Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Tượng Vua sám hối độc đáo nhất Việt Nam Năm nay, nhân dịp UNESCO công nhận lễ Phật đản là ...
-
Đại Từ Phụ vì đức háo sanh đã khai mở Tam Kỳ Phổ Độ để cứu rổi các chơn linh ...
-
Tôi có cái tánh kỳ là hay quan sát ở việc mà ngẩm ra cái lý hay hoặc có cái ...
-
Chư hiền đệ hiền muội ! Bần Đạo vừa mới nói đến hướng về mục đích tối cao, ...
-
Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy có dạy: Muôn vật thế gian chẳng vững bền, Có thì hư hoại mấy hồi nên, KHÔNG ...
-
Trướt hết, cần tìm hiểu hai chữ "đồng hành". Theo nghĩa hẹp, đồng hành là "cùng đi", nhưng cùng đi trong ...
-
PHÁP MÔN /
TÂM THƯ CỦA ĐẠO TRƯỞNG PHỐI SƯ THƯỢNG HẬU THANH
-
Mishukova không chỉ nghiên cứu tiếng Việt, văn hóa, lịch sử Việt Nam, mà còn chuyên sâu về kinh tế ...
-
TỔNG QUAN VỀ VŨ TRỤ LUẬN ĐẠI ĐẠO 1. Nguồn gốc vũ trụ 1.1. Khái niệm về vũ trụ 1.2. Bản Thể Vũ ...
-
Cứ mỗi độ Xuân về là nhớ đến Kinh Dịch. Bởi Xuân ứng với Đức Nguyên của quẻ Kiền, người ...
-
Thánh giáo Đức Hà Tiên Cô dạy chư tịnh viên. Đây là bài giáo pháp rất đặc biệt, là một cẩm ...
-
Trên lãnh thổ Việt Nam, nền văn minh sớm nhất là nền văn minh sông Hồng gắn liền với nền ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 12/10/2021
BẢN THỂ HỌC
BẢN THỂ HỌC
Qua tham khảo các đề tài nghiên cứu hay thuyết giảng giáo lý đạo Cao Đài, chúng ta có thể thấy nhiều soạn giả khai thác các hệ thống phạm trù cơ bản của nền Giáo lý Đại Đạo được xếp loại như sau:
I. Hệ thống Bản thể: Vô Cực – Thái Cực – Hoàng Cực
II. Hệ thống Chủ thể: Diêu Trì Kim Mẫu – Ngọc Hoàng Thượng Đế - Đấng Thiêng liêng
III. Hệ thống Thiên cơ: Đạo – Sanh hóa – Tiến hóa
IV. Hệ thống tâm linh: Đại linh quang – Tiểu linh quang Chân ngã– Linh hồn
V. HT. Đạo pháp Nguyên thần – Tánh Mạng – Thần khí
VI. HT. Sứ mạng SM.Đại đồng–SM.Đại thừa– SM. Quy nguyên
HỆ THỐNG |
Bản Thể Tính |
Chủ thể tính |
Cơ nguyên tiến hóa |
CÔNG NĂNG TƯƠNG ỨNG |
Quán chiếu CAO ĐÀI |
HT.Bản Thể |
VÔ CỰC |
THÁI CỰC |
HOÀNG CỰC |
Tam Cực nhất thể |
Nhất nguyên |
HT. Chủ thể |
DIÊU TRÌ KIM MẪU |
NGỌC HOÀNG THƯƠNG ĐẾ |
CÁC ĐẤNG CỨU ĐỘ |
Quyền Pháp Đạo |
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ |
HT. Thiên cơ |
ĐẠO |
SANH HÓA |
TIẾN HÓA |
Phóng phát-Quy nguyên |
Cao Đài nhất bổn (nhất bản) |
HT. Tâm linh |
ĐẠI LINH QUANG TIỂU LINH QUANG |
CHÂN NGÃ |
LINH HỒN |
Tâm linh vũ trụ |
Cao Đài nội tại |
HT. Đạo pháp |
NGUYÊN THẦN |
TÁNH MẠNG |
THẦN KHÍ |
Giải thoát |
Thiên đạo |
HT. Sứ mạng |
SM. ĐẠI ĐỒNG |
SM.ĐẠI THỪA |
SM. QUY NGUYÊN |
SM. Đại Đạo TKPĐ |
Tam Kỳ Phổ Độ |
A. . BẢN THỂ.-Trước hết, cần tìm hiểu ý nghĩa của “Bản thể”
1. Định nghĩa: Bản thể luận (ontology) đại biểu cho một lý thuyết cơ bản trong đó người ta khảo sát sự hiện hữu như là chính nó đang ‘hiện hữu,’ và điều ấy được hiểu là đồng nghĩa như siêu hình học hoặc là, như điều đã được biết vào thời cổ đại, là ‘philosophia prima–nguyên lý/tiền đề triết học.’ Trong những trường hợp nầy, hiện hữu, đặc biệt hiện hữu thực sự (substantial) hoặc hiện hữu về mặt bản chất (intrinsic existence), là đối tượng của thảo luận, và đều được khảo sát trong cách đặt vấn đề như: ‘Cái gì là nguyên lý nền tảng ẩn tàng trong sự hiện hữu?’ hoặc ‘Cái gì là nguyên nhân đầu tiên của sự hiện hữu?’ hoặc ‘Cái gì là thực tại chân thật?’ v.v... Bản thể luận (ontology) là, về một phương diện, rất gần gũi với vũ trụ luận (cosmology) khi khảo sát nguồn gốc và hình thành vũ trụ và triết học tự nhiên khảo sát về luật tắc của tự nhiên giới, động lực học, các nguyên tố chính cấu thành (nguyên tử–atomic principles). Mặt khác, bản thể luận (ontology) chính nó có sự liên quan đến vấn đề hiện hữu của Thượng đế (God), có nghĩa vấn đề hiện hữu của Thượng đế là cao tột nhất, và do vậy, điều ấy được triển khai cùng với tuyến thần học, khi đó là nỗ lực chứng tỏ sự hiện hữu của Thượng đế. Do vậy, bản thể luận (ontology) có một khuynh hướng rất mạnh về phía luận lý siêu hình học và đến mức độ khác với triết học, đã lập nền tảng trên chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism) hoặc tâm lý học (psychology).
https://thuvienhoasen.org/a17253/ban-the-luan-trong-phat-giao-dai-thua
2.Một định nghĩa khác:
_. . .Chủ nghĩa tồn tại siêu hình (le substantialisme métaphysique) đề ra một thực thể, cái bản thể, vĩnh cửu, có mặt mọi nơi (omnipresent,vượt không gian), vô hạn, nguyên nhân của tất cả mọi thứ và chính nó tự hữu (mà không phụ thuộc vào bất kỳ khác). Đó là một giả thuyết bản thể học (ontologie) thực tế giả định một nền tảng trên thế giới. https://philosciences.com/vocabulaire/89-substance-definition
3.Thánh ngôn Cao Đài:
Thánh ngôn: “Các con là một trong chúng sanh mà chúng sanh là bản thể của Đạo, mà Bản thể của Đạo là Bản thể của Thầy, Thầy là Hư Vô chi khí, thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi” (Đức Chí Tôn)[1]
Đức Mẹ: “ Cõi Hậu thiên thân sanh vào đó,
Điểm Tiên thiên sẵn có nơi thân;
Là mầm sống, là nguyên thần,
Là Trời là Đạo là Nhân của người. (Bản thể nơi Con người)
B. CHỦ THỂ:
1. Định nghĩa chủ thể: (http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Ch%E1%BB%A7_th%E1%BB%83)
_ bộ phận chính, giữ vai trò chủ đạo _ con người với tư cách là một sinh vật có ý thức và ý chí, trong quan hệ đối lập với thế giới bên ngoài (gọi là khách thể)_ A person or circumstance giving rise to a specified feeling, response, or action.
(Một người hoặc hoàn cảnh làm phát sinh cảm giác, phản ứng hoặc hành động được chỉ định [hoa85cne6u lên])
(https://en.oxforddictionaries.com/definition/subject)
2. Thánh ngôn Cao Đài liên quan đến ý nghĩa “chủ thể”
“Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
Giáo Ðạo Nam Phương”
“Hỉ chư Môn-đệ, hỉ chư nhu.
“Các con nghe.
“Các con coi bậc Chí-Tôn như Thầy mà hạ mình độ rỗi nhơn sanh là thế nào, phải xưng là một vị Tiên-Ông và Bồ-Tát, hai phẩm chót của Tiên, Phật. Ðáng lẽ thế thường phải để mình vào phẩm tối cao tối trọng; còn Thầy thì khiêm nhường là thế nào? Vì vậy mà nhiều kẻ môn-đệ cho Thầy là nhỏ. Cười...”
“Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
Giáo Ðạo Nam Phương”
Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên
Ðạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên.
Chủ nhơn Ông Hoàng Cực:
Hoàng Cực là gì? Là chủ tể của âm dương, bảo hợp được lưỡng thể cương nhu, điều nhiếp không còn có trong ngoài. (Đạo Học Chỉ Nam, Mục 2, Thượng Đế Vô Thể)
Thánh giáo có viết: “Hiện tình thế sự ngày nay, từ đời đến đạo, đều đảo điên phân tán, đó không phải đạo hay đời, mà là lòng người chẳng đặng an định trước cơn phong ba bão tố phũ phàng. Người thiếu nhân bản, thiếu lương tri lương năng, chỉ biết xu hướng theo vật chất hữu hình, quên mất ngôi Chủ Nhơn Ông Hoàng Cực. Cán cân công bình của nhân sinh đã chênh lệch. Con người và con người đuổi xô nhau vào hố thẳm vực sâu, quên mất bản linh chân tánh.” (Vạn Hạnh Thiền Sư Trúc Lâm Thiền Điện, (07 - 04 - Canh Tuất (11-5 -70)
Những từ ngữ “ bậc Chí Tôn như Thầy”, danh xưng “Ngọc Hoàng Thương Đế . . .”; “nắm chủ quyền” “Chủ nhơn Hoàng Cực” mang tính chủ thể vì nêu lên nhân vật chủ động làm động tác “ độ rỗi”, làm “chủ nhơn ông” đối với các đối tượng “ nhơn sanh”, “ngàn tuổi muôn tên” (tức là các khách thể”)
C. Ý NGHĨA CỦA CÁC HỆ THỐNG
1.Ý nghĩa Hệ thống Bản Thể:
Hệ thống Bản thể bao gồm ba thực thể tối sơ là Vô Cực, Thái Cực, Hoàng Cực dung hợp trong một Bản thể duy nhất. Ba thực thể này là nguồn gốc vĩnh cửu của vũ trụ, lần lượt tiêu biểu cho thực tại “Hư vô chi khí” (Vô Cực), cho động năng sinh hóa nguyên thủy (Thái Cực); và tiêu biểu cho chủ lực tiến hóa (Hoàng Cực). Với ý nghĩa nguồn gốc tối sơ, cả ba đồng Nhất thể, vừa là Bản nguyên, vừa là cứu cánh của vũ trụ vạn vật
2.Ý nghĩa Hệ thống Chủ thể
Hệ thống chủ thể bao gồm các Chủ thể Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ Tôn, Ngọc Hoàng Thượng Đế Đại Thiên Tôn, các Đấng Thiêng Liêng. Các Chủ thể này sinh ra từ Bản thể duy nhất nói trên, được mệnh danh là chủ thể vì là các Đấng hữu ngã. Do đó có thể hiểu Chủ thể hữu ngã thuộc về Bản thể vô ngã. Vô ngã vì ở trong trạng thái TỊNH, hữu ngã mang trang thái ĐỘNG để chủ sử Thiên cơ.
3. Ý nghĩa hệ thống Thiên cơ.
Thiên cơ là công cuộc vận hành của Đạo. Vũ trụ Càn khôn tồn tại vĩnh cửu nhờ Đạo tác động cơ Sanh hóa và cơ Tiên hóa nối tiếp nhau theo chu trình khép kín bất tận gọi là Nguyên lý “Nhất bản (một gốc) tán vạn thù (muôn hình thức), vạn thù quy nhất bản (trở về một gốc)”.Đó là Nguyên lý sinh thành và tiến hóa của vũ trụ từ khởi thỉ đến kết chung mà đạo học gọi là “phản bổn hoàn nguyên” (Quay về gốc, trở lại nơi khởi đầu).
4. Ý nghĩa hệ thống Tâm linh:
Bản thể, Chủ thể và Thiên cơ đều bẩm thụ thể chất thiêng liêng” gọi là “Linh quang”. Ngôi Thái Cực là Đại linh quang, Đại linh quang phóng phát linh quang vào mỗi cá thể muôn loài gọi là “Tiểu linh quang”.
Thánh giáo có đoạn:
“ Con là một Thiêng liêng tại thế,
Cùng với Thầy, đồng thể Linh quang;
“Khóa chìa con đã sẵng sàng,
Khi vào cõi tục, khi sang Thiên đình” (Đức Chí Tôn) [2]
Vậy, đối với con người, Tiểu linh quang là Bản thể tâm linh trong nội tâm con người, tức là “Linh hồn’, nhờ đó con người mới có khả năng tiến hóa.
Hệ thống Tâm linh chứng minh Nguyên lý “ Thiên địa vạn vật đồng nhất thể”
5. Ý nghĩa hệ thống Đạo pháp: Đao pháp là phương pháp tu luyện giải thoát. HT. Đạo pháp bao gồm các mục tiêu Hoàn nguyên chơn thần, Tánh mạng thuần dương, Thần khí giao hội.
« Con biết Ðạo giữ còn tâm Ðạo,
Mang thân người lộn lạo âm dương,
Pháp luân con chuyển cho thường,
Xuất huyền nhập tẫn[3] là đường giao thông.
Luyện âm tuyệt lòng trong đắc quả,
Âm tuyệt rồi Ðạo đã thuần dương,
Thuần dương thẳng đến Thiên Ðường, . .” (Đại Thừa Chơn Giáo, 20 tháng 9 Bính Tý (1936) (Đại Đạo Phục Hưng Cao Đài Xuất Thế)
6. Ý nghĩa hệ thống Sứ mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ: Sứ mạng ĐĐTKPĐ dựa trên Mục đích Đại Đạo “Thế đạo Đại Đồng, Thiên đạo giải thoát”, triển khai ra các mục tiêu nhắm vào các đối tượng Con người , Tôn giáo, Nhân loại như sau:
6.1.Phục hồi Nhân bản: Sứ mạng Tam Kỳ Phổ Ðộ chọn khâu đột phá để thực hiện "thế đạo đại đồng" là phục hồi Nhân bản bởi vì con người đã vô tình hay hữu ý đánh mất cái bản vị cao quí ấy.
6.2.Tạo thế Nhân hòa đi đến Ðại đồng nhân loại : Về mặt nhân sinh, Ðại đồng nhân loại là một lý tưởng của thế giới, một ước vọng của loài người mà cũng là mục tiêu của Sứ mạng Ðại Ðạo.
6.3. Ðưa tôn giáo lên tầm vóc Ðại Ðạo, xây dựng thực thể Ðạo cứu thế :
Ðây là sứ mạng qui nguyên tôn giáo.
Các tôn giáo phát sinh từ Ðại Ðạo, trải qua lịch sử nhân loại trong mục đích cứu độ con người, đã chịu nhiều biến đổi làm xa cách chơn truyền của các bậc giáo tổ. Một khi đã phân hóa cùng cực, tôn giáo không thể thực hiện sứ mạng cứu rỗi nhân sanh nữa. Tôn giáo muốn giữ được bản chất nguyên thủy, đeo đuổi mục đích cứu độ thực tiễn và toàn diện, phải tùng theo quy luật quy nguyên phục nhứt, tức là phục hồi tinh thần Ðại Ðạo, nêu cao một giáo lý thuần nhứt dẫn dắt nhân sanh tiến hóa tại thế gian và giải thoát xuất thế gian, trở về nguồn gốc tâm linh là Ðại Linh Quang.
Do đó, Khai Ðại Ðạo tam Kỳ Phổ Ðộ, Thầy nêu lên tôn chỉ :
" Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhứt."
Trong Kinh Ðại Thừa Chơn Giáo, Thầy dạy :
" Ngày nay, Thầy đến đây đem ba nền tôn giáo hiệp nhất lại tạo thành một nền tôn giáo lớn lao để đời đời kiếp kiếp cho nhơn sanh nương vào đó mà lánh cơ nạn khổ thảm sầu" (Ðại Thừa Chơn Giáo, Trước tiết tàng thơ, 1956, trang 91)
6.4. Phổ truyền chánh pháp Ðại Ðạo Ban trao sứ mạng Ðại Thừa:
_ Phổ truyền Chánh pháp: Lập "Tam Kỳ Phổ Độ" nầy duy THẦY cho “Thần” hiệp “Tinh Khí” đặng hiệp đủ "Tam Bửu" là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh.
Các con nhớ nói vì cớ nào thờ con mắt THẦY cho chư Ðạo Hữu nghe.” [. . .]
_ Chánh pháp : “THẦY đến đặng hườn nguyên Chơn Thần cho các con đặng đắc Ðạo. Con hiểu "Thần cư tại Nhãn". Bố trí cho chư Ðạo hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. THẦY khuyên con mỗi phen nói Ðạo, hằng nhớ đến danh THẦY.” ( TNHT, Q1, HT.Tây Ninh, 25 Février. 1926)
_ Phổ độ:
Cao Đài :Lịch, Con nghe Phật Như Lai nói chưa?
“Tam Kỳ Phổ Ðộ” là gì?
Là Phổ Ðộ lần thứ ba.
Sao gọi là Phổ Ðộ? Phổ Ðộ nghĩa là gì?
Phổ là bày ra.
Ðộ là gì?
Là cứu chúng sanh.
Muốn trọn hai chữ Phổ Ðộ phải làm thế nào?
Chúng sanh là gì?
Chúng sanh là toàn cả nhơn loại, chớ không phải là lựa chọn một phần người, như ý phàm các con tính rối.
Muốn trọn hai chữ Phổ Ðộ phải làm thế nào? THẦY hỏi? Phải bày bửu pháp chớ không đặng giấu nữa. Con phải luyện lại cho thành, nội trong tháng năm nầy về theo Trung đặng đi truyền đạo. ( Đức Cao Đài, TNHT, Q.1,25 Février. 1926 )
_Sứ mạng đại thừa: là sứ mạng “tự độ - độ tha”
Tự độ: "Con người, khi hiểu thông đạo lý, tìm được mấu chốt là chìa khóa liên hệ giữa người và Trời, thì con người sẽ tự tu, tự tạo, tự lập, tự tiến cho mình trở nên hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật dễ dàng". (Minh Lý Thánh Hội, 02.6 Canh Tuất, 1970)
Độ tha: “Thánh tâm dầu phải chịu khổn trần đi nữa, thì chất nó cũng vẫn còn. Các con khác hơn kẻ phàm là duy tại bấy nhiêu đó mà thôi. Kẻ phàm dầu ly hương thuở ấu xuân đi nữa, lòng hằng hoài vọng. Chí thánh dầu bị đọa trần, lòng hỡi còn nhớ hoài nơi Tiên Cảnh. Nếu chẳng vậy, ai còn dám ra ưng thuận hạ thế cứu đời? Con chỉ có tu mà đắc Ðạo. Phải ngó đến hằng ức, thiên vạn kẻ nhơn sanh chưa đặng khỏi luân hồi, để lòng từ bi độ rỗi kẻo tội nghiệp. (Đức Chí Tôn,TNHT,Q1, Lundi 31 Mai 1926 (43)
20 tháng tư (B.D)
D. Quy chiếu thực thể Cao Đài vào các hệ thống
1. Quy chiếu thực thể Cao Đài vào Hệ thống Bản thể:
HT. Bản thể tức HT. Tam cực là các thực thể ở trong một Bản thể tối sơ, làm nguồn gốc cho Cơ sanh hóa và tiến hóa cho toàn vũ trụ.
Tham khảo kinh diển Cao Đài cho thấy Cao Đài là tiêu biểu cho Hệ thống Bản thể:
“Thầy là hư vô chi khí,[4] thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi[5]
* * *
“Cao thi thiên cao chưởng [6]vạn loài,
Đài vi địa hậu dưỡng vô nhai.[7]”
2. Quy chiếu thực thể Cao Đài vào Hệ thống Chủ thể: Theo giáo lý Cao Đài, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế xưng là Cao Đài, là Thầy. Vậy Cao Đài là một Chủ thể với quyền năng Chí tôn :
“Ngọc-Hoàng Thượng-Đế Viết Cao-Đài
Tiên Ông Đại Bồ-Tátt Ma-Ha-Tát
Giáo Đạo Nam Phương
“ Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên;
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên” (Thánh ngôn hiệp tuyển, HT.Tây Ninh, Q.1)
3. Quy chiếu thực thể Cao Đài vào hệ thống Thiên cơ: Thiên cơ tức công cuộc vân hành của Đạo.
Thánh giáo Cao Đài:
“Thầy sắp cuộc dinh hoàn tái tạo,
Dụng huyền linh, Đại Đạo vận hành;
Quyền Thầy hiệp cả vạn sanh,
Đông Tây kim cổ lập thành tương lai.” (Đức Chí Tôn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý)
4.Quy chiếu thực thể Cao Đài vào hệ thống Tâm linh:
“Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi,
Chẳng cần hạ giới vọng cao ngôi;
Sang hèn trối kệ, tâm là quý,
Tâm ấy tòa sen để Lão ngồi. (Đức Chí Tôn, TNHT 1,TN)
* * *
“ Con có thánh tâm sẽ có Thầy,
Thầy là cha cả khắp Đông Tây,
Đông Tây dầu biết hay không biết,
Thì đức háo sanh vẫn thế này.” (Đức Chí Tôn, CQPTGL) (*)
4. Quy chiếu thực thể Cao Đài vào hệ thống Đạo pháp:
Thánh ngôn: “Đạo Thầy không chi lạ; Âm với Dương, Thần với Khí không ngoài ra lẽ đó. Các con muốn rõ Đạo thì dùng Âm, Dương là căn cơ vậy.”[8]
“Thượng Đế không thể kéo dài thời gian, dễ dãi nuông chiều với những đứa con còn lười biếng, chậm chạp, tự ái, ích kỷ, nên đã truyền lịnh các bực Chơn Tiên đem pháp môn thiết thực đến để dạy những ai chịu khó gia công học hỏi và hành để tu nhứt kiếp ngộ nhứt thời.”(Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn, Ngọc Minh Đài, Tuất thời, 01 - 12 Bính Ngọ (11-01-1967)
Thánh ngôn: “Thầy là hư vô chi khí,[9] thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi. Nên chi, trong thời kỳ hạ nguơn, chính mình Thầy dùng khí Hư vô trực tiếp hữu hình đến thế gian để dẫn dắt, thâu hồi những điểm linh quang Thầy đã cho đến trần gian trở về khối Đại linh quang.
Các con nghĩ kỹ mà xem, chẳng một điều chi gọi là huyền bí cả. Nhưng lẽ huyền bí thiên nhiên vẫn đến với các con và ở nơi các con, mà các con đang nương theo lẽ huyền bí ấy để sanh trưởng [ở] cõi trần. Thầy dạy như thế để các con hiểu thêm chữ Đạo nhiều hơn “ (Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài,Tuất thời, 29 - 12 Bính Ngọ (08-02-1967)
Thánh ngôn : “Trên đường thế lộ, các cháu sáng suốt biết chọn con đường Đại Đạo noi theo, học tu chánh pháp thì Lão khuyên các cháu phải quyết tâm xây đắp cho mình một tòa Cao Đài nội tại uy nghi trang trọng để ở hẳn vào đó, lấy đó làm ngôi vĩnh cửu trường tồn, sẽ vượt hẳn qua mọi dông bão nắng mưa.”
“Nếu các cháu thật quyết tâm xây dựng cho kỳ được thì ngôi Cao Đài kia ắt hẳn sẽ không bao giờ hư hại. Tuy sờ mó chưa đụng, nhưng có che có chở, trông nhìn không thấy mà linh hoạt cận kề thiên niên bất diệt, vị chủ nhơn ông kiến trúc là Thần, vật liệu là Khí Thể, và Tinh Hoa.” (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14 tháng 3 Mậu Ngọ (20-4-1978)
E. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT VỀ THỰC THỂ CAO ĐÀI
Quy chiếu thực thể Cao Đài vào các Hệ thống căn bản của nền Gáo Lý Đại Đạo, cho thấy Cao Đài không chỉ là danh xưng mà đều có “chỗ đứng” trong mỗi Hệ thống làm tiêu biểu tính năng cho tổng thể các thực tại của hệ thống.
Do vậy, về Bản thể, Cao Đài là “Khí Hư Vô”, nên cũng là Bản thể tối sơ. Vì thánh ngôn có viêt: “Thầy là Hư Vô Chi Khí, thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi.”[10]
Về Chủ thể, Cao Đài là “Chúa tể càn khôn”, là “Đại La Thiên Đế Thái Cực Thánh Hoàng”, [11]
Về Thiên cơ, Cao Đài là “Quyền Pháp Đạo”: “Điểm Quyền Pháp được chứa đựng (trong Vô Cực) là ngôi Thái Cực, là Thầy.” “Đại Từ Phụ nắm Quyền Pháp mới chuyển cơ sanh hóa vạn vật vũ trụ”[12]
Nên chi trong thời Hạ Nguơn chính mình Thầy dùng Khí Hư Vô trực tiếp hữu hình đến thế gian để dẫn dắt thâu hồi những điểm Linh Quang đã cho xuống trần gian trở về với khối Đại Linh Quang”[13]
Về Tâm linh: Cao Đài sở dĩ được liệt vào Bản thể vũ trụ vì là thực thể tâm linh bàng bạc từ cõi trời đến cõi người:
“Cao Đài chẳng khá ở ngoài Tâm”[14]
“Trời với muôn loài một Bổn Nguyên,
Cũng trong Linh Tánh, cũng tâm điền;
Linh Quang một khối chia nhiều ức,
Người, vật, tương đồng với Phật, Tiên.[15]
“Tâm con là chỗ chí linh,
Là nơi hiệp nhất nhân sinh cùng Thầy”[16]
Về Đạo pháp: Với những nguyên nhân đã quy chiếu Cao Đài vào các HT. Bản thể, Chủ thể, Thiên cơ, Tâm linh, có thể khẳng định Cao Đài có đầy đủ quyền năng, chức chưởng bao dung, tác động đến vũ trụ vạn vật từ cơ sanh hóa đến cơ tiến hóa, tức Cao Đài là Đạo.
Đã là Đạo, đương nhiên hàm tàng Thái cực, Âm Dương hợp thành Nguyên lý vận hành trong vũ trụ và trong cả mọi vật loại. Nơi con người Nguyên lý ấy chính là “Đạo pháp” một khi con người áp dụng pháp môn để giao hợp hai thực thể Âm Dương luân chuyển trong nội thân là Thần (Dương)-Khí (Âm). Đó là mục tiêu tu luyện đắc đạo của hành giả còn gọi là tu Thiên Đạo.
Về sứ mạng:
“THẦY nhứt định đến chính mình THẦY độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập Chánh thể, có lớn nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Ðảo.” (Đức Chí Tôn, TNHT, Q1, HT.Tây Ninh,24 Avril, 1926)
Tam Kỳ Phổ Độ là đại cuộc cứu độ lần thứ ba gọi là “Tận độ” toàn nhân loại nên Đức Thượng Đế Cao Đài khai đạo bằng thế “Thiên nhân hiệp nhất”, ban trao sứ mạng cho cả hai cõi sắc không. Nên Sứ mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chính là sứ mạng Cao Đài đặc biệt tương ứng với thời Hạ ngươn nhằm giáo hóa chúng sanh, phục hưng tôn giáo, lập đời thánh đức. Trước đại nguyện cứu độ Kỳ Ba của Đức Đại Từ Phụ Chí Tôn, từ các hàngThần, Thánh, Tiên, Phật chí đến nguyên nhân tại thế đều được trao thiên mạng hay quyền pháp phụng sự thiên cơ.
Do đó Cao Đài thuộc về Hệ thống sứ mạng vì không có sứ mạng Cao Đài thì không đạt được mục đích “ Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát”
Bất luận đối với hàng chức sắc môn đồ gọi là bậc thiên ân hay người tín hữu thuần thành, sứ mạng là sứ mạng hoằng khai nền đạo bằng pháp môn “Thiên đạo đại thừa” để hoàn thành Thiên cơ “Quy nguyên-phục nhất”, như huấn từ của Đức Chí Tôn:
“Thử sứ mạng đương sanh hoằng giáo,
Thị Đại thừa Thiên đạo tiến tu;
Kỳ khai nhứt bổn vạn thù,
Vạn thù quy nhứt công phu siêu phàm.” [17]
(*).ĐỌC THÊM
ĐỌC THÊM :Bước sang phạm trù tâm linh, con người có được hay thực có được, là tâm linh chứng minh sự hiện hữu của con người. Thử hỏi, tâm linh có được tác hiệp, di động ngoài Vũ Trụ hay không? Thì ra, mọi cái có của chữ có tổng quát, đều phải đặt vào vòng khung của Vũ Trụ.
Tâm Linh con người vẫn thế, nhưng tâm linh nằm trong Vũ Trụ hằng hữu có một cấu thể đặc thù. Tâm Linh nầy được tồn trữ và sẽ được chi phối, bởi siêu vi mầu nhiệm của trung tâm Vũ Trụ.
Tâm Linh con người hằng chuyển như hằng vạn hạt nước trong đại dương. Tâm linh đã trưởng thành, qua bao kinh nghiệm sinh sống của nhân kiếp. Vũ trụ đã in sâu những làn sóng từ lực trong tâm linh, để tạo mảnh lực sinh tồn qua vạn cuộc thăng trầm của vạn hữu duyên nghiệp.
Nói chung ở đây, con người với thể xác và tâm linh toàn vẹn cấu kết, đều bị sự chi phối của Vũ Trụ. Những biến chuyển trong tâm linh con người, cũng như mọi sinh hoạt hành động của thể xác, đều làm di động đến Vũ Trụ. (ĐHCN)
[1] Đức Chí Tôn, Thiên Nguyệt Lâm Huyền Châu, 14-7 Kỷ Dậu (26-8-1969).
[2] Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; Thiên Lý Đàn, Tuất thời, 14-01 Bính Ngọ (04-02-1966); Thánh Giáo Nguyên Bổn.
[3] Huyền tẫn : chỉ Âm Dương; Huyền tẫn (Huyền là dương, tẫn là âm) là thái cực, tức là nơi mà âm dương hợp nhất. Đạo gia Lưu Nhất Minh cho rằng: "Cốc thần hay “Nguyên tẫn cũng chỉ là một. (Đời Thanh, Huyền tẫn bị đổi là Nguyên tẫn để kiêng húy vua Thanh Thánh Tổ, tức Huyền Diệp, niên hiệu Khang Hy) (Wiktionary).
[4] hư vô chi khí: khí hư vô.
[5] Đức Chí Tôn, Thiên Nguyệt Lâm Huyền Châu, 14-7 Kỷ Dậu (26-8-1969).
[6] Chưởng :掌 (Động) Cầm (đồ vật), quản lí, chủ trì, nắm giữ (quyền hành, chức vụ, v.v.). ◎Như: chưởng đà 掌舵 cầm lái (thuyền), chưởng ấn 掌印 giữ ấn tín (chức quan), chưởng ác binh quyền 掌握兵權 nắm giữ binh quyền. § Cũng chỉ người nắm giữ. http://vietnamtudien.org/hanviet/
[7] Nhai 崖 (Danh) Bờ, ranh giới, biên tế.
[8] Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; 01-9 Bính Tý (1936); Đại Thừa Chơn Giáo (bản in 1950), thiên 10 “Nền tảng Cao Đài Đại Đạo”, tr.90.
[9] hư vô chi khí: khí hư vô.
[10] Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; Ngọc Minh Đài, Tuất thời, 29-12 Bính Ngọ (02-02-1967); Thánh Giáo Nguyên Bổn.
[11] Kinh Ngọc Hoàng Bửu Cáo xưng tụng Ngọc Hoàng THượng Đế
[12] Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Thánh Giáo Sưu Tập 1968-1969, tr.88-89.
[13] Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; Ngọc Minh Đài, Tuất thời, 29-12 Bính Ngọ (02-02-1967); Thánh Giáo Nguyên Bổn.
[14] [14] Đức Cao Triều Phát; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 15-10 Kỷ Mùi (04-12-1979); Thánh Giáo Nguyên Bổn.
[15] Đức Quan Âm Bồ Tát; Thánh Tịnh An Tiên (Giáo Hội Tiên Thiên), Tý thời, 01 rạng 02-02 Đinh Mùi (11-03-1967); Thánh Giáo Sưu Tập 1966-1967, tr.117.
[17] Huấn từ Đức Chi Tôn ,Hợi thời, 29-02 Mậu Ngọ (06-4-1978)