Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
17/08/2013
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 17/08/2013

Từ \" Lý sương\" đến \"Kỳ huyết huyền hoàng\"



Từ “Lý sương” đến “kỳ huyết huyền hoàng”

Sáng tinh mơ, khách dạo quanh vườn hoa kiểng, chợt bước vào nếp cỏ xanh, thấy lớp sương còn đọng long lanh giữa tiết Đông giá buốt. Khách thầm nghĩ, nếu như Xuân về muộn, mai nầy sương sẽ đóng băng, tự nhiên cản lối di hành. Ôi ! cái luật dinh hư tiêu trưởng có chờ ai chậm tiến! Bỗng nhớ câu “Lý sương, kiên băng chí” trong quẻ Khôn Kinh Dịch.
Trên đường tu thân, sửa tánh, người xưa thường cảnh giác cái móng tâm ban đầu. Nếu tà tâm đã khởi mà hành giả không biết phản tỉnh, cứ mãi mê nuôi dưỡng dục vọng ngày càng lớn mạnh, sẽ không còn cơ hội sửa đổi thì hậu quả khó lường. Đó là lúc sương đã thành băng. Nên hào từ Sơ lục quẻ Khôn viết “Lý sương, kiên băng chí”. Nhà Dịch học giải lý rằng “Hào Sơ Lý Sương mô tả lúc Âm khí vừa thoạt mới manh nha. Tuy nó vừa chớm nở, chớm phát, nhưng đó là điềm quốc phá gia vong sau này. Phải thận trọng, phải ngăn ngừa ngay mới kịp” (BS. Nguyễn Văn Thọ, Dịch Kinh Đại toàn, Bình giảng quẻ Khôn)

Thận trọng, ngăn ngừa như thế nào ? Kinh Dịch đã dạy lòng mình phải ngay thẳng, cỡi mở , không được nghiêng ngã đảo điên, vui đâu chúc đó, lánh xa những việc sái lương tâm. Đó là người biết tìm lại chỗ đứng trung chánh như hào Lục nhị ở giữa Sơ lục và Lục Tam. Nhưng cuộc đời biến hiện khôn lường, người đời tật đố cạnh tranh, trung chánh phải “kiến cơ nhi tác”, dù tài trí, vẫn khiêm nhường nhu thuận mới tròn câu tế thế. Đó là biết mình biết người, bền lòng giữ đạo mới thật sáng suốt. Hào từ Lục tam quẻ Khôn viết : “Hàm chương khả trinh”, ấy là “tự mình phải giữ cho trinh chính” nhờ phát huy cái căn cơ tốt lành hàm ẩn thuở nào.
Thoảng như, phẩm chất vốn thuần nhu vào cương vị Lục tứ, tự biết không có thực tài, lại ở gần người quyền thế, tốt nhất nên im hơi lặng tiếng, an phận thủ thường mới khỏi bề lo ngại, ví như thắt miệng túi lại, gọi là “Quát nang vô cựu, thân bất hại dã.”. Ấy là “minh triết bảo thân”.

Tuy nhiên, trên đường tiến hóa, không thể chỉ xoay trở, kinh quyền để thủ thường hay thành đạt trong xã hội phàm phu, nên bậc Thánh nhân còn dạy người quân tử tu tiến tâm linh để phát huy Thiên bẩm tức Bản căn chân tánh. Người hướng thượng, có duyên ngộ đạo là cơ hội bước vào Thiên đạo giải thoát. Giải thoát tức thoát ngoài Âm khí vây hảm, không để đời người cố kết trong vòng phàm phu tục tử như “sương kiên băng chí”. Người ấy sẽ đạt đến địa vị cao cả bởi đắc Trung cao tột, phát huy được cái đức lớn của đạo Khôn.Nhà Dịch học viết: “Mục đích tu thân của người quân tử, là đạt tới Thiên vị, tức Trung Điểm, hay Lý Trung Hoàng. Nhận thức được bản tính cao sang của mình, thực hiện được định mệnh sang cả của mình, lồng được Trời vào trong Tâm mình, để cho vẻ đẹp đẽ của Trời chói rọi ra nơi châu thân mình, tỏa lan ra sự nghiệp của mình. Thế mới là đắc Đạo (Hoàng thường. Nguyên cát).” (Bs Nguyễn Văn Thọ, sđd)

Nhưng thế nhân mang nặng xác phàm, sống giữa cuộc đời vật chất nhiểu nhương, thất tình lục dục chi phối tâm tư, nếu không phục thiện, phản tỉnh nội cầu mấy ai đạt được “ hoàng thường nguyên cát”. Đức Mẹ dạy” Trăng kia tròn khuyết đổi dời; Huống chi con sống trong đời nhị nguyên”. Và “ Nước kia còn có lớn ròng; Đời con sao khỏi trong vòng quẩn quanh.”
Ngược lại, những người có quyền cao chức trọng, phú quí vinh sang lạị ở vào thế Âm cực thịnh như hào Thượng lục, tự cao, tự đại, ngã mạn đến mức mục hạ vô nhân. Đó là lúc:

“ . . .Dấy lòng phàm đoạt chiếm tranh giành.
Ngày ngày sanh sự, sự sanh,
Vét vơ đủ cách, tung hoành đủ phương.
Kế lanh xảo khôn lường nổi ý,
Thêm mắt, tai lợi khí chẳng vừa;
Kể chi then khóa ngăn ngừa,
Vào ra ai thấy, đảo lừa ai hay ?” (Bác Nhã Thiền Sư,Minh Lý Đạo, Bài chữ Tâm)

thì cuộc đời sẽ giải quyết cuộc đời, bất chánh đương nhiên bị đào thải.

Nhìn rộng ra thế giới, một thời đại mà vật chất hoàn toàn làm chủ, vô đạo làm chủ, phân ly, gián cách làm chủ. . .”Khi ấy nhân loại sẽ sống một thời kỳ nhiễu nhương, máu lửa ngập trời. Dịch kinh đã đề cập đến thời đại ấy bằng mấy chữ “Long chiến vu dã. Kỳ huyết huyền hoàng.”
Phương chi, Đức Vô Cực Từ Tô Kim Mẫu từng tha thiết dặn dò:

“Lạ gì vật chất đảo điên,
Nay còn mai mất biến thiên không chừng.
Ai tường cuộc thế đầy lưng.
Rủi may sanh tử nhân thân thế nào ?
Ai tường nắng hạn mưa rào,
Thiên tai chiến họa ra sao bao giờ.
Quí là con tỉnh giấc mơ,
Là tâm giác ngộ là cơ diệu huyền;
Là đường giải thoát nghiệp duyên,
Là tu tự độ là giềng độ tha.” (Cơ Quan PTGL, 14-8-Bính Thìn; 07-9-1976)
Người đời hay người tu cũng thế, hướng về tương lai, phải chọn đúng đường, tỉnh thì được “hoàng thường nguyên cát”; mê thì đành “kỳ huyết huyền hoàng”.


(Ảnh trên: Sương giáng ở Sapa-Thiện Chí, 7/2013 )



Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Biết đạo ai ơi biết lẽ Trời,
Đừng nên mong vọng chuyện xa khơi,
Tu nhân kết quả nhân hành thiện,
Tích đức công dày đức độ đời.

Đức Đại Đồng Tổng Lý , Huờn Cung Đàn, 01-4 nhuần Quý Mão, 22-5-1963

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây