Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Bài tâm tướng / Sưu tầm

    (Của TRẦN HI DI TIÊN SANH) do Ngài cố Minh Thiện trích dịch năm 1960 1. Trần Lão tổ đặt bài ...


  • Người Chăm theo hai tôn giáo chính là Bà la môn và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra ...


  • Islam / Abu Ameenah Bilal Philips

    Islam is the true religion of "Allah" and as such, its name represents the central principle of Allah's "God's" religion; ...


  • Qua một kiếp Ngài giáng trần bên Trung Quốc dưới triều đại nhà Đường, Ngài đã để lại cho hậu ...


  • Từ ngàn năm trước chúng sanh đã biết đến uy danh của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát qua những ...


  • Từ chánh niệm đến vô niệm Thiện Chí Người tu hành chín chắn trước sau đều phải học tâm pháp. Điểm rốt ...


  • Chu Dịch với Nguyễn Bỉnh Khiêm / Phó giáo sư Nguyễn Tài Thư

    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1586) là bậc "Muôn chương đọc khắp, học tài chẳng kém Âu, Tô, bảy bước thành thơ, ...


  • Nhìn và thấy nhau / Văn Hóa Phật Giáo - số19-2006

    . . .Trước kia ta nhìn mẹ nhưng lại chú tâm vào việc khác ngoài đời. Nay thì khi làm ...


  • Ý nghĩa Ngũ nguyện / Đức Đông Phương Chưởng Quản

    Muốn nhứt thống tư tưởng để tiến đến nhứt thống lý tưởng phải hành thế nào? Giản dị lắm chư hiền ...


  • Bác nhã Ba la mật đa Tâm kinh / BÁC NHÃ THIỀN SƯ

    Quán Tự Tại Bồ đề tát dã Lúc vào sâu Bác nhã Ba la, Không nhơn không pháp mới là Phát khai trí ...


  • Tôi thật sự tin rằng, con người cần trở về với đức tin, với tôn giáo, bởi không thể giải ...


  • Là tín hữu Đạo Cao Đài, chắc hẳn không ai là không biết đến công đức của Đức Phật Mẫu ...


20/09/2016
THiện Chí

TIỀM LỰC SÂU THẲM

TIỀM LỰC SÂU THẲM

Thánh giáo dạy người hướng đạo chơn tu phải phát huy tiềm lực sâu thẳm (*) mới đạt được những thành tựu công trình đúng theo Thánh ý Thiên cơ.
Tiềm lực là nguồn năng lượng hay sức mạnh ẩn tàng bên trong, không phải là động năng của những hành vi đối phó các sự việc thông thường trên đường hành đạo. Nó rất sâu thẳm nên hành giả phải dụng công khơi dây. Ví như viên ngọc tuyệt mỹ dưới đáy biển, người sưu tầm phải chịu khó nhọc đem bí quyết kình ngư lặn lội nhiều phen mới phát hiện. được.

Cũng thế, hành giả luyện kỹ Lục độ ba la mật sẽ tuần tự vượt qua các giai tầng từ cạn đến sâu: Bố thí – Trì giới – Nhẫn nhục – Tinh tấn – Thiền định – Trí huệ. Nếu xếp theo chiều dọc ta có:


Ø Bố thí tức là cho để trừ lòng tham.

Ø Trì giới tức là giữ giới để trừ ô nhiễm.

Ø Nhẫn nhục tức là nhường nhịn để trừ giận hờn.

Ø Tinh tấn tức là sốt sắng để trừ lười biếng.

Ø Thiền định tức là chuyên chú để trừ loạn tâm.

Ø Trí tuệ tức là sáng suốt để trừ si mê.

Như vậy, khi nào hành giả đạt đến công phu “Thiền định trí huệ” mới phát động được “tiềm lực sâu thẳm”. Thật thế, hành giả phải “hành thâm ba la mật đa” bằng ý chí phi thường hầu có kết quả. Đức tin kiên cố, chí quyết hiến dâng là hai điều kiện để thành công như lời dạy của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo:

“Đức tin phải đạt đến giá trị của ý chí hiến dâng: “ Đối với những người mệnh danh là hướng đạo, là nồng cốt cho cơ đạo cứu thế, những kẻ hiến dâng cho ánh sáng lý tưởng Đại Đạo thì nền tảng tâm linh phải được xác định trước tiên và hơn ai hết. Vì vậy, kế sách về tâm linh cho những kẻ hiến dâng phải được đề cập trước nhất. Bần Đạo cũng nhắc lại trên phạm trù tâm linh, giá trị đức tin là giá trị của ý chí hiến dâng cho một lý tưởng sáng chói để cứu thế. Có một đức tin dõng mảnh là đã có một ý chí hào hùng tin quyết về kết thúc cao quý của sự cứu độ toàn dân sinh bằng một lý tưởng thật sự thanh cao của Đại Đạo. Phải tin quyết thì mới nhất tâm để chí thành hành sự. Đã có nhất tâm chí thành hành sự thì kết quả không xa.” (1)

Đức tin đã vững, ý chí đã sẵn sàng, bèn tự hỏi nguồn ánh sáng quang huy của viên ngọc kia do đâu mà có, thực thể của viên ngọc là gì? Hãy nghe Đức Mẹ mách bảo:

“ Cõi hậu thiên thân sanh vào đó,
Điểm tiên thiên sẵn có nơi thân;
Là mầm sống, là nguyên thần,
Là Trời là Đạo, là Nhân của người.” (2)

Ôi ! thì ra đó là “thực thể đạo” tiên thiên trong nền tảng tâm linh, vừa vô cùng huyền nhiệm, vừa bao dung nhân bản. Tiềm lực của nó lớn lao vô cùng vì phẩm chất của nó là tình thương và sự sống. Từ ngàn xưa, thánh nhân đã dầy công chứng nghiệm công năng tiềm lực ấy bằng Đạo pháp.

Đạo pháp là phương pháp vận hành bộ máy nhân thân cơ cấu như tiểu vũ trụ vì có đủ căn bản
Âm Dương cùng hoạt lực sự sống do tiểu linh quang chủ sử.

Nên thánh giáo viết :

“Điểm linh quang ban từ thượng giới,
Vào nhục thân vun xới cội lành;
Âm dương động tịnh trược thanh,
Thần hình tương ỷ tương sanh đó là” (3)

Đó à cơ nguyên của Đạo pháp, nhưng cái thực dụng của Đạo pháp không chỉ để dưỡng sanh tánh mạng là phần tự độ mà còn là chìa khóa vạn năng để hành giả hoàn thành những công trình hoằng khai cơ Đạo giác hóa nhân sanh. Nên Đức Lão Tổ từng ân cần nhắc nhở:

“Chư hiền đệ hiền muội rất có thiện chí để thuận hành đạo pháp vượt khổ hải trùng dương là một điều đáng ngợi khen, nhưng phải bền chí nhẫn nại tìm cho được cái mấu chốt duy nhứt để điều động guồng máy cho thông suốt, khả dĩ tự hoan lạc tâm trung và phát hiện ra diện mạo hiền hòa thư thái. Sự chứng ngộ đó sẽ có ảnh hưởng rất to tát cho cơ tận độ ngày nay.” (4)

Cho hay cái tiềm lực sâu thẳm nói trên chính là cái “mấu chốt duy nhứt” của Đao pháp vậy./.


__________________________________


(*) "Về công trěnh trong công cuộc phổ thông giáo lý hay tręn đại thừa Thięn đạo, chư hiền đệ muội chưa phát huy được tiềm lực sâu thẳm của hŕng hướng đạo chơn tu thŕnh một thực thể đạo cứu thế bằng cách nŕy hay cách khác. Do đó, chưa thể đúc kết lại thŕnh công trěnh khả dĩ thŕnh tựu đúng Thánh ý Thięn Cơ." (Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, CQPTGL, 1980)
(1) Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời 14 tháng 2 Ất Mão (26.3.1975)

(2) Đức Diêu Trì kim Mẫu, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời 13 tháng 8 Kỷ Mùi (3-10-1979)

(3) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời 20 tháng 2 Quí Sửu (24.03.1973)

(4) Đức Đông Phương Lão Tổ, sđd

THiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Các con tuân lịnh của Thầy ban,
Độ thế qua cơn thế khổ nàn,
Đem tiết xuân gieo cùng khắp chốn,
Để đời tận hưởng thú vinh quang.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây