Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Nói tóm lại trong buổi Long Hoa khai diễn trong những ngày cùng cuối của đời hiện tại là buổi ...
-
Đạo của Trời chỉ là Lý với Khí, hay Dương với Âm, hay Càn Khôn. Còn đạo ở người là ...
-
Hỡi các con ! Hẳn các con có nghe câu : "Thiên Địa tuần hoàn, châu vi phục thỉ". Tuy ...
-
Sen Trắng Hàng năm cứ mỗi độ Thu về, người tín hữu Cao Đài nhất là phái nữ rộn ràng chuẩn ...
-
BỐN BÀI THÁNH GIÁO ĐẦU TIÊN SẼ LẦN LƯỢT HỌC TRONG NĂM 2017 -ĐINH DẬU
-
Hôm nay, theo vận số của một năm là thời điểm Hạ nguơn. Thời điểm này được chọn làm ngày ...
-
GIỚI KHẨU KINH (Trích Minh Thiện Chơn Kinh-Ngọc Linh Thánh Tịnh "Phụng Lầu" ấn tống năm Kỷ Hợi 1959) * * * . ...
-
Tác Giả: Mortimer J.Adler Dịch Giả: Hải Nhi Số Trang: 332 trang Nhà xuất bản: Lao Động - Xã Hội
-
" Nền Đạo lập nên là nhờ có lòng đạo đức và tánh khiêm cung của mỗi môn đệ của ...
-
Thời kỳ mạt pháp là thời kỳ được bắt đầu từ sau khi đức Phật nhập niết bàn 1500 năm, ...
-
Bực Chơn Nhơn ngày xưa không ưa sống, không ghét chết, lúc ra không hăm hở, lúc vào không do ...
-
Sư là người sáng lập Trung quán tông (sa. mādhyamika), sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 09/12/2011
CHÂN DUNG CON NGƯỜI KỶ NGUYÊN MỚI
CHÂN DUNG CON NGƯỜI KỶ NGUYÊN MỚI
Trong quá trình lịch sử nhân loại song song với lich sử các tôn giáo, loài người đã đi dần đến sự tổng hợp những truyền thống đạo đức , những nền giáo lý lâu đời để áp dụng vào đời sống sao cho có nhân nghĩa, có hạnh phúc và tiến hóa.
Con người thấm nhuần đạo lý, thể hiện được những phẩm chất cao đẹp trong lối sống, lối làm việc trong niềm tin, niềm hy vọng hằng ngày và trọn đời đã hình thành một chân dung chung của con người thời đại mình.
Nay, nhân loại sẽ bước sang kỷ nguyên mới của thiên niên kỷ kế tiếp. Đây là một khúc quanh vô cùng quan trọng do những dự báo thay đổi lớn lao từ tinh thần đến vật chất trong đời sống loài người.
Từ đà phát triển, tiến bộ cực kỳ nhanh chóng trên mọi lãnh vực liên quan trực tiếp đến sự sống, cách sống, cách làm việc của con người trong những thập niên cuối thế kỷ này, thế giới có đủ cơ sở để chuẩn bị đón nhận những thế hệ con người mới trong kỷ nguyên mới.
Chân dung con người mới của kỷ nguyên mới chắc hẳn chưa phai mờ những nét đẹp di truyền bao thế hệ của tổ tiên, nhưng cũng sẽ bộc lộ một tâm hồn trẻ trung, đầy sức sống và nhạy cảm với thời đại.
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA KỸ NGUYÊN MỚI :
A. Các ưu thế :
1. Khoa học kỹ thuật cực kỳ tiến bộ. Đời sống vật chất ngày càng cao. Mọi tiện nghi, phương tiện gia tăng chất lượng bội phần.
2. Công nghiệp phát triển, lối sống công nghiệp chiếm ưu thế. Mọi ngành làm việc hiệu quả hơn, chính xác hơn, lợi nhuận tầm cở quốc gia, quốc tế phát triển mạnh.
3. Tri thức hiện đại được tôn vinh làm thống soái.
4. Thông tin bùng nỗ, văn hóa hội nhập, giao lưu nhanh chóng.
Tương quan giữa các quốc gia dân tộc ngày càng sâu sắc, rộng rãi và mạnh mẽ.
5. Tư tưởng Đông Tây hòa nhập; khuynh hướng phục hồi các giá trị đạo đức cổ truyền và đời sống tâm linh.
B. Các vấn nạn :
1. Các vấn đề nhân quyền.
2. Các vấn đề đạo đức xã hội nhân loại; những hậu quả do các nhân sinh quan truyền thống bị lu mờ :
- Stress.
- Bạo lực
- Trác táng
- Ma túy.
3. Khủng hoảng kinh tế; nghèo đói
4. Chiến tranh tôn giáo, chiến tranh sắc tộc.
4, Khủng hoảng ý thức hệ, khủng hoảng tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tâm linh.
C. Các mẫu người lệch lạc con đẻ của thời đại :
1. Người hiện đại hóa bề ngoài, thiếu sáng tạo, vô ý thức.
2. Người mất định hướng trong kiến thức do thông tin tràn ngập
3. Người máy móc, rô bô sống, khô khan tình cảm, mất nhân tính.
4. Người bụi đời, lang thang vô gia đình.
5. Người bị ẩn ức và dồn nén, hoảng loạn.
6. Người ảo tưởng,; người cực đoan; người có khuynh hướng bạo lực.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP
Từ các vấn nạn và hệ quả nêu trên, kỷ nguyên mới phải có giải pháp cho các đối tượng :
. Người mất phương hướng và máy mọc là loại người vong thân, vong bản.
. Người chỉ biết hưởng thụ, trụy lạc, người chọn lối sống hiện sinh , là loại người tự diệt.
. Người lý tưởng cực đoan, sẽ trở nên ảo tưởng, bi quan, hành động bạo lực hay rối loạn tâm thần.
A. Những biện pháp ngăn chặn :
1. Phong trào phục hưng truyền thống dân tộc, về nguồn - quay lại nếp sống gia đình.
2. Xây dựng nền giáo dục toàn diện, vừa thực dụng vừa có bản chất nhân văn, khai phóng, sáng tạo.
3. Xây dựng ý thức hệ quân bình tinh thần vật chất, quân bình tâm linh và nhân sinh.
B. Những đóng góp của các tôn giáo :
Các tôn giáo,vì mục tiêu cứu độ nhân sanh đương nhiên có trách nhiệm xây dựng lại con người chính danh, góp phần cùng các tổ chức nhà nước, các ngành chức năng quốc gia và quốc tế.
Trong những giải pháp nêu trên, điểm nào các tôn giáo cũng có khả năng tham gia. Nhưng trước hết các tôn giáo phải tự khẳng định sứ mạng phục hồi Nhân bản bằng các nguyên lý sau đây :
1. Con người là siêu sinh vật, là hạt nhân của vũ trụ.
- Nho giáo nói : "Nhân giả, kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỉ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí dã"
- Thiên địa chi đức : con người là kết quả sinh thành và bảo tồn của trời đất
-Âm dương chi giao: tương hòa tương hợp quân bình âm dương.
- Quỉ Thần chi hội : sự hội tụ của tình cảm-lý trí và tâm linh.
- Ngũ hành chi tú khí : kết tụ tinh hoa của vật chất.
2. Đời người là một giai đoạn tiến hóa, là một thời gian quí báu để tiến về viễn đích cao đẹp. Phải quí trọng và tận dụng đời người.
3. Sứ mạng làm người là hoàn thiện bản thân, hoàn thiện người khác và phụng sự xã hội.
4. Tôn giáo chân chính phải soi sáng nhân vị, bảo vệ nhân quyền, chỉ cho nhân loại mục tiêu tiến hóa tối thượng là Thượng Đế, là Niết Bàn chứ không mê hoặc con người làm kẻ nô lệ cho bất cứ một thần quyền nào.
III. VẬN DỤNG NHỮNG TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀO CUỘC ĐÀO TẠO NHÂN CÁCH CON NGƯỜI HIỆN ĐẠI :
1. Làm thế nào đạt được đức Nhân, đức Trí theo Nho giáo :
1.1. Thời đại này thường coi trọng Trí, bỏ quên Nhân. Nhân là giá trị chủ yếu, quyết định địa vị làm người. Vậy phải đào tạo con người có đức Nhân.
Ngày nay, muốn dạy người tu thực hành đức Nhân như Khổng Tử nói " Nhân giã Nhân dã" hay phát huy tính thiện như Mạnh Tử nói "Nhân chi sơ tính bổn thiện", không thể dạy dùng trực giác mà nhận thức được.
Phải có các Khoa Đạo Đức học, xã hội học, phân tích kỹ tâm lý con người, bản chất con người, bản năng con người, cuộc sống con người để người học hiểu rõ chính mình và hiểu rõ người khác mới có thể triển khai Đức Nhân.
1.2. Muốn đào tạo người Trí cũng thế.
Ngày nay tri thức con người có đủ điều kiện để mở mang trên mọi lãnh vực.
Ngay cả ngồi trong nhà, người ta cũng có thể tìm hiểu, học hỏi mọi ngành, mọi sự kiện và vô số thông tin cập nhựt trên toàn thế giới.
Nhưng vấn đề là cái TRÍ, cái BIẾT, rộng rãi ấy sẽ được dùng để làm gì. Nếu không thì những thứ trí thức đồ sộ kia cũng chỉ là một đống sách vỡ ngỗn ngang.
Xưa, Trang Tử nói : "Bất xuất hộ tri thiên hạ, bất khuy du kiến thiên địa" (Không ra khỏi nhà mà biết được xã hội; không nhìn qua khe cửa mà biết được trời đất)
Vậy cái biết của Thánh nhân là cái biết các nguyên lý chi phối con người và xã hội. Biết được các qui luật của trời đất. Đó là cái Biết căn cốt để vận dụng mọi cái biết khác sao cho ích nhơn lợi vật. Đó là biết Đạo.
Một nền giáo dục tiến bộ phải vừa có khả năng trang bị đầy đủ, kịp thời mọi kiến thức cần thiết cho con người, vừa đào tạo được con người có định hướng tiến bộ và đạo đức. Đó là nền giáo dục có tính nhân văn đậm đà, có bản sắc văn hóa phong phú.
Do vậy, ngoài tri thức phong phú đa dạng, con người kỷ nguyên mới cần có khả năng tư duy nhất quán cho cứu cánh Tiến hóa nhân bản.
2. Có thể nào vận dụng chủ thuyết Lão Trang để chuyển hóa bản năng của con người thời đại ?
Xưa nay các triết thuyết, giáo thuyết Đông Tây đều nhìn nhận trong mỗi người có hai tác năng chính chi phối đời sống vật chất lẫn tinh thần là :
- Bản năng (Dục)
- Lý trí (Lý)
Đó là hai đối lực luôn luôn giằng co trong con người.
- Bản năng thắng thì con người nhiều dục vọng dễ dẫn tới tội lỗi.
- Lý trí thắng thì con người tự chủ mọi sinh hoạt theo cung cách được xã hội chấp nhận để tiến bộ.
- Nhưng đối với đại đa số người đời, không thể nói một cách tuyệt đôi là "Thường vô dục" như Đạo đức Kinh để kềm chế bản năng hay "Tuyệt học vô ưu" để trở nên minh triết.
- Vậy có thể "thiểu tư quả dục" (ít riêng tây, giảm ham muốn) được chăng?
Chữ "thiểu", chữ "quả" ám chỉ giảm bớt, tự giới hạn, không quá đáng.
Thế thì phải chăng cái triết lý sống của con người thời đại là triết lý “ Đạo thường “ của người xưa để luôn giữ thế quân bình nơi bản thân và trong tương quan xã hội.
3. Mối quan hệ của con người thời đại với cộng đồng xã hội và cộng đồng nhân loại như thế nào ?
Ngày nay và hơn nữa trong kỷ nguyên mới, con người phải đứng vào cộng đồng, trở nên một thành tố trong tổng thể cộng đồng mới có thể phát triển được.
- Trong môi trường sản xuất, thị trường, kinh tế.
- Trong giao lưu văn hóa.
- Trong khoa học công nghệ.
- Trong ngôn ngữ
- Trong môi trường sống…
Rồi đây không còn ai, không còn quốc gia nào có thể vị kỷ riêng tây được nữa.
Vậy con người thời đại mới là người của các cộng đồng, người của muôn phương, hay "Đồng Nhân" theo ý nghĩa của Quẻ Dịch "Thiên Hỏa Đồng Nhân" vậy.
4. Đời sống tâm linh của con người kỷ nguyên mới như thế nào ?
Hai chữ Tâm linh quá trừu tượng, quá bao quát, thuộc về nội tâm con người lẫn cả thế giới vô hình.
Nhưng, nếu chúng ta đặt vấn đề thực tiễn hơn, thì sẽ thấy đời sống tâm linh có thể biểu hiện bằng nhiều mức độ một cách tự nhiên.
* Là Tình cảm thiêng liêng hướng về ông cha, tổ tiên, tổ quốc mà ai cũng có, bất luận là có tôn giáo hay không tôn giáo.
.
* Là quan năng minh triết : Quan năng này là kết quả của một quá trình rèn luyện có phương pháp và có cơ sở khoa học về sinh lý, tâm lý và đạo đức, được gọi là đạo học hay thiền học.
Có hay không mang mặc các hình thức tôn giáo thì quá trình ấy vẫn đem đến kết quả minh triết nếu ta vẫn chấp hành nghiêm túc các phương pháp.
*Tín ngưỡng và Đức tin : Con người kỷ nguyên mới, có lẽ sẽ không nên đặt vấn đề đúng sai đối với tín ngưỡng và đức tin….Điều quan trọng là phải nhớ rằng:
Những tôn giáo chân chính, những bậc Giáo Tổ và Thánh hiền xưa nay không hề dạy con người phủ nhận giá trị làm người và kiếp người. Các Ngài dạy giác ngộ cái Đạo tự thân để hành Đạo ấy, trở nên hoàn thiện.
Không có sự tiến hóa nào mà không có quá trình chuyển hóa gian khổ. Đó là qui luật của vũ trụ.
Ngược lại người không có tín ngưỡng không phải là người tội lỗi,. Hơn nữa họ vẫn có thể làm nên những sự nghiệp vẽ vang theo một lý tưởng trong sáng và cao thượng. Lý tưởng ấy chính là Đức tin của họ.
IV. NHỮNG NÉT LỚN CỦA CHÂN DUNG CON NGƯỜI KỶ NGUYÊN MỚI.
1. Đức Nhân Xã Hội Hóa :
Đức Nhân là giá trị nhân bản muôn thuở của con người từ nghìn xưa đến nghìn sau.
Đức Nhân con người kỷ nguyên mới không phải chỉ là lòng trắc ẩn, lòng thương hai, là cái gì mình không muốn thì không làm cho người khác.
Đức Nhân thời đại này là Đức Nhân Xã Hội Hóa, là thiện chí cải thiện con người, cải thiện xã hội để mỗi người đều có thể sống xứng đáng với cương vị làm người của mình.
(Ví dụ : - Ca sĩ Luciano Pavarotti trước đây được Phó Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khen là "người dùng giọng ca của mình làm sứ giả hòa bình".
- Gương nhân ái của Mẹ Theresa mất ở Ấn Độ năm 1997.
- Ví dụ chương trình xóa đói giảm nghèo của các tổ chức từ thiện phi chánh phủ trên thế giới )
Thế nên Thánh giáo có dạy :
Vào cõi đời bảo sanh nhân nghĩa,
Cùng mọi người gieo tỉa tình thương;
Biết rằng thế sự vô thường,
Phải dùng cái đạo hằng thường dưỡng nuôi.
(Đức Đông Phương Chưởng Quản 15.6.C.Thân),
2. Đức trí toàn diện và nhất quán với định hướng xây dựng tiến bộ:
Kỷ nguyên mới sẽ cung cấp cho con người vô số kiến thức. Nhưng kiến thức toàn diện không phải là tri thức đa tạp, hỗn độn mà nó phải xác định được các nguyên lý để ứng dụng sao cho con người phát huy được nhân văn, nhân tính, đạt được cuộc sống an lạc - tiến bộ.
(Ví dụ :một số nước như Singapore, Nhật xây dựng nền giáo dục tổng hợp tinh hoa Nho giáo với khoa học công nghệ hiện đại, đã đào tạo được những thế hệ công dân có năng lực xây dựng đất nước rất hiệu quả.
(Ví dụ nhà bác học Jaques Cousteau của Pháp)
(Một ví dụ ứng dụng tri thức phiến diện: Sự kiện đem kỹ thuật sinh sản vô tính áp dụng cho người là trái đạo lý.)
Nên Thiêng liêng từng nói :
Nào Kim Cổ Đông Tây đủ mặt,
Dù dở hay chưa chắc ai toàn;
Chi bằng hợp trí mưu toan,
Họa may thấy được vinh quang thanh bình.
(Đạo Học Chỉ Nam )
3. Nhân cách Bình Hòa, không cực đoan, không suy thoái.
Khoa học đã chứng minh qui luật quân bình hay cân bằng là điều kiện tồn tại và ổn định của vạn vật vũ trụ. Như Sách Trung Dung có viết :
" Trung dã giả, thiên địa chi đại bản dã, Hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã".
Bởi vậy kỷ nguyên mới không chấp nhận những con người cực đoan bất cứ trong trạng thái sinh hoạt nào.
- Người quá theo lý trí sẽ trở nên khắc nghiệt.
- Người quá thiên tình cảm sẽ trở nên mềm yếu.
- Người tự tôn bản sắc sẽ trở nên kỳ thị, thù nghịch.
- Người lý tưởng cực đoan sẽ trở nên phát xít.
- Người tín ngưỡng cực đoan sẽ trở nên cuồng tín.
Một thảm trạng điển hình là cuộc hôn nhân giữa đôi trai gái của hai sắc tộc khác nhau tại Pakistan (Kanwar Ahsam và Riffat Afridi) đã bị kết án và thậm chí chú rễ đã bị mưu sát bằng 3 phát súng !)
Còn biết bao thảm cảnh do tính cách cực đoan của con người trong gia đình, trong xã hội và trên thế giới. Nên có Thánh giáo :
Tâm mất hẳn quân bình lẽ sống,
Còn biết đâu nòi giống thân yêu;
Quốc phong luân lý đỗ xiêu,
Đạo người như đã biến tiêu bao giờ !
(Đạo Học Chỉ Nam)
4. Tính đại đồng hợp tác đa phương:
Ngày nay "đại đồng" không còn là một chủ thuyết hay giáo thuyết mang tính chất đạo đức truyền thống, tính nhân đạo đơn thuần mà nó đã trở nên qui luật tồn tại và phát triển.
Đại đồng không chỉ là vị tha, là tình thương vô phân biệt mà còn là phương cách cộng tồn trong xã hội và trên thế giới.
Con người kỷ nguyên mới nếu không có tinh thần hợp tác là tự mình cô lập, sẽ tụt hậu và mất khả năng phát triển.
Ví dụ trong y thuật, thầy thuốc luôn luôn phải hợp tác với nhiều bộ phận: sinh học, hóa học, dược học, phân tâm học mới chữa khỏi được bệnh của một bệnh nhân nhứt định nào đó.
Như thế, nếu không hợp tác với cộng đồng thì không tránh khỏi thất bại…
Đời là nơi rồng mây tiến hóa,
Người vào đời chọn ngả chánh trung;
Thế gian góp mặt thư hùng,
Điểm tô non nước, vẫy vùng rồng mây.
(Đức Giáo Tông Vô Vi,14.2. C.Thân)
5.Tôn trọng và phát huy nhân bản :
Nhân bản là tình cảm thiêng liêng gắn bó giữa con người với những gì, những ai trong chiều dài lịch sử, un đúc nên con người mình, tạo thành một chủ thể "Người" với đầy đủ các bản sắc nhân văn của gia đình, dân tộc và nhân loại.
Nhân bản cũng là khả năng góp phần sáng tạo xây dựng những sự nghiệp có giá trị, chân thiện mỹ cho dân tộc, cho nhân loại.
Con người thiếu tình cảm thiêng liêng nói trên thì trở nên lạc lỏng, máy móc, như đứa con hoang của xã hội.
Con người không phát huy được Nhân bản, không dựa vào Nhân bản dễ đi đến phản kháng lại xã hội, thù nghịch nhân loại, trở nên kẻ nỗi loạn, kẻ ngược đãi người khác, kẻ diệt chủng…
Người nên người là chủ lấy thân;
Người xứng người đứng trong hoàn vũ,
Người là muôm mặt cân phân,
Lý tình gồm đủ, hình thần câu diêu.
(Đạo Học Chỉ Nam)
1. Điều bi thảm nhất cho nhân loại là (nếu như không bị tiêu diệt do thế chiến thứ ba) Nhân loại sẽ bị "đội ngũ hóa" nghĩa là đời sống nhân loại sẽ bị công thức hóa , không còn tự do, không còn khả năng sáng tạo nữa ...
Một đời sống như thế sẽ trở nên cứng nhắc, chai lì, cố định, không còn sinh khí.
2. Niềm hy vọng của nhân loại ở tương lai là biết từ bỏ hay giảm bớt dục vọng để phục vụ cho cái thiện.
Triết gia B. Russel để lại một thông điệp cho nhân loại rằng :
"Nhờ tri thức của quí vị, quí vị có những khả năng mà trước kia nhân loại không có. Quí vị có thể dùng những khả năng đó cho cái thiện cũng như cái ác.
"Quí vị sẽ dùng nó cho cái thiện, nếu quí vị nhận định được tính huynh đệ của mọi người, nếu quí vị hiểu được rằng hết thảy chúng ta có thể sung sướng chung với nhau hoặc khổ sở chung với nhau…"
Và Ông B.Russel cho rằng một nền giáo dục thông minh sẽ giúp cho con người nhận định được điều đó.
Hai ý kiến trên của B.Russell khiến cho chúng ta thấy chân dung của con người kỷ nguyên mới theo ước mơ của ông là con người văn minh, hồn nhiên và hướng thiện.
Có điều ông là một người rất bài xích tôn giáo mà lại hy vọng có một nền giáo dục lý tưởng để đem lại cho nhân loại cuộc sống hồn nhiên và đầy thiện tính đó.
Vậy các tôn giáo nhân bản hãy đáp lời ông rằng chính tôn giáo sẽ góp phần rất lớn cho nền giáo dục đó, nếu không nói rằng chính sứ mạng tôn giáo sẽ làm nảy nở cái mầm sống trong tâm hồn nhân loại mà Đức Diêu Trì Kim Mẫu gọi là :
Là mầm sống, là nguyên thần,
Là Trời, là Đạo, là Nhân của người.
Và Đức Thái Thượng Đạo Tổ gọi là : Căn, là Mạng.
Phù vật vân vân, các qui kỳ căn,
Qui căn viết tịnh, tịnh viết phục mạng,
Phục mạng viết thường.
(Đạo Đức Kinh - Chương 16)
Tạm dịch :
Dẫy đầy muôn vật khắp nơi,
Vần xoay mỗi mỗi về nơi gốc lành.
Gốc lành là chỗ tịnh yên,
Yên rồi mới được, mới nên mạng trời.
Mạng trời bền vững muôn đời!
( Bài TMGL vào ngày Rằm tháng hai năm Mậu Dần 1980)