Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Ý Nghĩa Lễ Vu Lan / Trần Ngọc Tâm

    Ý Nghĩa Vu Lan Trần Ngọc Tâm Hằng năm vào dịp Rằm tháng Bảy, là Lễ Trung Ngươn Địa Quan xá tội, ...


  • Đạo lý chính là sự bình đẳng giữa người và người, giữa dân tộc nầy với dân tộc khác. Nên ...


  • Dưới đây là bài phát biểu của Giáo Sư Thượng Liêm Thanh vào dịp Lễ Khánh Thành Trung Tông Thánh ...


  • BÀI THUYẾT ĐẠO của vị Nữ Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh đọc tại Thánh Thất Mỹ Ngãi (Sa Đéc) Bài ...


  • Trong quá trình phát triển theo thời gian, hầu như không có tôn giáo nào thoát khỏi tệ nạn phân ...


  • Vào mùa Giáng sinh năm nay (2013), trong khi khắp nơi đang hướng về kỷ niệm ngày xuống thế của ...


  • Nén hương nguyền lâng lâng tâm đạo, Nhớ người xưa gian khổ theo Thầy hằng chỉ giáo ; Từ rừng già dựng ...


  • Thiền viện Chân Không / HÒA THƯỢNG Thích Thanh Từ

    Sau đây, chúng tôi sẽ có những lời giải thích về mục đích của tôi khi thành lập Thiền viện ...


  • Les Voies méditatives / Nguyễn Ngọc Châu

    MEDITATION ET MEDITER Selon le Larousse, " méditer " veut dire " soumettre à une profonde réflexion, à un examen, réfléchir ...


  • Trong Tin mừng Thánh Mát-thêu kể lại có một người đến thưa cùng Đức Giê-su rằng : “Thưa Thầy, tôi ...


  • Lý đạo là xuân / Thiện Chí

    ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN, Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội. Bần Đạo đắc lịnh Tam Giáo Tòa đến khai ...


  • Tấm lòng của nhân loại / Nhịp cầu giáo lý

    Những biến động trên thế giới trong những năm gần đây khiến người ta suy nghĩ về nguyên nhân sâu ...


30/03/2010
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/05/2010

Từ Luật Cảm Ứng đến thế Thiên Nhân Hiệp Nhất trong Tam Kỳ Phổ Độ

I. DẪN NHẬP:

Kính thưa quý vị,

Hôm nay là ngày Lễ Vía Đức Thái Thượng Đạo Tổ, đồng thời là ngày kỷ niệm chu niên 45 năm hành đạo của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo. Như thông lệ, chúng tôi được vinh hạnh hầu chuyện với quý vị một đề tài đạo đức.

Như quý vị đã biết, Đức Thái Thượng Đạo Tổ là một trong Tam giáo Đạo Tổ mà Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tôn thờ dưới Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và Đức Diêu Trì Kim Mẫu.Ngài là đấng:

“Tiên thiên khí hóa Thái Thượng Đạo Quân,
Thánh bất khả tri, công bất khả nghị,
Vô vi cư Thái cực chi tiền,
Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng”


Tức nguồn gốc của Ngài là khí Tiên thiên, sự minh triết và công đức của Ngài không ai có thể nghị luận rốt ráo nỗi. Khi trời đất chưa sanh thì Ngài thuộc về Vô vi, trước khi Thái cực xuất hiện. Khi Thái cực bắt đầu sanh hóa, thì Ngài là đấng cao siêu hơn tất cả các đấng Tiên Thánh khác.

Theo truyền thuyết của các Đạo gia từ xưa thì một kiếp giáng trần của Đức Thái Thượng Lão Quân là Đức Lão Tử. Đức Lão Tử sanh vào khoảng TK.6 trước CN, sáng tác nổi tiếng của Ngài là quyển Đạo Đức Kinh, là một pho Đạo học hàm xúc chủ thuyết Vô vi và hệ thống Vũ trụ
quan-Nhân sinh quan siêu việt.

Nhưng trong kho tàng các thiện thư Tam giáo được truyền tụng nhiều đời từ các nhà Đạo đức học Trung Quốc, và được các học giả Tây phương nghiên cứu thì quyển kinh “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” rất được tôn kính và truyền bá để mọi người tu tập, hành thiện. Ngày nay, ngay như trong Đạo Cao Đài, kinh Cảm ứng rất được quý trọng, sử dụng trong đời sống tu hành, như phái Chiếu Minh vẫn trì tụng hằng ngày, và được ứng dụng giảng dạy giáo lý Đại Đạo trong tất cả các Hội Thánh Cao Đài.

Một minh chứng cụ thể là thánh giáo Đức Diêu Trì Kim Mẫu đã từng xác minh tinh hoa của Đức Thái Thượng như sau:

“Các con ôi ! Hôm nay các con cử hành lễ kỷ niệm THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN, nhưng các con đã học được gì và thực hành được gì tinh hoa của THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN vào đời sống nhơn sanh và tâm linh của các con ? Không để các con do dự trả lời biện bạch, Mẹ nói mau cho các con biết: Một trong những tinh ba của THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN hay LÃO TỬ, đó là Luật Cảm Ứng. Chỉ có hai chữ cảm ứng này thôi, nhưng nó không phải giản dị như các con hằng tưởng, hằng định nghĩa và hằng giảng dạy cho huynh đệ tỷ muội các con thường nghe trong các buổi giảng. ” (CQPTGL, Rằm tháng 2 Đinh Tỵ ,1977)

II. LUẬT CẢM ỨNG: Vậy Luật cảm ứng là gì?

A- Luật Cảm ứng là nguồn gốc của luật nhân quả

Mở đầu Thái Thượng Cảm Ứng thiên hay Kinh Cảm ứng, Điều1 (Minh nghĩa) hai câu đầu tiên đã nói ngay đến Luật nhân quả:

“Thái Thượng viết:
Họa phúc vô môn duy nhân tự triệu,
Thiện ác chi báo như ảnh tùy hình.” (Điều 1)

[Thái Thượng nói:
Họa phúc không có lối(cửa) mà do người tự triệu.
Báo ứng thiện ác như bóng theo hình.]

Cảm Ứng Thiên từ khi xuất hiện đã được vua chúa, quan lại và sĩ phu hoan nghênh vì tác dụng giáo hóa của kinh đối với phong hóa xã hội. Không ít vua chúa đã góp sức truyền bá bộ kinh này. Vào đầu đời Nam Tống, triều đình xuất tiền cho khắc in. Vua Lý Tông 理宗nhà Tống (cai trị 1225-1260) chấp bút viết tám chữ lớn (đại tự): «Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành» 諸惡莫作眾善奉行 vào bìa một bản khắc in. (Lê Anh Minh,Tìm hiểu Cảm ứng Thiên, www.nhipcaugiaoly.com)

Tám chữ ấy lấy trong Điều 9. (Hồi quá) của Thái Thượng Cảm Ứng Thiên:

“ Kỳ hữu tằng hành ác sự, hậu tự cải hối, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, cửu cửu tất hoạch cát khánh, sở vị chuyển họa vi phúc dã.”

(Đã từng làm điều ác, sau tự hối cải,
mọi ác không làm, hành mọi điều thiện;
lâu lâu ắt có điều lành, gọi là chuyển họa thành phúc vậy.)

B- Luật cảm ứng giữa người với thần minh.

Ngoài luật “nhân quả báo ứng” mà Thái Thượng Cảm Ứng Thiên vận dụng để khuyến thiện hay cảm hóa, giác ngộ chúng sanh, luật Cảm ứng còn tác động trong mối tương quan giữa tâm thức con người với thần minh. Cảm ứng thiên viết:
"Phù tâm khởi ư thiện, thiện tuy vị vi. Nhi kiết thần dĩ tùy chi". Hoặc: “Tâm khởi ư ác, ác tuy vị vi. Nhi hung thần dĩ tùy chi".

Và trong đạo, Ơn Trên thường nhắc nhở những người tín hữu đang hành đạo:

“Hễ cảm thì ứng ngay. . .Hễ ý niệm chánh được tiếp lằn điển các Đấng nơi cõi cao thượng, còn trái lại vọng niệm ắt vương nhằm lằn điển của ma quái tà thần. Do đó, trong đạo giáo nào, trong từng lớp người nào cũng vấp phải những sự đáng tiếc, bởi người không tự làm chủ và phán xét vọng niệm của mình.”(Đức Đông Phương Chưởng Quản, Chơn Lý Đàn, Tuất thời 23 tháng Chạp Ất Tỵ (14/01/66)

C- Luật Cảm ứng không chỉ có tính cách thụ động, mà còn có tác động rất tích cực. Chúng ta hãy nghe Đức Mẹ dạy tiếp:
“Vậy để đánh dấu trung thực và xác đáng đầy đủ ý nghĩa của ngày lễ này, Mẹ dạy các con hiểu thêm về hai chữ cảm ứng, nói đúng hơn đó là Luật Cảm Ứng : cái vỏ ống quẹt đựng một số diêm quẹt, nếu con để yên một chỗ, dầu muôn đời cũng không làm sao lóe lên dúm lửa. [. . .] Ơn Trời đang trùng trùng bủa giăng trong đức háo sanh bao trùm vạn vật, nhưng nếu các con không dụng công tiếp nhận đúng mức thì cũng chẳng ích chi. Bộ máy nhơn thân của các con do ngũ hành âm dương tạo dựng, nếu các con biết sử dụng vận hành thì bộ máy đó sẽ tinh vi tạo tiên tác phật. Nếu các con không biết sử dụng nó, thì các con khó thoát khỏi luật vô thường thành trụ hoại không trong vòng sanh tử mãi mãi.”

Như thế Đức Mẹ đã gieo ý thức về Luật Cảm ứng tích cực.

Trong cõi thế gian, trước cảnh chiến tranh ly loạn gây ra bao thảm họa chết chóc, khổ đau triền miên của loài người, những ai động lòng bác ái, dám hy sinh cả danh lợi, ngày đêm ưu tư đem tài trí và thiện tâm mưu cầu an lạc cho dân cho nước, đem đạo lý giáo hóa người đời; rộng ra hơn là vận động hòa bình cho nhân loại, đương nhiên có sự đáp ứng của những tấm lòng nhân ái và những điều kiện thuận lợi dẫn đến thành công. Đó là kết quả của luật cảm ứng tích cực. Nên có câu: “Cái túi khôn muôn đời của bậc vĩ nhân là mưu sự cho đời, cho nhân loại chớ không mưu sự riêng tư cho mình.”

Trong cửa đạo, Thánh giáo có dạy:

“Đừng có những mong vọng Thiên đường cực lạc, bồng lai tiên cảnh, nơi chốn xa xôi miền không trung vô tận mà quên tạo lấy cảnh Thiên đường cực lạc cho kiếp con người tại thế gian này, [ . . .]
Có lưu ý, có mong vọng, có thiết tha, có thực hành tìm kiếm làn sóng điện (Thiên điển) là chắc chắn sẽ gặp và toại nguyện. Lòng có trống không, ý có thiết tha với các Đấng trọn lành, chắc chắn sẽ được cảm ứng hộ trì và tiết động được sự cứu rỗi.” ( Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Ngọc Minh Đài, Mùng 24 Tháng 3 Kỷ Dậu (10/5/1969 )

“. . . Nếu nhơn loại sống một đời sống vị tha vong kỷ, thì ở nơi Trời sẽ được mưa thuận gió hòa, quả hoa thạnh mậu, thảo mộc xinh tươi. Còn ở nơi người thì tình thương yêu đùm bọc, kẻ khôn dìu kẻ dại, người giàu bảo trợ người nghèo, kẻ no chia phần kẻ đói, người mạnh che chở người yếu thì thế gian nầy sẽ là cảnh thiên đường cực lạc, đâu còn cảnh tang tóc khốc hại như ngày nay.” (Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn, Ngọc Minh Đài, mùng 1 tháng Chạp Bính Ngọ (11-1-67)

III. TỪ LUẬT CẢM ỨNG ĐẾN THẾ THIÊN NHÂN HIỆP NHỨT TRONG TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Các nhà nghiên cứu, học giả Đông Tây đều cho rằng có sự dung hợp Tam giáo trong Cảm ứng thiên, ngoài những điều dạy về luật nhân quả báo ứng, còn đề cập đến nguyên tắc “tích thiện” tu tiên của Đạo gia, quan niệm “Trung, hiếu, hữu, đễ” của đạo Nho, ngũ giới cấm của Phật giáo.
Nhưng điều chúng ta quan tâm ở đây là “Bên cạnh luật nhân quả báo ứng là luật Thiên nhân tương cảm 天 人 相 感 (hay Thiên nhân tương dữ 天 人 相 與, Thiên nhân hợp nhất 天 人 合 一) mà Cảm Ứng Thiên muốn xiển dương.” như các nhà nghiên cứu bình luận. (Lê Anh Minh, Tìm hiểu Cảm ứng thiên)
Xin đọc điều thứ ba trong KINH THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG DIỄN NGHĨA do Đức Văn Xương Đế Quân giáng bút diễn nghĩa bằng thơ lục bát:

“Thứ ba điều luật thiện tâm,
Chứa nhiều âm chất, phước lâm khỏi tầm,
Nên hư do tại chữ tâm,
Làm người đạo đức tri âm kính nhường.
Ở đời cho vẹn nghĩa phương,
Đạo Trời ủng hộ, lộc thường đến thân.
Giữ tròn đạo đức nghĩa nhân,
Tà ma xa lánh, phước Thần giúp nên.
Lòng thành thấu đến Ơn trên,
Những điều làm phải ắt nên chẳng lầm.
Tu hành luyện đặng chữ tâm,
Có ngày trông cậy đặng tầm thần tiên. . .”

“Thiên nhân hiệp nhất” là hai chiều cảm ứng hỗ tương.Ví như ta cất tiếng hô to giữa không gian núi non trùng điệp, hô càng to, âm thanh vọng lại càng vang dội liên hồi. Nên thánh giáo Cao Đài viết:

“Chư hiền gia tăng nguyện lực cho đến tối đa thì sẽ có sự cảm ứng với Thiêng liêng" (Quảng Đức Chơn Tiên, CQPTGL, 12 th.10.Nhâm Tuất (26.12.1982)

[Thánh kinh cũng viết:
_"Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. (Luca 11:9)

_ "Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ". [Mathieu, 18:19-20] (Thuận nhân tâm ắc thuận Trời)]

[Trong Phật giáo, một danh hiệu của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm là: Tầm Thanh Cứu Khổ Nạn Đại-Từ Đại-Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ-Tát. ; cũng là sự cảm ứng tích cực giữa nguyện lực của chúng sanh với đại nguyện cứu khổ của Đức Phật.]

Hơn nữa, Kinh Đại Thừa Chơn Giáo trong Đai Đạo TKPĐ, Đức Chí Tôn có dạy: “. . .Trời với người cũng đồng một lý, một khí mà ra, thì không cảm ứng nhau sao được? Vậy nếu người biết trau giồi linh tánh cho thiệt sáng suốt anh minh thì tự nhiên giao tiếp với Trời, thiệt là chẳng khó. ” (Đại Thừa Chơn Giáo, Mục 4 – Tồn tâm Dưỡng Tánh)

Ấy là:
“Thượng Đế từ trên cõi mịt mù,
  Người đời thiện nguyện dốc lo tu,
Tạo cơ cảm ứng Thiên nhơn hiệp,
Để có thông công, có tạc thù!” ( Vạn Hạnh Thiền Sư), Minh Lý Thánh Hội, 22 tháng 7 Tân Hợi (11-9-71)

Vậy qua Thái Thượng Cảm Ứng Thiên và Thánh giáo Cao Đài, luật Thiên nhân tương cảm đã được chứng minh. Nhưng còn hơn thế nữa, khi Đức Chí Tôn khai Đại Đạo TKPĐ, luật này còn được vận dụng triệt để, tạo thành thế “Thiên nhân hiệp nhất” để hoằng khai Đại Đạo.

Chúng ta còn nhớ, trong thời kỳ phôi thai của nền Đạo, trước khi chánh thức khai mối đạo Trời, là Đạo do Đức Thượng Đế đích thân mở Cơ tận độ thời mạt kiếp, Ngài vẫn ứng dụng luật Cảm ứng Thiên nhân hiệp nhất bằng cách dạy chư Tiền bối làm lễ “Vọng thiên cầu đạo”:

Đêm 30-10-Ất Sửu (thứ ba 15-12-1925), Đức A Ă Â giáng dạy ba vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang: “ Ngày mồng 1 tháng 11 này, tam vị phải Vọng Thiên cầu Đạo. Tắm gội cho tinh khiết, ra quỳ giữa trời, cầm 9 cây nhang mà vái rằng: “ Ba tôi là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, vọng bái Cao Đài Thượng Đ ế ban ơn dũ (càng, hơn )phúc lành cho ba tôi cải tà qui chánh.”

Ta thấy lời nguyện nầy tương tự như khai triển 4 câu thánh giáo trên ra văn xuôi.

Có thể nói quá trình Lập đạo, Khai đạo, Hoằng đạo của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nhất nhất đều là những công cuộc “Thiên nhân hiệp nhất”.

1. Hiệp nhứt tại tâm :


Thật vậy, Thầy dạy :

“Tâm con là chỗ chí linh,
Là nơi hiệp nhất nhân sinh cùng Thầy”
(CQPTGL,15.10 Giáp Dần, 28.11.74)

Hay :
“Con có Thánh Tâm sẽ có Thầy,
Thầy là Cha cả của Đông Tây;
Tây Đông  dù biết hay không biết
Thì đức Háo sanh cũng thế này”
(CQPTGL,Rằm.1 Đinh Tỵ,4.3.77)

Thầy sở cậy nơi Thánh tâm của chúng ta mà vẫn hứa hằng ở bên mình để giúp sức. Trước khi “Khai Minh Đại Đạo” Thầy đã nhắc đến Thánh Tâm vào ngày 20.4 Bính Dần (31.5.1926) :
“Thánh Tâm dầu phải chịu khổ trần đi nữa, thì chất nó cũng vẫn còn. Các con khác hơn kẻ phàm là duy tại bấy nhiêu đó mà thôi. . . Con chỉ có tu mà đắc Đạo. Phải ngó đến hằng ức, thiên vạn kẻ nhơn sanh chưa đặng khỏi luân hồi, để lòng từ bi độ rỗi kẻo tội nghiệp”
(TNHT, xb 1973, tr.21)

“Thầy những mong ở một cõi  trong sạch nhứt nơi trần gian, Thầy chứng vào cõi đó, Thầy ngự vào đó để cứu rỗi con cái của Thầy trong kỳ mạt kiếp… Cái cõi tịnh khiết mà Thầy muốn ngự đó, các con có để cho Thầy đến với các con không ? Hẳn là có rồi trong mỗi đứa!” (CQPTGL, Rằm.1 Nhâm Tý, 29.2.72)

2. Biểu hiện sự siêu mầu nhứt của thế Thiên nhân hiệp nhứt là “Thiên Nhãn”

Thánh Tượng Thiên Nhãn là tượng thờ tối cao nhất của Đạo Cao Đài. Thiên Nhãn tượng trưng cho Chơn Thần của Thượng Đế. Thầy nói: “ Thần cư tại Nhãn”. Mà Thần của người lại do Trời phú bẩm. Vậy thờ Thiên Nhãn là thờ Thượng Đế Chí Tôn của vũ trụ mà cũng chính là thờ Thượng Đế nội tại trong mỗi con người nữa.

Mỗi giờ cúng kính, người tín hữu Cao Đài gom Thần nhìn ngay Thiên Nhãn để tạo điều kiện Thiên Nhơn hiệp nhứt. Con người là linh quang từ Trời ra đi, nay hướng về Thiên Nhãn để tìm đường trở lại cùng Trời.

3.- Thánh Đường: nơi biểu hiện của thế “Thiên nhân hiệp nhất” để thực hiện Tam Kỳ Phổ Độ

Thánh Đường là biểu hiện thu nhỏ của vũ trụ, trong đó Đức Thượng Đế ngự trị, vận dụng Đạo mầu thúc đẩy chúng sanh tiến hóa dần dần đến mức chí thiện chí mỹ để hiệp một cùng Ngài.

Cấu trúc “Tam đài” của Thánh Đường còn thể hiện thế “ Thiên nhơn hiệp nhứt” của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Mở Đạo kỳ này Đức Chí Tôn dùng quyền năng của Ngài và tất cả các Đấng Thiêng Liêng tức phần “Thiên” thuộc Bát Quái Đài, kết hợp với Hội Thánh tức Cửu Trùng Đài là phần “Nhơn” để phổ truyền giáo lý. Nhưng muốn phối hợp hai năng lực này phải có một cơ quan chuyển tiếp. Đó là Hiệp Thiên Đài có khả năng tiếp nhận quyền pháp từ Bát Quái Đài để truyền đạt đến Cửu Trùng Đài và xét trình thỉnh nguyện của Hội Thánh dâng lên Bát Quái Đài. Nhờ đó, cuộc vận hành cơ Đạo trở nên “Thiên nhơn hiệp nhứt” mà Thiên nhơn hiệp nhứt cũng chính là mục tiêu tu chứng của người tín đồ Cao Đài để độ mình và độ người.

Vậy Thánh Đường với cấu trúc Tam Đài cũng là một nét đậm của thế Thiên nhân hiệp nhất.

4.- Sự ban hành Pháp Chánh Truyền và lập Tân luật của nền Đại Đạo thể hiện thế Thiên nhân hiệp nhất.

Chúng ta đều biết, muốn tổ chức một nền tôn giáo phải có Đạo luật. Đối với Đạo Cao Đài, Đạo luật có hai bộ : Pháp Chánh Truyền và Tân luật, Pháp Chánh Truyền qui định việc tổ chức Hội Thánh do chính Đức Chí Tôn ban truyền ngay sau ngày Khai Minh Đại Đạo (15 Bính Dần - 1926). Tân luật bao gồm Đạo pháp – Thế luật và các qui định về Tịnh Thất, nói chung là các luật liên quan đến sinh hoạt của chư chức sắc và tín đồ trong nội bộ tôn giáo và ngoài xã hội. Tân luật do các vị tông đồ của Đức Chí Tôn soạn ra và dâng lên Ơn Trên một cách vô cùng tôn nghiêm để được Ơn Trên chuẩn y.

Thế là bộ luật Cao Đài được hoàn thành do sự phối hợp Thiên Ý và Thánh Tâm của chư vị Tiền Khai Đại Đạo. Nền tảng của Hội Thánh và sự sống đạo của tín đồ đã được “Thiên nhơn hiệp nhứt” lập thành vậy.

5. Sự đặt định Tòa Thánh, Thầy cũng dụng nguyên tắc Thiên nhân hiệp nhất
:
“Nơi nào Thầy ngự, thì nơi ấy là Thánh Địa… Còn Tòa Thánh thì muốn cho có nhơn lực hiệp cùng Thiên ý, ấy là hạnh của Thầy, các con nên xem gương mà bắt chước.
“Từ Thầy đến lập Đạo cho các con đến giờ, Thầy chưa hề một mình chuyên quyền bao giờ, các con lựa chọn nơi nào mà Hội Thánh vừa lòng thì đẹp lòng Thầy”.(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1973 – tr.98)

Trên đây là những nét đậm của Thế Thiên nhân hiệp nhất mà nền Đại Đạo đã in rõ ngay từ buổi sơ khai. Từ đó cơ Đạo đã phát triển không ngừng mà chúng ta có thể đúc kết thành bài học chung cho người Đại Đạo : Bài học Đắc Nhất

“Con ôi, Thầy đến lúc đầu canh,
Thông thấu thần quang cõi trọn lành;
Gió núi sóng cồn chưa ổn định,
Sương mai nắng hạ vẫn xoay quanh;
Càn khôn trẻ muốn chung cư thất,
Thiên địa con toan động tác thành;
Ngưỡng cửa viên dung là chữ nhất,
Không tìm sao thấy ở hình danh.” (Đức Chí Tôn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời Rằm tháng 3 Tân Hợi (10-4-71)

Đắc nhất, đắc đạo là kết quả của hai chiều tương ứng, tương cảm giữa Thiên và Nhân, giữa cõi trời và cõi người, hay nói theo vũ trụ quan Đại Đạo là giữa Đại vũ trụ và Tiểu vũ trụ. Bởi vì hai phạm trù nầy đều có chung Một Bản Thể như đại dương chứa đựng muôn loài từ các dòng nước suối nguồn sông rạch. Nói một cách rốt ráo, đó là thực tại “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể”
Thánh giáo trong Đạo Học Chỉ Nam đã nêu rõ sự dung thông, thể nhập của con người và vũ trụ rằng:

Con người với thể xác và tâm linh toàn vẹn cấu kết, đều bị sự chi phối của vũ trụ. Những biến chuyển trong tâm linh con người, cũng như mọi sinh hoạt, hành động của thể xác, đều làm di động đến vũ trụ.
“Ngược lại, đại thể vũ trụ vẫn thường xuyên huy tác trên mọi cá thể của con người. Đại thể vũ trụ luôn luôn đi liền bên con người đang sinh trên hoàn cảnh của vũ trụ
.”( Minh Lý Đạo, Tiết II:Vũ trụ và con người, Mục 2: Sự chi phối của vũ trụ vào con người)

IV. KẾT LUẬN

Thế cho nên, thánh ngôn nói tinh hoa của Đức Thái Thượng Lão Quân là Luật Cảm ứng, tức ám chỉ nó vừa bao hàm mục đích khuyến thiện trừ ác, hoàn thiện hóa con người (Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành) để tạo ra sự cảm ứng hộ trì của thần minh trong đời sống phúc đức tại thế gian, vừa là điều kiện hòa nhập vào bản thể vũ trụ, thực hành thiên đạo, lãnh mạng Trời cứu độ chúng sanh, tức là đạo xuất thế.

Đó là giáo thuyết căn bản để lập thành thế “Thiên nhân hiệp nhất” hành đạo đại thừa trong Luật cảm ứng là nguyên lý sinh động của cơ tiến hóa không ngừng của vũ trụ vạn vật.

“Di chúc ngàn năm để lại rồi,
Lạc Hồng Viêm Việt chúng dân ôi !
Thiên nhơn tác hợp càn khôn định,
Tôn chỉ Cao Đài chỉ thế thôi !
”  (Di Lạc Thiên Tôn, TL Thiền Điện, 3.9.71)


Thuyết trình tại Hội Trường CQPTGL
Ngày 15-02-Canh Dần
30-3-2010
Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Đạt đạo nhờ tâm chẳng vọng tâm,
Muôn đường ngàn nẻo cũng do tâm.
Hỡi ai giữ được tâm chuyên nhứt,
Sẽ dứt phàm tâm lộ thánh tâm.

Đức Bảo Pháp Chơn Quân, CQPTGL, 13-5 Tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây