

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...
-
Trong đời sống xã hội, gia đình nào cũng kỳ vọng vào con cái. Cha mẹ thể hiện trách nhiệm ...
-
Thương thay cho nhơn loại trong thời kỳ mạt kiếp này, cộng nghiệp đến giờ nên dịch bệnh lan tràn ...
-
Trong dân gian không biết tự bao giờ đã hình thành câu ca dao : “Tháng tám giỗ cha, tháng ...
-
Tân pháp Cao Đài không cực đoan, không lập dị, không đòi hỏi ép xác khổ tu, không mong vọng ...
-
Đắc nhất /
Nhân ngày mùng chín tháng Giêng là Khánh Đản của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Thầy, là ...
-
Tại hội thảo quốc tế "Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại qua trường hợp ...
-
Ngay sau khi tiếp xúc với ông Le Fol để khai báo hoạt động và gởi tờ tuyên bố: "Chúng ...
-
Khi nhập môn vào Cao Đài, ai ai cũng thuộc câu thánh giáo: Tu là sửa những gì đã trật, Hay Tu mà ...
-
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch 15. DANH LỢI 名 利 – ĐẮC THẤT 得 失 337. Danh ...
-
Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực ...
-
”Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian và từ ...
Sưu tầm
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/02/2010
Chùa Bà Thiên Hậu

Lịch sử
Chùa được nhóm người Hoa gốc huyện Tuệ Thành, Quảng Đông quyên tiền và xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu liên tục vào các năm 1800, 1842, 1882, 1890 và 1916. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.
Quyển Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi lại: "Cách huyện Bình Dương 12 dặm, ở phía tả và phía hữu đường quan lộ. Nơi chợ có đường thông ra tứ phía đi liên lạc như hình chữ "điền", nhà cửa phố xá liên tiếp thềm mái cùng nhau, người Hán, người Thổ ở chung lộn dài độ 3 dặm, đủ cả hàng hóa trăm thức, ở bên sông Nam và Bắc không thiếu món gì, đầu phía Bắc đường lớn có đền Quan Công, quán Tam Hội, xây cất đối nhau phía tả và phía hữu. Phía Tây đường lớn có chùa Thiên Hậu, ghé Tây có Ôn Lăng Hội Quán."
Bà Thiên Hậu có tên thật là Mi Châu, sanh ngày 23 tháng 3 (âm lịch) năm Giáp Thân (1044), sống ở Phước Kiến (Trung Quốc). Theo sự tích kể lại thì ngày hôm ấy cha là Lâm Tích Khánh cùng hai anh trai đi thuyền chở muối đến Giang Tây, giữa đường gặp bão lớn. Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi bà, ép bà trả lời, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu".
Lễ vía bà Thiên Hậu vào ngày 23 tháng 3 âm lịch là một trong những lễ hội lớn hằng năm của người Hoa ở Việt Nam.
Kiến trúc
Toàn bộ vật liệu xây dựng chùa đều được mang từ Trung Quốc sang, nóc chùa có gắn đồ gốm diễn tả lại những phong tục ngày xưa bên Trung Quốc như "đả võ đài", "bái tổ vinh quy"... do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908. Trong chánh điện còn 2 đại đồng chung niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đại Quang năm thứ 10 (1830). Trung điện có bộ lư phát lam niên hiệu Quang Tự thứ 12 (1886). Trong tủ kính lớn ở chánh điện là tượng Bát Tiên và tướng lịnh của D'Ariès vào năm 1860 cấm các binh sĩ Pháp và Y-Pha-Nho phá phách.