Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
ĐH Quốc gia TPHCM vừa thành lập Trung tâm Xuất sắc John von Neumann (JVN). Đây là trung tâm xuất ...
-
Luật tôn giáo nhằm nâng cao con người lên khỏi thân phận phàm phu tục tử, để trở nên thần ...
-
Đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy tại Thiên Lý Đàn vào lúc Tý thời 29 rạng mùng 1 tháng 01 ...
-
Con Người Đại Đạo phải là một Nguyên nhân; đó là người đạt đến Thượng trí tức cái Chơn tri ...
-
Nhìn lại lịch sử nhân loại song song với lịch sử các tôn giáo, ta thấy chỉ trong thời Tam ...
-
Có câu : "Vi nhơn nan đắc" , không phải dể được làm người. Thế nên kiếp người là quí. ...
-
Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh: 01. Chớ vội ...
-
Từ ngàn năm trước chúng sanh đã biết đến uy danh của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát qua những ...
-
Đạo giáo /
Đạo giáo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_gia Đạo Giáo Tam Thánh (ảnh)
-
ĐẠO NGUYÊN CHÁNH NGHĨA Chương thứ II.- Chân Lý, Huyền DiệuHuyền Đô Đại Pháp Sư. Ta chào chư hiền lưỡng ban. ...
-
Cầm thú phải phục tùng bản năng, chúng không có chọn lựa nào khác. Còn con người? Con người phải ...
-
TRÍCH LỤC THÁNH GIÁO Đức Chí Tôn dạy về KHAI MINH ĐẠI ĐẠO tại Cơ Quan PTGLĐĐ vào ngày 15.10.Quí Sửu
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 19/06/2010
NHO TÔNG VÀ SỨ MẠNG ĐẠI ĐẠO
Đức Chí Tôn khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất” và mục đích “Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát.”
Trong tôn chỉ Đại Đạo, Tam giáo có Nho giáo là đạo trị thế, ứng với thế đạo đại đồng trong mục đích Đại Đạo.
Như thế, Nho tông có vai trò rất quan trọng trong sứ mạng Đai ĐạoTam Kỳ Phổ Độ. Điều đó còn được ghi nhận qua sự tôn xưng Đức Khổng Thánh Tiên Sư là “Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn” và đường lối “Nho tông chuyển thế” trong Tam Kỳ Phổ Độ (TKPĐ).
Vậy, để nhận định đúng mức công năng “chuyển thế” của Nho tông, chúng ta có thể lần lượt tìm hiểu tông chỉ của đạo Nho qua các kinh điển của thánh nhân.
Nhằm qui chiếu tông chỉ ấy vào sứ mạng Đại Đạo, ta sẽ khảo sát theo ba góc độ:
_Tu thân
_Thế đạo
_Thiên đạo
A. Về tu thân: Trong Bát điều mục của sách Đại học đã nêu lên qui trình: “Cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân. . .”. Cách vật trí tri: phải học, phải tìm hiểu mọi sự việc để thấy xa hiểu rộng. Thành ý chánh tâm thuộc về nhân cách chân thành trong đối nhân xử thế. Tu thân là quá trình rèn luyện. Quá trình tu thân này được Mạnh Tử diễn giải thêm: "Tận kỳ Tâm giả, tri kỳ Tánh giả, Tri kỳ Tánh giả tắc tri Thiên lý, tồn kỳ Tâm, dưỡng kỳ Tánh, sở dĩ sự Thiên dã". (Mạnh Tử) (Phát triển hết cái tâm của mình, tức biết cái bản tính của mình; biết được bản tính của mình thì biết được Trời; giữ được tâm, dưỡng được tánh, thì có thể giúp được Trời vậy)
♦ Khổng Nho vận dụng giáo thuyết tu thân này vào đời sống thực tiễn bằng hai bí quyết:
_ “Nhân Trí Dũng”: xây dựng con người hoàn thiện.
_ “Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín”: phương châm đối nhân xử thế của người quân tử. Xây dựng con người xã hội hoàn hảo.
Tử viết: tri giả bất hoặc, nhân giả bất ưu, dũng giả bất cụ. (Luận ngữ- Ch.9-Tử Hản ).[Người trí thì không còn nghi ngờ; người nhân thì không còn ưu tư; người dũng thì không còn sợ hãi. ]
Bình luận về đức Nhân, học giả Nguyễn Hiến Lê viết: “Nhân vừa là tu thân vừa là ái nhân, vừa là xử kỉ vừa là tiếp vật. Nó là trung tâm của đạo đức theo Khổng Tử, từ đó mà phát ra các đức khác, và các đức khác tụ cả về nó. Cho nên Phùng Hữu Lan gọi nó là "toàn đức"; Lâm Ngữ Đường gọi là nó là "sagesse idéale" (sự minh triết lí tưởng).”
Thánh giáo Cao Đài dạy về Nhân Trí Dũng như sau:
"Nhân là thương khắp muôn loài vạn chủng,
Không biệt phân nòi giống lạ hay quen,
Cũng không chia cao thấp sang hèn,
Thương kẻ ghét mình mà lo tế độ.
Trí là biết tri hành mà thoát khổ,
Biết lòng người và biết chỗ thị phi,
Biết những gì phải, trái bỏ đi,
Biết tiến thoái, biết tùy doi nương vịnh.
Dũng là dám chế kềm vọng tính,
Dám đoạn trừ bất chính nơi tâm,
Dám hy sinh vì Đạo nghiệp mà làm,
Dám chuyển hóa lòng tham sân si dục." Đức Diêu Trì Kim Mẫu,Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời 13 tháng 8 Kỷ Mùi (3-10-1979)
♦ Trong Tam kỳ phổ độ, chủ thuyết tu thân của Nho tông được vận dụng bằng Tam công: Công trình-Công quả-Công phu. Và hệ quả rốt ráo để có khả năng “chuyển thế” là trở nên con người Đại Đạo đạt được bản chất “thuần chơn vô ngã”.
B. Về Thế đạo: Lấy tông chỉ “Tân dân” làm đầu, và tiến trình là “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Phương châm thực tiễn ở đây là đạo “Trung thứ”. “Trung thứ, tức là đạo đối với người, nhưng đồng thời cũng là đạo đối với mình nữa (kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân- Luận ngữ- Chương 8- mục 28); mình phải muốn lập thân, thành công thì mới có thể giúp người lập thân, thành công được.”
● Khổng Nho vận dụng chủ thuyết Thế đạo này bằng đường lối Đức trị của các nhà chấp chính. Đức trị tức là nhân trị: trị dân bằng đức nhân, mà cũng gọi là nhân trị: trọng tư cách, tài đức của người trị dân hơn pháp điển, chế độ. Trong Đức trị, chính sách giáo dục cho nhân dân rất được chú trọng.
● Trong Tam kỳ Phổ độ, Thế đạo là mục đích “Thế đạo đại đồng” và đường lối “Tâm vật bình hành”.
● Để chuyển Thế đạo ra thực tiễn, các Hội thánh nhắm mục tiêu Bảo sanh-Nhân nghĩa-Đại đồng và tạo thế Nhân hòa bằng các tổ chức vị nhân sanh như Hội thánh Phước thiện, Cơ quan Phước thiện; hoạt động Phổ tế quần sanh. . .
C. Về Thiên đạo: Tông chỉ đạo Nho là “Minh minh đức” trong sách Đại Học và “Trung dung” trong sách Trung Dung.
Đại Học viết: “Đại Học chi đạo: tại minh minh-đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện.” (Đại Học- Tiết 1). (Đạo của Đại Học là làm sáng thêm cái đức sáng, đổi mới người dân, và dừng ở chí thiện).
Đức Quan Thánh Đế Quân dạy về “minh đức” như sau:
“Hỡi chư hiền đệ hiền muội! Trước khi nhìn rõ hơn về Minh Đức, cũng nên có một cái nhìn sơ qua về Đại Đạo, hơn nữa, con người Đại Đạo. Đã biết Đạo là cái gì bất khả ngôn khả thuyết, nhưng nó hiện hữu mọi nơi, mọi thời mà mang cho quần sinh một sức sống miên trường không hư mất từ đời này sang đời nọ, từ nơi này sang nơi khác, để thị hiện cái đức sinh tồn của Tạo Hóa bằng tình thương Thượng Đế, bằng sự hỗ tương lẫn nhau trong cơ sinh tồn dưỡng dục và tiến hóa.[ . . .]
Như vậy tính chất Đạo ấy được phổ vào con người giác ngộ hay con người đã chịu nhận mình là tín đồ trong cái Đạo lớn ấy, và người tu theo Đại Đạo không phải chỉ mang mặc một hình thức, một danh từ cao siêu vô hồn ấy thôi. Còn phải nhờ những cố gắng tu tập hành đạo để cái Minh Đức hay cái đức sáng trong con người được luôn luôn sáng suốt để soi đường dẫn lối cho mình, cho thiên hạ.”
Tông chỉ “Minh minh đức” là điều kiện tất yếu để hoàn hảo hóa bản thân và phụng sự nhân sanh. Nhưng người chính nhân quân tử phải nhận thức được nguồn gốc, giá trị hay bản thể, bản vị của cái Minh đức đó. Thế nên thánh nhân lại dùng sách Trung Dung để chỉ rõ nguồn gốc ấy.
“Trung 中là giữa, là tâm điểm (centre); Dung 庸 là thường (permanent, éternel), là bất biến (immuable, invariable).
Mục đích Trung Dung là muốn tìm cho ra tâm điểm vũ trụ, tâm điểm cuộc đời, băng qua mọi biến thiên, để trở về tâm điểm bất biến hằng cửu ấy.”
“Ta có thể phác họa đại ý Trung Dung như sau: Bản tính con người là thiên lý, thiên tính, thiên mệnh, thiên đạo.
Khuôn mẫu hoàn thiện ấy, đạo Trời ấy chẳng hề rời bỏ con người một phút giây.
Đạo người là noi theo tính bản nhiên ấy.
Bản tính con người khi chưa phát hiện là Trung, là Thái cực tinh toàn, bất thiên, bất ỷ. Khi phát xuất ra nếu theo đúng lớp lang, tiết tấu sẽ đạt tới mức thái hòa, mức hoàn thiện. Cho nên, Trung hòa là gốc ngọn, đầu đuôi của lịch sử nhân loại” (Hỷ nộ ai lạc chi vị phát, vị chi Trung. Phát nhi giai trúng tiết, vị chi Hòa. Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản dã. Hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã. Trí trung hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên. (Trung Dung, Chương 1)
● Nho gia vận dụng hai cương lĩnh “Tân dân” và “Chí thiện” tiếp theo cương lĩnh “Minh minh đức” để hoát khai cái đức sáng tự thân ra toàn xã hội, làm đổi mới con người, cải tiến xã hội cho đến khi đạt đến đạo đức hoàn mỹ mới thôi.
● Tam kỳ phổ độ vận dụng nguyên lý “Thiên nhân hiệp nhất” và “Trung đạo” để thực hiện sứ mạng “Tận độ kỳ ba” hay sứ mạng đại thừa. Đó là Thiên đạo trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
● Thiên đạo đại thừa là đường lối tự độ-độ tha toàn diện (nhân sinh lẫn tâm linh) và toàn thể (toàn nhân loại, không phân biệt).
Bản đối chiếu dưới đây cho thấy sự vận dụng Nho tông trong sứ mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nhất là trong phần Thế đạo:
KINH ĐIỂN NHO TÔNG | VẬN DỤNG KHỔNG NHO | TAM KỲ PHỔ ĐỘ | ỨNG DỤNG CHUYỂN THẾ |
ỨNG DỤNG CHUYỂN THẾ |
|
THIÊN ĐẠO | Đai Học=Minh minh đức Trung Dung =Trung dung |
Chí thiện | >Thiên nhân hiệp nhất | >Trung đạo | >Sứ mạng đại thừa |
THẾ ĐẠO | Đại Học=Tân dân Tề gia –Trị quốc Bình thiên hạ. Luận Ngữ=Trung thứ |
Đức trị (Nhân trị)(6) Giáo dân |
>Nhân bản > Tâm Vật bình hành (Nhân sinh +Tâm linh) |
>Cq.Phước Thiện >Cq.Phổ Tế >Phổ tế quần sanh trong cõi tạm |
>Bảo sanh Nhân nghĩa Đại đồng >Tạo thế Nhân hòa |
TU THÂN | Đại Học=Cách vật – Trí tri-Thành ý-Chánh tâm –Tu thân Mạnh Tử=Tồn tâm, dưỡng tánh(1) |
Nhân-Trí Dũng(5) Ngũ đức |
Công trình Công quả Công phu |
Thuần chơn vô ngã | > Tu sĩ > Giáo sĩ > Con người Đại Đạo |
Và đặc biệt, chính hiệu lực của Thiên đạo đại thừa trong Tam kỳ Phổ độ (Thiên nhân hiệp nhất, Trung đạo, sứ mạng đại thừa) tác động lên Thế đạo, làm cho sự thực hành Thế đạo đạt được thế nhân hòa, đại đồng nhân loại, tức công cuộc chuyển thế thành công.
Nhưng chúng ta có thể khái quát hóa bản đối chiếu trên đây thành ra bản cương lĩnh sứ mạng “Nho tông chuyển thế”:
CƯƠNG LĨNH SỨ MẠNG NHO TÔNG CHUYỂN THẾ
Cương lĩnh tôn giáo | Diễn giải ra xã hội | ||
I | Minh minh đức Chí thiện |
Phục hồi nhân bản (xây dựng con người chính danh) | Phát triển văn hóa- Phát huy giá trị nhân văn trong mọi lĩnh vực – Đào tạo, giáo dục toàn diện |
II | Tân dân Trung thứ |
Tạo thế nhân hòa (nhân bản-an lạc-tiến bộ) Xã hội đại đồng |
- Xây dựng xã hội đạo đức văn minh - Hợp tác, tương trợ giữa các cộng đồng và các dân tộc |
III | Trung dung (Trung đạo) | Tâm vật bình hành (Cải thiện nhân sinh – Tiến hóa tâm linh) | Quân bình đời sống vật chất – đời sống tinh thần & sinh họat tâm linh |
Ông Lý Quang Diệu và chính sách nhân sự
Ông Lý nói rằng chính kiến thức đem lại cho bạn cuộc sống tốt đẹp: “Bạn phải xác định rõ ràng rằng kiến thức, học tập và ứng dụng kiến thức vào công việc là cái đem lại cho bạn một cuộc sống tốt. Ngược lại, những ai nghĩ rằng có thể trông cậy vào các mối quan hệ thân sơ, sự luồn lách, gian dối, người đó sẽ gặp trắc trở, bởi đã xem nhẹ việc trau dồi tri thức.”
Nhà lãnh đạo
Khi được hỏi đâu là nguyên nhân dẫn đến sự thành công (ít nhất về mặt kinh tế) của Singapore, ông Ong Keng Yong, cựu tổng thư ký ASEAN, hiện là đại sứ lưu động của Singapore và giám đốc viện nghiên cứu về chính sách (Institut of Policy Studies), trả lời rằng: “Singapore thành công vì lãnh đạo có một tầm nhìn xa.”
Hơn nữa, theo ông Ong Keng Yong, để thuyết phục mọi người theo đuổi tư tưởng của mình, ông Lý có đủ phẩm chất, uy tín và tư cách cá nhân. “Anh sẽ không thuyết phục được người khác nếu anh không gương mẫu, nếu anh không dám hy sinh, nếu anh không làm những gì anh nói.”
“Ông Lý Quang Diệu là một người luôn sống gương mẫu. Ông có một cuộc sống đơn giản, bình dị, không xa hoa. Theo tôi lãnh đạo tài giỏi và đạo đức rất quan trọng.”
Văn hóa giáo dục, góc nhìn từ Khổng giáo
Phạm Quỳnh đã từng viết: “Người Nhật Bản họ hơn mình vì họ không mắc cái vạ khoa cử. Họ bắt chước cái gì của Tàu thì bắt chước, chứ đến cái lối khoa cử thì họ không chơi… Quản trị Nhật xem con người là yếu tố hàng đầu nhưng là con người trong mối tương quan với tập thể, và họ cần lòng trung thành của nhân viên. Chính vì vậy nên họ huy động nhân viên tăng ca, thêm giờ ít khi gặp rắc rối. Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Singapore đồng thời là Chủ tịch danh dự Hiệp hội Khổng giáo quốc tế, cũng khẳng định: “Vấn đề là cần có một xã hội trật tự để mọi người có thể hưởng thụ tự do của mình.”
Rõ ràng, có những giá trị của Khổng giáo cần minh định. Về chính trị, Khổng Tử từng nói: “Nhân đạo chính vi đại” (Đạo người thì chính trị là lớn). Nói như Trần Trọng Kim thì “Đạo của Khổng Tử cốt lấy đạo nhân làm gốc, lễ nhạc làm căn bản cho sự giáo hóa… Ngài chủ trương ba điều chính là: chính danh tự, định danh phận, tôn quân quyền (Trần Trọng Kim, Nho giáo - Hình nhi hạ học). Hoặc, “Đạo của Khổng Tử là đạo tùy thời, theo thiên lý mà lưu hành, tất phải biến đổi luôn để ngày càng mới” (sách đã dẫn). Đặc biệt là về sự học, Khổng Tử dạy người ta phải giữ cái tâm cho trung chính và việc làm cho thành thực. Để sự biết và việc làm hợp làm một, trong ngoài không có hai. Ngài từng nói rằng, cần để chí vào cái đạo, giữ lấy cái đức, tựa vào cái nhân, ưu du ở nghệ thuật (Luận ngữ, Thuận nhi VII). Nghĩa là không chỉ học đạo đức mà cần phải tinh thông lục nghệ để sinh hoạt ở đời nữa... Đấy cũng là điều mà những nhà hoạch định chính sách văn hóa giáo dục ở Việt Nam nên lưu tâm.
Nguyên Cẩn (http://baoquangnam.com.vn/van-hoa-van-nghe/van-hoa/19280-van-hoa-giao-duc-goc-nhin-tu-khong-giao.htm )
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc là "tín đồ" Khổng giáo
Ông Ban tiết lộ, ông thường mang theo mình những mẩu giấy nhỏ, ghi lại các tên tuổi học giả, triết gia nổi tiếng Trung Quốc, mỗi người đều gắn với những thời đại khác nhau. Đưa ra một mảnh giấy, ông Ban giải thích ông suy nghĩ thế nào về ý nghĩa từng giai đoạn trong đời sống con người. Nở nụ cười khoan hòa, ông nói, tuổi 64 của ông là giai đoạn “Nhĩ thuận” (Lục thập nhi nhĩ thuận). “Nghĩa là bạn nên sẵn sàng nghe mọi quan điểm, mọi ý tưởng, nhưng bạn nên có quyết định của riêng mình”, ông nói. “Đó là điều tôi thực sự cố gắng thực hiện”. Rồi ông lại viết trên tờ giấy trắng dòng chữ răn dạy làm người: “Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ.” Ông cho rằng: “Đầu tiên, bạn nên đem lại sự yên ấm và ổn định cho gia đình mình, sau đó, bạn mới có thể lãnh đạo được đất nước và thế giới”, ông Ban nói thậm chí, ông đang cố gắng đưa quan điểm này đến với các nhân viên trong Liên Hiệp Quốc. “Chúng ta hãy mang tới sự yên bình và hòa hợp trong mỗi người, không phân chia khác biệt”, ông kể. “Đó là điều tôi nói với nhân viên của tôi vào mỗi buổi sáng, nhưng kèm theo lời giải thích, đây là những gì đức Khổng Tử đã dạy.” Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc mô tả bản thân ông là một người “chiết trung” theo học thuyết Khổng giáo. “Tôi không cực đoan, không thiên về phải hay trái, tôi luôn đứng ở giữa. Đó là triết lý sống của tôi.”, ông khẳng định.◙