

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Đêm ấy trăng sáng, vừa mãn canh ba, bỗng nghe trên không có tiếng kêu lớn: Trả đầu cho ta. ...
-
Ý nghĩa của bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ”
-
Không thầy đố mày làm nên, Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy. Yêu kính thầy mới làm thầy, Những phường bội ...
-
Nói cho cùng, Bản thể đại đồng chính là Nhân bản. Nhân bản có giá trị trường cửu và phổ ...
-
. . . . . Đã Chính Trung thì làm thế nào cho ra Chính, cho phải Trung? Nên “dung ...
-
Thánh ngôn Đức Chí Tôn đêm Noel năm Ất Sửu 1925 : "Đêm nay phải vui mừng vì là ngày Ta ...
-
Ngày mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi ( 17-5-1959 ) lúc 13 giờ 30, Đức Hộ Pháp Phạm Công ...
-
Từ thuở khởi nguyên của đạo tức tôn giáo Cao Đài chúng ra, khi Đức Chí Tôn vừa thâu nhận ...
-
Bài giảng ngày Thánh đản Đức Diêu- Trì Kim- Mẫu (Ngày 17 tháng 7 năm Nhâm Tý, 25-8-1972) của Ngài Cố ...
-
Liên Hiệp Quốc, viết tắt là LHQ (còn gọi là Liên Hợp Quốc), là một tổ chức quốc tế bao ...
-
Phải chăng toàn cảnh bức tranh tai họa của nhân loại ngày nay vẫn không có lối thoát, như trước ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 10 giờ đêm ngày 29 tháng 8 Quí Hợi (5.10.1983)
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Khái quát về Đức tin Cao Đài

Cứu cánh tiến hóa phải đạt đến tâm linh viên mãn. Và trong vũ trụ chỉ có một tâm linh viên mãn tuyệt đối là THƯỢNG ĐẾ.
Huyền diệu thay, ân đức lớn lao thay cho nhân loại thời hạ nguơn này, Thượng Đế đã đem đến đức tin đó để con người tự tin khả năng tiến hóa đến tột bậc vì đang mang Bản thể của Ngài.
Nhưng con người phải tin rằng, con đường tiến hóa chỉ có thể là con đường đạo đức. Không đi theo con đường đạo đức, nhân loại sẽ thoái hóa.
Thật ra đức tin trên đã được các bậc giáo chủ, thánh nhân rao giảng từ nghìn xưa. Nhưng lần này, chính đấng Giáo chủ của tất cả giáo chủ là Thượng Đế trực tiếp khải ngộ con người và đem cả vũ trụ tâm linh tác động vào tâm thức nhân sinh như một đặc ân cuối cùng để tận độ.
Con đường tiến hóa vẫn diễn tiến theo luật tự nhiên, nhưng cơ cứu độ kỳ ba là cơ hội thoát hóa mau chóng nhất nếu biết hướng thượng.
Đó là niềm tin đặc biệt vào Tam Kỳ Phổ Độ.
Tuy nhiên, Thượng Đế mở cơ phổ độ tam kỳ không phải chỉ là một cuộc gieo rắc đức tin về sự hiện hữu của Thượng Đế, mà chủ yếu là để loài người biết được ý nghĩa của sự hiện hữu của mình. Thượng Đế là tuyệt đích của cuộc tiến hóa, nhưng Ngài không phủ định giá trị con người, vì biết làm người rồi sẽ biết làm Tiên Phật.
Trong đức tin Cao Đài, con người không phụng sự cho Thượng Đế mà phải phụng sự cho nhau, lấy tình thương cải tạo cho nhau để xây dựng Thiên Đàng tại thế gian:
"Thượng Đế không kêu gọi con người phụng sự cho Thượng Đế, mà con người hãy cải tạo để xây dựng Thiên Đàng cho con người và thế giới ở trên đời." Chư Tiền Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07-03-1974)
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo đã dạy:
"Thượng Đế không ngự trên vật thể vô tri, mà trái lại Thượng Đế ngự trong Tâm, tháp ngà của tâm hồn nhân loại. Hình thể Đạo chỉ mượn đó để thể hiện Thánh Thể Chí Tôn tại thế.
Thượng Đế không là một hình bóng của thần tượng, nhơn tượng hay vật tượng. Chính biểu tượng Thiên Nhãn cũng chỉ là tạm mượn để gởi gấm chơn lý trong một cụ thể chủ quan mà thôi. Chính vì vậy, kiến tạo hình thể Đạo có được giá trị cùng chăng, là phải có nhơn tâm làm chứng thị.
Giá trị của nhơn sanh giác ngộ sẽ định vị cho hình thể đạo của từng địa phương.
Chư hiền thử nghĩ! Người nông phu nào cũng gieo mầm trên thửa ruông mầu mỡ mà không bao giờ gieo trên tấm thảm nhung tơ, dầu thảm đó có thêu đẹp muôn màu nhưng giá trị của tấm thảm vẫn là tấm thảm để trang trí kiêu xa, chớ làm gì khơi động được mầm sinh sôi bất tận. Tấm lòng của nhân loại mới chính là nơi chân lý cứu rỗi phát sinh tạo thế an bình cho nhơn loại. Vì vậy nhơn tâm Đạo phải phát khai, phải sum sê tàng lá. Thửa ruộng không được chăm sóc màu mỡ thì bông lúa nào được nặng trĩu đua chen.
Nền Đạo không được khai minh thì nhơn tâm quá ư là ít ỏi. Người chèo Thuyền Bát Nhã, kẻ phát độ cành dương là cần vớt cho hết người chết đắm, cứu cho cùng khắp kẻ nạn tai, nào phải đợi người lụy dòng trèo lên thuyền cứu độ hay kẻ bệnh ngặt đến hứng giọt cam lồ rồi đành bảo bởi vô minh duyên nghiệp làm cho sóng dập kiếp phù sinh. Có tập thể là phải có tổ chức. Hành chánh Đạo không phải để phục vụ cho Thượng Đế. Thượng Đế nào có cần chi, nhưng thế sự chỉ để phục vụ cho nhơn sanh tất cả."Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)
Vậy, khi đã có đức tin, đã có hành trang thiết yếu nhất, thì người giác ngộ phải tự khẳng định chính mình là một hành giả mang lấy sứ mạng vi nhân. Thượng Đế không làm thay sứ mạng cho con người.
Cho nên sau khi đem đến đức tin – trong lịch sử khai đạo kỳ ba – Thầy đã dạy chư môn đệ cử hành đại lễ Khai minh Đại Đạo.
Đại Đạo khai minh là mở đại cuộc chuyển hóa nhân tâm và xây dựng đời thánh đức cho thế giới nhân loại, mà người hành động, người thực hiện chính là hàng giác ngộ đã có đức tin. Từ đây, người tín đồ, người môn đồ trở thành người sứ mạng, bên cạnh đức tin, mang thêm lý tưởng, lý tưởng Đại Đạo.