tỵ - 30/12/1965)

Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:
“Quyền là hình thức thể hiện cái pháp trước đối tượng. Pháp là thể hiện trước bản thân”
(Minh Lý Thánh Hội 19.9.Mậu Thân – 9/11/1968)
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:
“Có quyền không pháp không đưa con người đi về đâu, trái lại sẵn sàng xô ngã con người vào lạc lầm vào u tối. Có pháp ắt sẽ có quyền.”
(Minh Lý Thánh Hội 19.9.Mậu Thân – 9/11/1968)

Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Quyền pháp là Thầy, là Đạo. Nhắc lại là Đạo chớ không là tôn giáo.”
(Nam Thành Thánh Thất-Saigon, 01.01.Kỷ Dậu – 17/02/1969)

Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Đại Từ Phụ nắm quyền pháp mới chuyển cơ sanh hóa vạn vật vũ trụ. Con người nắm được quyền pháp mới chuyển đưa vật loại vào thiên lý và chuyển Thiên lý vào vật loại. Hiệp Thiên Đài nắm giữ quyền pháp mới đưa Cửu Trùng Đài vào Bát Quái, chuyển lý hành tàng của Bát Quái vào Cửu Trùng. Kẻ giác ngộ, người tu hành có quyền pháp thì mới đưa đạo vào đời và đạt mục đích cứu nhân độ thế.
Vậy quyền pháp là cơ, là lý là phương định đưa tuyệt đối vào sở vật tương đối, chuyển vô thường giả tạm vào siêu nhiên bất diệt.”
(Nam Thành Thánh Thất-Saigon, 01.01.Kỷ Dậu – 17/02/1969)

Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Quyền pháp không giao riêng cho ai, cho xã hội nào, cho tôn giáo nào. Quyền pháp có vẫn có, tùy tâm ý mà đạt định, tùy sứ mạng mà nhận lãnh.”
(Nam Thành Thánh Thất-Saigon, 01.01.Kỷ Dậu – 17/02/1969)

Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Sở vật thực tại được tạo thành và biến sanh đều do quyền pháp. Điểm quyền pháp ở đây là cái ngòi của quả trứng. Những cái ngoại thức nội tại có đủ, nếu cái ngòi thật tốt thì quả trứng gà sẽ biến thành con gà sau một thời gian nào đó. Trái lại, nếu không có điểm quyền pháp của Thượng Đế ban, dầu có đủ điều kiện quả trứng vẫn hư hoại.
Trong sở vật thực tại con người, điểm quyền pháp là linh hồn. Nhờ đó mà sinh ra, trưởng thành, và có thể tiến hóa đến mức đổi phàm thành Thánh, thay tục hóa Tiên được. Đó là một thí dụ nhỏ của quả trứng. Còn sở vật thực tại rất to tát trước thời tạo Thiên lập Địa là ngôi Vô Cực Diêu Trì, và điểm quyền pháp được chứa đựng làm ngôi Thái Cực, là Thầy. Chính quyền pháp nằm trong sở vật thực tại chuyển biến và hóa sinh vạn loại. Cũng chính nhờ đó mà không một vật nào biến mất và cũng không có gì là tân tạo.
Một thí dụ khác: Một tòa lâu đài to tát, đó là một sở vật thực tại đẹp đẽ vì không có quyền pháp cũng như cái quả trứng không ngòi. Do đó trứng sẽ hư hoại, lâu đài sẽ sụp đổ trong thời gian dầu có muốn hay dầu không có muốn.
Đạo Thầy cũng thế. Hiệp Thiên Đài nắm giữ quyền pháp. Nhờ đó mà có Tòa Thánh, Hội Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh, Tân Luật Pháp Chánh, và truyền lưu giáo lý Đại Đạo.
Trong hiện tình nhân loại phân tranh chiến đấu, đó chính là sở vật thực tại đang biến dưỡng. Một là nếu như quả trứng không ngòi, thế giới nầy sẽ tự hủy diệt. Hai là nếu có điểm quyền pháp thì thế giới này sẽ tạo một Thiên Đàng thuần chánh.
Con gà chỉ là con gà, sau khi tự phá vỡ vỏ trứng. Thế giới nầy cũng thế. Hãy suy gẫm!
Các Tôn Giáo hiện có chỉ là các cấu tử chớ chưa phải là "Đạo", là "Tôn Giáo Cứu Thế". Vì lẽ đó Đại Từ Phụ mới ban quyền pháp. Quyền pháp là "Thầy", là"Đạo", là động năng thúc đẩy tạo thành Thánh Đức sau Hội Long Hoa.”
(Nam Thành Thánh Thất-Saigon, 01.01.Kỷ Dậu – 17/02/1969)

Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp. Chính sứ mạng quyền pháp nầy thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể "Đạo Cứu Thế" trong Tam Kỳ Phổ Độ, cũng như có ngòi gà trong quả trứng vậy.
Nhìn lại điểm quyền pháp mà Thượng Đế đã đặt để cho dân tộc nầy chưa làm tròn sứ mạng của quyền pháp vì tôn giáo hiện hữu còn tranh chấp là chưa tạo được một thực thể Đạo thuần chánh để cứu thế.
Không phải Thượng Đế cấy lúa trên tảng đá hay trao quyển binh thư cho người mù chữ. Ngoài ân ban, Đức Thượng Đế còn nhận thấy dân tộc nầy có thể thực hành sứ mạng "Hảo Nam Bang, Hảo Nam Bang, Tiểu quốc tảo khai hội Niết Bàn".
Bần Đạo nói để chư hiền đệ muội không lấy làm buồn mà để nhận một thực tế. Dân tộc nầy Đại Từ Phụ đã chọn như Gia Tô Giáo Chủ đã nói trong lễ Giáng Sinh "chỉ có tâm thức thì sáng mà ý thức còn u tối". Chính vì vậy mà quyền pháp nầy chưa lập được.
Ngòi gà ở trong quả trứng không là tròng trắng hay tròng đỏ. Quyền pháp mà Thầy đã ban không phải là tôn giáo nầy hay tôn giáo khác.
Thử đứng trên nhịp cầu nhìn dòng nước chảy, giờ nầy và giờ sau, cũng thành cầu đó, cũng dòng sông đó, cũng cảnh vật đó, chư hiền đệ hiền muội! nó đã đổi khác rộng lớn vơi đầy. Những cái qua tất phải trôi qua, những cái xưa cũ đều là xưa cũ. Tiến hóa không là tổ hợp mà là khai sanh.
Sứ mạng của dân tộc nầy to tát như thế, quyền pháp quan trọng như thế, không phải làm không được. Chư đệ muội hãy chờ đợi, việc sẽ đến và đang đến. Từ ngàn xưa, trên lịch sử đã từng được nghe và thấy rõ. Việt Nam một dân tộc mà tất cả thế giới đều nhìn vào, không phải nhìn vào vì nó có sự đe dọa tàn phá cả thế giới, mà nhìn vào chính nó là một động năng cứu rỗi xây dựng mới trên toàn thể nhân sinh.
Muốn được vậy, chư hiền đệ muội phải làm sao, phải làm thế nào để phát huy quyền pháp được đặt để. Từ xưa các tôn giáo được tạo lên để giải quyết tâm linh, nhưng Tam Kỳ Phổ Độ Thầy phải trao cho chư hiền, cho dân tộc nầy một quyền pháp đạo để lập thành quyền pháp đạo thực thể thuần chánh để cứu thế.
Tôn giáo là chiếc xe hỏa, mà người hành đạo phải biết rằng mình là hành khách. Nếu chư hiền cho rằng mình là xe hỏa thì đầu thời gian cho đến cuối thời gian cũng chỉ đi lại trên con đường thiết lộ.
Quyền pháp đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhơn loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người.”
(Nam Thành Thánh Thất-Saigon, 01.01.Kỷ Dậu – 17/02/1969)

Đức Lý Giáo Tông dạy:
“Chư hiền hãy ghi nhận lời nầy: Thiêng Liêng đã bảo chư hiền phục vụ cho nhơn sanh, đạo sẽ phục vụ cho chư hiền. Bần Đạo nhắc lại cho chư hiền ghi lấy, nắm giữ quyền pháp đã ban cho thi hành đến nơi đến chốn, thọ lấy địa linh với Thiên ý, chỉ còn tùy theo nhơn tâm sẽ tự cứu rỗi hay tự hủy diệt. Tận độ toàn nhơn sanh hay đọa lạc toàn thế giới.
Con ngựa hay thường khó trị. Muốn đạt đến một mục đích nào, điều tiên quyết là thấu rõ mọi khía cạnh của vấn đề trước. Đừng đi sau con ngựa, chư hiền sẽ bị phủ bụi của nó. Đừng đi sau con voi, chư hiền sẽ bị dơ vì phóng uế. Hãy cầm cương ngựa, hãy cởi lưng voi. Nếu chưa được, Bần Đạo bảo cho hãy tránh xa để khỏi bị dày đạp. Tránh xa không phải là chạy trốn mà tránh để sửa soạn sự thành công. Phía sau chư hiền là chuỗi ngày lịch sử, phía trước chư hiền là ánh sáng rực rỡ của Đức Thượng Đế, dưới chân chư hiền là nhơn loại, là hố sâu vực thẳm. Chỉ còn một việc hãy nhìn thẳng vào thực tế để chế ngự thực tế.
Cuối cùng Bần Đạo muốn nói rõ: Quyền pháp Đạo không là điều cai trị. Quyền pháp đạo chính là sự thương yêu giải thoát cai trị để tiến hóa.”
(Nam Thành Thánh Thất-Saigon, 01.01.Kỷ Dậu – 17/02/1969)

Đức Tam Trấn Oai Nghiêm Quan Âm Như Lai dạy:
“Chư hiền đệ muội phải hiểu như thế nầy: Thánh Thất gồm có Bát Quái, Cửu Trùng và Hiệp Thiên Đài. Thánh Thất cũng là tượng trưng cho hình thể Chí Tôn Đại Từ Phụ, trong đó có cả Thượng Đế đến vạn linh. Một tổ chức rộng lớn như vậy cũng thể hiện cho Càn Khôn Vũ Trụ. Muốn cho Càn Khôn Vũ Trụ được điều hòa nhực nguyệt tinh tú, Thượng Đế phải nắm giữ quyền pháp, cũng như điều hành guồng máy đạo. Một tổ chức từ nhỏ đến lớn cũng phải có quyền pháp. Nếu không quyền pháp điều hành vận chuyển thì các khối tinh cầu trong vòng luân chuyển sẽ đụng nhau, thì vũ trụ nầy mất an ninh. Còn các phần hành của mỗi tổ chức không theo quyền pháp thì tổ chức đó bị loạn.”
(Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu - 2/3/1969)

Đức Chí Tôn dạy:
“Hỡi các con! Qua mấy mươi xuân rồi, Thầy đem sứ mạng quyền pháp Tam Kỳ Phổ Độ trao cho các con, cho dân tộc con trong thời Hạ Nguơn chuyển kiếp này là để các con gieo rải một ý thức hòa hiệp thương yêu với nhau trước cuộc đời loạn ly điên đảo.”
(Nam Thành Thánh Thất, Ngọ thời mùng 1 tháng giêng Tân Hợi – 27/1/1971)
Đức Hưng Đạo Đại Vương dạy:
“Quyền pháp là tình thương, là sự sống. Có tình thương thì quyến mới có giá trị. Có pháp độ thì sự sống mới an vui và vĩnh cửu.”
(Minh Lý Thánh Hội 6.7. Quý Sửu – 4/8/1973)
Đức Chí Tôn dạy:
“Quyền pháp đạo là tình thương và sự sống (có nắm được quyền pháp thì đạo mới khai). Có tình thương sự sống mới hòa bình an lạc. Đó là điều kiện duy nhất để con trở về bến khởi nguyên Đại Đạo, về cùng Thầy.”
(Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 30 chạp Quý Sửu – 22/1/1974)
1. QUYỀN PHÁP
(Nam Thành Thánh Thất-Saigon, 01.01.Kỷ Dậu 17.02.69)

GIÁO TÔNG ĐẠI ĐẠO THÁI BẠCH KIM TINH, Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội!
THI :
Xuân đến trong lòng khách thưởng Xuân,
Thưởng Xuân mới biết vẻ thanh tân;
Non cao sừng sững Trời xanh biếc,
Biển rộng bao la nước trắng ngần.
Tòng bá đã quen đường tuế nguyệt,
Kình ngư hẳn dạn cuộc phong vân;
Chuyển luân một loạt cho Xuân đến,
Xuân đến trong lòng khách thưởng Xuân.

Mùa Xuân năm Kỷ Dậu, để mở một niên trình mới của cơ Đạo, Bần Đạo thừa Thiên ý đến trao chư hiền đệ hiền muội một vấn đề cần yếu. Miễn lễ đồng an tọa.

Chư hiền đệ hiền muội! Muốn chạy loạn phải lo bề trị loạn. Muốn thành công phải thấu triệt lý thành công.

Kìa những câu: "Thiên thượng Địa hạ duy ngã độc tôn", "Thiên nhơn hiệp nhứt", "Tạo Tiên tác Phật thị do tu", "Thầy là các con, các con là Thầy". Vì sao mà nói như thế ? Do đâu mà có và muốn có phải làm sao?

Đây, Bần Đạo muốn nói đến "Quyền Pháp".

Đại Từ Phụ nắm quyền pháp mới chuyển cơ sanh hóa vạn vật vũ trụ. Con người nắm được quyền pháp mới chuyển đưa vật loại vào thiên lý và chuyển Thiên lý vào vật loại. Hiệp Thiên Đài nắm giữ quyền pháp mới đưa Cửu Trùng Đài vào Bát Quái, chuyển lý hành tàng của Bát Quái vào Cửu Trùng. Kẻ giác ngộ, người tu hành có quyền pháp thì mới đưa đạo vào đời và đạt mục đích cứu nhân độ thế.

Vậy quyền pháp là cơ, là lý là phương định đưa tuyệt đối vào sở vật tương đối, chuyển vô thường giả tạm vào siêu nhiên bất diệt.

Nếu không làm được đông thành xuân, phàm tục thành tiên thánh, loạn nên trị, chiến đấu ra an bình, vị kỷ ra đại đồng, chính là chưa đạt được quyền pháp đó.

Quyền pháp không giao riêng cho ai, cho xã hội nào, cho tôn giáo nào. Quyền pháp có vẫn có, tùy tâm ý mà đạt định, tùy sứ mạng mà nhận lãnh.

Hãy nhìn xem quả trứng gà, chư hiền đệ muội sẽ thấy những gì ? Bần Đạo muốn nói ở đây là quyền pháp từ rất nhỏ cho đến rất lớn đều từ Thượng Đế mà sanh, từ Đại Từ Phụ mà thành .
Sở vật thực tại được tạo thành và biến sanh đều do quyền pháp. Điểm quyền pháp ở đây là cái ngòi của quả trứng. Những cái ngoại thức nội tại có đủ, nếu cái ngòi thật tốt thì quả trứng gà sẽ biến thành con gà sau một thời gian nào đó. Trái lại, nếu không có điểm quyền pháp của Thượng Đế ban, dầu có đủ điều kiện quả trứng vẫn hư hoại.

Trong sở vật thực tại con người, điểm quyền pháp là linh hồn. Nhờ đó mà sinh ra, trưởng thành, và có thể tiến hóa đến mức đổi phàm thành Thánh, thay tục hóa Tiên được. Đó là một thí dụ nhỏ của quả trứng. Còn sở vật thực tại rất to tát trước thời tạo Thiên lập Địa là ngôi Vô Cực Diêu Trì, và điểm quyền pháp được chứa đựng làm ngôi Thái Cực, là Thầy. Chính quyền pháp nằm trong sở vật thực tại chuyển biến và hóa sinh vạn loại. Cũng chính nhờ đó mà không một vật nào biến mất và cũng không có gì là tân tạo.

Một thí dụ khác: Một tòa lâu đài to tát, đó là một sở vật thực tại đẹp đẽ vì không có quyền pháp cũng như cái quả trứng không ngòi. Do đó trứng sẽ hư hoại, lâu đài sẽ sụp đổ trong thời gian dầu có muốn hay dầu không có muốn.

Đạo Thầy cũng thế. Hiệp Thiên Đài nắm giữ quyền pháp. Nhờ đó mà có Tòa Thánh, Hội Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh, Tân Luật Pháp Chánh, và truyền lưu giáo lý Đại Đạo.

Trong hiện tình nhân loại phân tranh chiến đấu, đó chính là sở vật thực tại đang biến dưỡng. Một là nếu như quả trứng không ngòi, thế giới nầy sẽ tự hủy diệt. Hai là nếu có điểm quyền pháp thì thế giới này sẽ tạo một Thiên Đàng thuần chánh.

Con gà chỉ là con gà, sau khi tự phá vỡ vỏ trứng. Thế giới nầy cũng thế. Hãy suy gẫm!

Các Tôn Giáo hiện có chỉ là các cấu tử chớ chưa phải là "Đạo", là "Tôn Giáo Cứu Thế". Vì lẽ đó Đại Từ Phụ mới ban quyền pháp. Quyền pháp là "Thầy", là"Đạo", là động năng thúc đẩy tạo thành Thánh Đức sau Hội Long Hoa.
Bần Đạo đã nói: Quyền pháp là Thầy, là Đạo. Nhắc lại Đạo chớ không là Tôn Giáo .

Trong sở vật thực tại của tôn giáo trên thế giới, tất cả các tôn giáo từ xưa nay đang biến dưỡng tranh chấp để tiến hóa. Sự tiến hóa không là hỗn tạp mà từ sự mâu thuẫn.

Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp. Chính sứ mạng quyền pháp nầy thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể "Đạo Cứu Thế" trong Tam Kỳ Phổ Độ, cũng như có ngòi gà trong quả trứng vậy.

Nhìn lại điểm quyền pháp mà Thượng Đế đã đặt để cho dân tộc nầy chưa làm tròn sứ mạng của quyền pháp vì tôn giáo hiện hữu còn tranh chấp là chưa tạo được một thực thể Đạo thuần chánh để cứu thế.

Không phải Thượng Đế cấy lúa trên tảng đá hay trao quyển binh thư cho người mù chữ. Ngoài ân ban, Đức Thượng Đế còn nhận thấy dân tộc nầy có thể thực hành sứ mạng "Hảo Nam Bang, Hảo Nam Bang, Tiểu quốc tảo khai hội Niết Bàn".

Bần Đạo nói để chư hiền đệ muội không lấy làm buồn mà để nhận một thực tế. Dân tộc nầy Đại Từ Phụ đã chọn như Gia Tô Giáo Chủ đã nói trong lễ Giáng Sinh "chỉ có tâm thức thì sáng mà ý thức còn u tối". Chính vì vậy mà quyền pháp nầy chưa lập được.

Ngòi gà ở trong quả trứng không là tròng trắng hay tròng đỏ. Quyền pháp mà Thầy đã ban không phải là tôn giáo nầy hay tôn giáo khác.

Thử đứng trên nhịp cầu nhìn dòng nước chảy, giờ nầy và giờ sau, cũng thành cầu đó, cũng dòng sông đó, cũng cảnh vật đó, chư hiền đệ hiền muội! nó đã đổi khác rộng lớn vơi đầy. Những cái qua tất phải trôi qua, những cái xưa cũ đều là xưa cũ. Tiến hóa không là tổ hợp mà là khai sanh.

Sứ mạng của dân tộc nầy to tát như thế, quyền pháp quan trọng như thế, không phải làm không được. Chư đệ muội hãy chờ đợi, việc sẽ đến và đang đến. Từ ngàn xưa, trên lịch sử đã từng được nghe và thấy rõ. Việt Nam một dân tộc mà tất cả thế giới đều nhìn vào, không phải nhìn vào vì nó có sự đe dọa tàn phá cả thế giới, mà nhìn vào chính nó là một động năng cứu rỗi xây dựng mới trên toàn thể nhân sinh.

Muốn được vậy, chư hiền đệ muội phải làm sao, phải làm thế nào để phát huy quyền pháp được đặt để. Từ xưa các tôn giáo được tạo lên để giải quyết tâm linh, nhưng Tam Kỳ Phổ Độ Thầy phải trao cho chư hiền, cho dân tộc nầy một quyền pháp đạo để lập thành quyền pháp đạo thực thể thuần chánh để cứu thế.

Tôn giáo là chiếc xe hỏa, mà người hành đạo phải biết rằng mình là hành khách. Nếu chư hiền cho rằng mình là xe hỏa thì đầu thời gian cho đến cuối thời gian cũng chỉ đi lại trên con đường thiết lộ.

Quyền pháp đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhơn loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người.

Chư hiền đệ muội nên nhớ rằng: Nếu một quyền pháp, một phuơng thuốc trị dứt căn bịnh của dân tộc, giải thoát sự hủy diệt của dân tộc nầy thì sẽ giải phương thuốc thoát được sự hủy diệt cả thế giới. "Bảo sanh nhân nghĩa đại đồng" lý thuyết là một lẽ mà quyền pháp có hay không để thực thi là một điều khác.

Muốn đại đồng cùng thiên hạ, hãy đại đồng với xã hội tại dân tộc của chư hiền trước đã. Trong cơn ba đào sóng nổi, thủy thủ chia phe giựt giành, chính là lúc những người sứ mạng phải vượt lên trên để an trị và thẳng tiến trên con đường cứu thế. Chưa biết mà làm là nông nổi, đã biết mà không làm là hèn nhát.

Chư hiền hãy ghi nhận lời nầy: Thiêng Liêng đã bảo chư hiền phục vụ cho nhơn sanh, đạo sẽ phục vụ cho chư hiền. Bần Đạo nhắc lại cho chư hiền ghi lấy, nắm giữ quyền pháp đã ban cho thi hành đến nơi đến chốn, thọ lấy địa linh với Thiên ý, chỉ còn tùy theo nhơn tâm sẽ tự cứu rỗi hay tự hủy diệt. Tận độ toàn nhơn sanh hay đọa lạc toàn thế giới.

Con ngựa hay thường khó trị. Muốn đạt đến một mục đích nào, điều tiên quyết là thấu rõ mọi khía cạnh của vấn đề trước. Đừng đi sau con ngựa, chư hiền sẽ bị phủ bụi của nó. Đừng đi sau con voi, chư hiền sẽ bị dơ vì phóng uế. Hãy cầm cương ngựa, hãy cởi lưng voi. Nếu chưa được, Bần Đạo bảo cho hãy tránh xa để khỏi bị dày đạp. Tránh xa không phải là chạy trốn mà tránh để sửa soạn sự thành công. Phía sau chư hiền là chuỗi ngày lịch sử, phía trước chư hiền là ánh sáng rực rỡ của Đức Thượng Đế, dưới chân chư hiền là nhơn loại, là hố sâu vực thẳm. Chỉ còn một việc hãy nhìn thẳng vào thực tế để chế ngự thực tế.

Cuối cùng Bần Đạo muốn nói rõ: Quyền pháp Đạo không là điều cai trị. Quyền pháp đạo chính là sự thương yêu giải thoát cai trị để tiến hóa.


Thiên Lý Đàn
Tuất thời, 23-6 Canh Tuất (25-7-1970)


THI
Mây lành đỡ gót đến trần ai,
Dìu dẫn nguyên nhân bị lạc loài,
Thức tỉnh quay về cho sớm sớm,
Tà dương sắp khuất dạng non đoài.
Đông Phương Chưởng Quản, Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội.
Hôm nay có một vài việc cần phân qua cùng chư hiền đệ nên Bần Đạo cho dời [vời] chư đệ đến đây. Vậy, hãy an tọa để nghe lời dạy:
Những điều mà Bần Đạo sắp viết ra đây cũng không ngoài hai vấn đề: học đạo và hành đạo.
Từ mấy tháng qua, vì thấy chư đệ bị khảo đảo quá nhiều, e rằng tiến thêm một bước lại phải lùi hai bước, nên Bần Đạo để yên cho chư đệ qua cơn dông tố ở lòng rồi sẽ chí công mài sắt nữa. Lập Thu đến đây, Bần Đạo sẽ cho phép chư đệ được cầu đạo để tu luyện thêm cho thần an trí định, lần bước trên đường đạo pháp đến ngày viên mãn công thành, chư đệ phải cố gắng lắm mới được.
Bần Đạo cũng tạm phân qua một vài lời để chư đệ lãnh hội thêm về đạo pháp:
Đạo pháp là gì hỡi chư đệ?
Đạo là huyền nhiệm bao la bàng bạc khắp thời không, vũ trụ. Tuy bao la bàng bạc nhưng vẫn có cái điểm đạo duy nhứt.
Nhìn cơn gió thoảng, nhìn cụm mây trôi, qua ngày nắng hạ, đến lúc mưa thu, thời tiết xây vần, đó là cái pháp thị hiện hình đạo, tình đạo, danh đạo ở chỗ vô vi nhi vô bất vi. Nếu người chưa lãnh hội được đạo thì khó mà hành cái pháp.
“Nhứt thiết chư pháp giai tùng tâm sanh, tâm vô sở sanh, pháp vô sở trụ".
Đạo có phải là cái tâm đó không?
Cái tâm huyết nhục kia cùng với can trường phế phủ, nếu không có điểm Đạo, là những khối thịt vô tri.
Như vậy, điểm Đạo của con người ở đâu?
Mỗi khi trông về ngoại cảnh, những vui buồn thay đổi, những thích ứng lạc quan, những sân si tham dục, các thứ đó ở đâu mà ra?
Mỗi lúc trầm tư mặc tưởng, nỗi buồn vơ vẩn nhớ mông lung, sự chán nản đưa đến cho con người trở thành giác ngộ, muốn xa lánh hồng trần để lóng nghe hồi chuông cảnh tỉnh. Những thứ đó ở đâu mà có?
Như vậy, Đạo là tâm con người, mà ma quỉ cũng là tâm con người. Thế con người chỉ có một cái tâm lại ở nhiều trạng thái khác nhau.
Chư hiền đệ! Sự cử động, trông nhìn, đi lại, do bộ máy tối linh điều khiển. Bộ máy tối linh do một điểm linh quang. Điểm linh quang thường gọi là chủ nhơn ông ở chỗ điểm Đạo duy nhứt của con người, mà các sự việc đã có là cái pháp biến hiện trình bày sự sắc không của điểm Đạo.
Như vậy, nhục tâm và linh tâm là một cái tâm. Tâm pháp của linh tâm sẽ biến hiện vào cõi hư vô tịch diệt. Tâm pháp hằng động của nhục tâm sẽ đưa đến cảnh đọa lạc hôn trầm.
Chư đệ học pháp, hành pháp phải tìm cho trọn vẹn cái điểm Đạo duy nhứt của tâm linh để trở thành những hàng tiên gia phật vị. Đó là về học đạo.
Đây Bần Đạo nói qua phần hành đạo:
Học đạo, hành đạo, hai nhịp trong một chiếc cầu liên quan từ bến mê sang bến giác.
Người muốn học đạo pháp cũng như người hành đạo phải giữ quyền pháp. Nếu chưa thông suốt được cái quyền thì pháp khó mà xương minh cho trọn vẹn.
Nói rõ ràng để chư hiền đệ hiểu thêm: Quyền pháp cũng là đạo pháp. Đạo pháp lại là quyền pháp. Người hướng đạo lãnh đạo phải học cho tinh vi quán triệt cái quyền để chấp pháp được nghiêm minh, cũng như người tu luyện phải hiểu được cái điểm Đạo duy nhứt mới hành được cái pháp.
Đạo không ở đâu mà không có. Từ vật lớn nhứt cho đến vật nhỏ nhứt đều có điểm Đạo. Cũng như một Hội Thánh, một cơ quan từ cấp lãnh đạo tối cao cho đến cấp nhân viên cộng sự cũng đều có cái quyền trước cái pháp. Vì thế mà người hành đạo phải xác nhận trách nhiệm mình trước quyền pháp. Ví như châu thân của con người: cái tay không thể gọi là chân được, mà chân không thể gọi là cổ được, cổ không thể bảo đó là đầu được. Như vậy, chân phải có sức mạnh của chân để đi cuối tận quãng đường trăm năm thiên lý, tay phải có sức mạnh của tay để làm tất cả sứ mạng con người, cổ phải có sự bảo vệ hoàn toàn để làm trụ cốt kình thiên trong tiểu vũ trụ, đầu phải chứa đựng đầy đủ giác tuệ để thông suốt ngoại cảnh, thâu thập nuôi dưỡng các bộ phận một con người.
Điều đáng lưu ý hơn hết là cái sức mạnh của các bộ phận do đầu não chủ trương, muốn đi thì đi, muốn đứng thì đứng, muốn làm thì làm, muốn không thì không. Mọi sự kiện đã có qui định quyền hạn của mỗi bộ phận trong châu thân.
Đầu là một hệ thống trực thuộc, nhưng nếu đầu não cướp mất quyền hạn của các bộ phận kia thì hóa ra con người bất di bất dịch. Bằng các bộ phận áp đảo đầu não lại hóa ra một kẻ cuồng loạn vô tri. Đó là cái thí dụ để người hành đạo lưu ý đến điểm quyền pháp của đạo vậy.
Cơ Quan này, chư đệ đã nhiều lần lãnh giáo Thiêng Liêng, là một Cơ Quan rất hệ trọng trong thời buổi phân hóa loạn ly. Luật đào thải chí công vô tư. Rồi đây sẽ tan ra tro mạt, sẽ tàn lụn trong cát bụi phong trần. Cái được giữ lại là điểm Đạo phục sinh, sự sống còn của nhơn loại.
Bần Đạo nói để chư đệ tìm hiểu rốt ráo, thực hành quyền pháp cho xứng đáng một sứ mạng nguyên nhân.
Bần Đạo rất hoan hỉ được nhìn thấy chư đệ giữ trọn lòng thành kỉnh đối với Thiêng Liêng và trách nhiệm, bởi còn trong cõi hồng trần tục lụy nên khó tránh điều cám dỗ của quỉ ma. Bần Đạo nói để chư hiền đệ được an lòng, vì sự thật, những điều thất bại đã qua trong cơ đạo từ mấy mươi năm, chỉ tại người học đạo không chịu khép mình vào giới luật qui điều, luyện tu đạo pháp, người hành đạo không thông hiểu quyền pháp đạo để phàm tâm dấy động, dung dưỡng các ý kiến tư hữu của mình nên khó nhận ra ánh sáng chơn lý, chớ nào quỉ ma óng dậy bày trò ám hại được ai.
Hôm nay, Bần Đạo đến với chư đệ trong tình sư đệ kim bằng. Chư đệ hãy vì Bần Đạo mà cố gắng trau dồi thêm hạnh đạo, cố gắng học cho tinh vi quyền pháp đạo để gìn giữ chơn truyền trong kỳ mạt pháp hạ nguơn. Bần Đạo sẽ luôn luôn âm phò mặc trợ bằng mọi cách.
Thêm một lần nữa, Bần Đạo thấy chư đệ nơi đây đều có đầy đủ phương tiện vật chất giúp cho khoảng đường ngắn ngủi còn lại ở thế gian rất nhiều hiệu lực vượt qua nẻo trần tục để đến tiên bang. Nếu chư đệ nuối tiếc ôm gồm đua theo phù vân ảo ảnh, giữ cái tạm cho đến một mai rồi không còn chi cả. Chư đệ phải làm một cái gì trước khi bỏ lớp áo xấu xa, dừng chơn tuấn mã để mang vào cái thể thiên nhiên lên khứu lãnh liên tòa. Nếu không, phải trải qua biết bao ngàn kiếp nữa mới đến kỳ đại ân xá lập đời thánh đức thượng nguơn. Chư đệ hãy suy nghiệm để điều hòa hóa bộ phận Cơ Quan.
Phần Thường Vụ phải nhận hiểu quyền của mình để ban hành cái pháp cho Vụ Trưởng. Phần Vụ Trưởng phải nắm giữ cái quyền của mình đừng lệch lạc để ban hành cái pháp cho Trưởng ban. Có như vậy, quyền là điểm Đạo duy nhứt, các tác động thực hiện của cơ cấu Cơ Quan là cái pháp của Đạo hay của quyền vậy.
Sau đây, Bần Đạo đáp lời thỉnh nguyện của Huệ Lương: Muốn phục hưng cơ đạo, phải nghiêm minh quyền pháp. Hôm nay, Hội Thánh Truyền Giáo thỉnh cầu Bộ phận Hiệp Thiên Cơ Quan đến Tỉnh Đạo để hành sự, đó là một việc bất đắc dĩ để un đúc, bồi đắp, vun quén cho tàn cây đạo được sum sê, che chở khách lữ hành trong cơn mưa gió. Bần Đạo chấp nhận cho bộ phận Cơ Quan được thi hành công quả này. Bảo Pháp Chơn Quân nghe dạy:
Do Đông Phương Chưởng Quản chấp nhận cho hiền đệ được phép đem bộ phận Hiệp Thiên Đài hành đạo trong lễ khánh thành Thánh đường Tỉnh Đạo Quảng Tín, sự di chuyển khứ hồi hiền đệ được trọn quyền quyết định sao cho xứng đáng tình đồng đạo giữa Trung Nam. Phần dự lễ, Bần Đạo cho phép Cơ Quan trọn quyền tuyển chọn sắp xếp phái đoàn để liên hiệp đồng hành cùng các đại diện. Lịnh này chỉ được ban hành nội bộ để chư đệ được đề cao tinh thần đạo đức thêm hơn.
Lễ khánh thành Thánh đường tại Cà Mau, Cơ Quan được quyền sắp đặt phái đoàn cùng Nữ Chung Hòa giúp cho bổn đạo nơi miền Hậu trên tinh thần tương thân tương trợ.
Từ đây đến ngày khởi hành, nếu còn việc đáng bảo, Bần Đạo sẽ ban cho.
Còn một việc Bần Đạo chưa tiện dạy Huệ Lương hôm nay, vậy chờ dịp khác. Thôi,
Nghĩa đệ tình huynh tạm mấy hàng,
Tu đi cho khỏi nghiệp vương mang,
Đỡ đần đã có Ta bên cạnh,
Chẳng bước rồi sau tiếc muộn màng.
Bần Đạo mừng chư hiền đệ được ân huệ trong giờ này đêm nay.
Bần Đạo ban ơn lành chư hiền đệ hiền muội. Thăng.





GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ “QUYỀN PHÁP”
1. NGUỒN GỐC
- Danh từ “Quyền Pháp” lần đầu tiên xuất hiện trong Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn vào ngày 15-8 Bính Dần (21-9-1926):
“Nếu Thầy dùng quyền pháp Chí Tôn thì mất lẽ công bình thiêng liêng tạo hóa”.
Kiểm tra tòan bộ nguồn Thánh ngôn và Thánh giáo của Hội Thánh Tây Ninh, chúng ta thấy từ “Quyền Pháp” trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển chỉ xuất hiện có một lần duy nhứt do chính Đức Cao Đài sử dụng.
Nhưng trong phần Thánh Ngôn Sưu Tập của Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, danh từ này đã xuất hiện thêm 4 lần: (1 lần của Thầy vào năm 1927, 1 lần của Đức Quyền Giáo Tông vào năm 1950 và 2 lần trong năm 1955 của Đức Thượng Trung Nhựt và Đức Bát Nương ).
2. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN
- Từ nguồn Thánh giáo xưa vào 1936 của Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh, Đức Chí Tôn chỉ dùng một lần duy nhất trong bài Nhân Vật Tiến Hóa – Đại Thừa Chơn Giáo:
“Tam giáo dạy đời đã chẳng kể, chỉ toan lòng độc ác ngang dọc cõi trần ai, mới chịu dưới quyền pháp luật hình, để phạt răn lòng tà vạy”.
- Đến nguồn Thánh giáo của Hội Thánh Tiên Thiên vào đầu thập niên 60, danh từ “Quyền Pháp” hiện diện 3 lần và chỉ thấy xuất hiện trong phần Thi Văn Đại Đạo nên không thể xác định được chính xác thời điểm nào!
“Quyền pháp trọn giao cho Hội Thánh,
Bại thành do sự xử nhơn sanh,…” hay
“Thầy giao quyền pháp cả Thiên phong,
Nắm lấy chủ trương độ thế nồng,…” hoặc
“LÝ quyền pháp luật ấy khuôn viên,
GIÁO pháp trọng răng, bởi trọng quyền;
TÔNG phái thừa hành gìn cơ bản,
GIÁNG ban linh điển trợ Tiên Thiên.”
- Rồi khi sang phần Thánh giáo của Hội Thánh Truyền Giáo, chúng ta thấy có gần 1300 từ “Quyền Pháp” và lần đầu xuất hiện là vào năm 1937.
“Cao Triều Phát bạch: … …
Thầy trả lời: Dầu cho quyền pháp đời còn ngăn cấm đi nữa, chẳng lẽ cấm Thầy sao con? Con an tâm thi hành, có việc gì trở ngại sẽ hỏi Thầy”.
Nhưng sau đó đến 1955 danh từ này mới thường xuyên xuất hiện trở lại trong Thánh Truyền. Và từ đây bắt đầu xuất hiện một danh từ mới là “Quyền Pháp Đạo”, đã hiện diện cả thảy được 8 lần.
“Nương Quyền Pháp Đạo thoát tai khiên”
- Với nguồn Thánh giáo của Cơ Quan Phổ thông giáo lý, bên cạnh danh từ quyền pháp còn có thêm danh từ ghép mới hơn nữa là “Quyền Pháp đạo luật” xuất hiện lần đầu vào năm 1967 và hiện diện đến 30 lần.
“Nếu muốn cho lý Đạo được xương minh, thuyết hành chánh đại, thì trên quyền pháp đạo luật phải đồng thiết thực thi hành, trong lý tưởng đạo tâm phải đồng hóa”.
Và sau đó danh từ “quyền pháp đạo” xuất hiện lần đầu vào năm 1969 và hiện diện đến 55 lần.
“Bần Đạo xét thấy cơ đạo hoằng dương được là do Hiệp Thiên Đài được nghiêm minh quyền pháp thì Cửu Trùng Đài mới tiếp được quyền pháp nơi Bát Quái Đài giữa sự thông công mà hành đạo.
Từ lúc phân chi lập phái, mỗi nơi đều do sở vọng để lập Hiệp Thiên Đài địa phương, nhưng đối với quyền pháp Đạo vẫn một”.
3. TÓM LẠI.
Với khởi đầu là danh từ “Quyền Pháp” sau đó có thêm 2 danh từ mới là “Quyền Pháp Đạo” và “Quyền Pháp đạo luật”. Mỗi danh từ có ý nghĩa là gì, điểm chung và điểm riêng là gì, đây là những điều cần thiết cần được làm sáng tỏ.
Thiễn nghĩ, quyền pháp là một đề tài căn bản trong một số đề tài chánh yếu của giáo lý Đại Đạo. Góp phần tìm hiểu, nêu ra những khía cạnh căn bản của quyền pháp đã được Ơn trên giáng dạy để chúng ta có thể tiếp tục nghiên cứu làm cho hoàn chỉnh chủ đề quan trọng này.
Mùng 6 tháng 8 Bính Thân (2016)
Đạt Tường




SUU TAM






Hịch Tướng Sĩ / Sưu tầm


TẾT Bản làng / Sưu tầm


Nguyễn Trãi / Sưu tầm


Dân ca Nam Bộ / Sưu tầm

Khảo cổ học / Sưu tầm


Chử Đồng Tử / Sưu tầm

Liên Hợp Quốc / Sưu tầm


Tranh Đông Hồ / Sưu tầm

Dân tộc Việt Nam / Sưu tầm

Long Thụ Bồ Tát / Sưu tầm

Thần thể / Sưu tầm


Chùa Việt Nam / Sưu tầm

Tôn giáo / Sưu tầm

Đạo Phật / Sưu tầm

Kitô Giáo / Sưu tầm





Tiếng Phạn / Sưu tầm

Trà Đạo / Sưu tầm


Bài tâm tướng / Sưu tầm


Long Thụ / Sưu tầm


Ngũ Thời / Sưu tầm

Mahātmā Gāndhī / Sưu tầm








Lý đạo là Xuân / Sưu tầm


Tâm thanh tịnh / Sưu tầm


Cõi trần thế bể dâu lắm lúc,
Vòng trái oan câu thúc bao lần,
Sắc tài danh lợi ái ân,
Trăm năm ràng buộc tấm thân đọa đày.
Sớm giác ngộ con quày bước lại,
Phá vô minh đoạn máy luân hồi,
Đạo là lẽ sống con ôi,
Trong con thì Đạo, đất trời là tâm.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGL, 14-8 Nhâm Tuất

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây