Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Trong giới luật tịnh trường, điều cấm đầu tiên là cấm hút thuốc và ăn trầu. Trong thiền đường, miệng ...
-
Tác Giả: Mortimer J.Adler Dịch Giả: Hải Nhi Số Trang: 332 trang Nhà xuất bản: Lao Động - Xã Hội
-
Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh hết sức rực rỡ. Đáng lẽ từ khi loài người ...
-
ĐÔI ĐIỀU TÂM ĐẮC KHI HỌC LỜI ĐỨC KHỔNG THÁNH VÀ CÁC ĐẤNG TIÊN NHO DẠY Bài nói chuyện tại Hội trường ...
-
Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...
-
Bài đã được xuất bản.: 21/08/2010 06:00 GMT+7 Mùa Vu Lan lại về! Cái lạnh buốt giá của mùa đông như ...
-
Samedi 18 Septembre 1926 13 tháng 8 năm Bính Dần Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương Các con, ...
-
Trong văn học Trung Quốc từ xưa đã xuất hiện hai nhân vật kỳ bí, hai triết gia đặc biệt: ...
-
Tại Việt Nam, bản kinh này xuất hiện trong một đàn cơ ở Thiên Thơ Đài (Phước Hải, tỉnh Bà ...
-
Đêm ấy trăng sáng, vừa mãn canh ba, bỗng nghe trên không có tiếng kêu lớn: Trả đầu cho ta. ...
-
ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN, Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội. Bần Đạo đắc lịnh Tam Giáo Tòa đến khai ...
-
Trước khi đi vào vấn đề, cũng cần phân tích kỹ ý nghĩa hai chữ "hội nhập". Từ ngữ này ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 16/01/2016
ĐI TÌM TÔN GIÁO TOÀN CẦU HAY THỰC THỂ ĐẠO CỨU THẾ
ĐI TÌM TÔN GIÁO TOÀN CẦU HAY THỰC THỂ ĐẠO CỨU THẾ
Từ thuở hoang sơ của địa cầu, loài người đã trải qua nhiều nỗi hãi hùng do biến động của thiên nhiên đất trời, nên nảy sinh tín ngưỡng mộc mạc, tôn thờ những sức mạnh vô hình. Dần dần theo đà phát triển của sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng đa thần xuất hiện. Từ dó, nhiều hình thức, nhiều nghi tiết bày tỏ đức tin đã hình thành đa tạp tùy theo tâm thức hướng về thần linh của mỗi bộ lạc, mỗi sắc tộc. Kỳ thị, mâu thuẩn, chiến tranh cũng phát sinh từ đó.
Rồi theo đà tiến hóa, văn minh, tín ngưỡng tâm linh cũng phát triển, định hình, tổ chức thành tôn giáo; tôn giáo của mỗi dân tộc có xuất xứ riêng, có giáo chủ và nền giáo lý đặc thù. Lịch sử càng lâu dài, tính đặc thù càng sâu sắc, dị biệt càng nặng nề gây ra đố kỵ, phản bác lẫn nhau, dẫn đến, chiến tranh hay khủng bố. . .tạo nên bộ mặt đen tối của tôn giáo thế giới.
Từ đó, các vị Giáo chủ đề ra chủ thuyết “Huynh Đệ Đại Đồng”, và đi tìm đường lối xây dựng một Tôn giáo toàn cầu hay Phổ quát ngõ hầu cứu độ nhân loại.
Sau đây là trích dẫn bài diễn văn của Ông S.N.Goenka vào thứ ba, ngày 29 tháng 8 năm 2000 tại Đại sảnh đường Liên Hiệp Quốc cho những người tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên về Hòa bình Thế giới:
“Khi nào có bóng tối thì cần đến ánh sáng.
Ngày nay, với rất nhiều đau thương gây ra bởi xung đột tàn khốc, chiến tranh và đổ máu, thế giới rất cần đến hòa bình và hòa hợp. Đây là một thử thách lớn lao cho những nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần. Chúng ta hãy chấp nhận sự thử thách này. . .”
Khoảng 2300 năm trưóc đây Ashoka Đại đế trị vì một đế quốc trải rộng từ Afghanistan tới Bangledesh. Trong thời gian trị vì, vị vua nhiều từ tâm này đã cho khắc nhiều châm ngôn vào bia đá, nói rằng mọi tín ngưỡng cần được tôn trọng . . . Những lời của Ngài cho tới ngày nay vẫn còn phù hợp:
“Ta không nên chỉ tôn vinh tôn giáo của mình và lên án tôn giáo của nhũng người khác. Trái lại. ta phải tôn vinh những tôn giáo khác vì nhiều lý do khác nhau. Làm như vậy ta giúp tôn giáo của mình phát triển đồng thời cũng giúp cho tôn giáo của người khác. . .Đồng thuận bao giờ cũng tốt. Mọi người hãy lắng nghe và sẵn sàng lắng nghe giáo lý của người khác. (Bia Đá số 12) (S.N. Goenka: Tâm linh phổ quát cho Hòa bình)
Đại sư Swami Vivekananda1863 - 1902, nhà Vedanta Ấn giáo nổi tiếng từng tuyên bố:
“Có phải thật sự là tất cả những tôn giáo trên thế giới đối nghịch với nhau ? Tôi không muốn đề cập tới các hình thức bên ngoài bao phủ những tư tưởng lớn. Tôi không muốn bàn tới những đền đài, văn tự, nghi lễ, kinh sách,… khác biệt của mỗi tôn giáo. Tôi muốn nói tới cái hồn sâu kín nơi mỗi một tôn giáo. Mỗi tôn giáo đều mang bên trong một linh hồn, và cái hồn này có thể không giống với những linh hồn mà các tôn giáo khác chứa đựng, nhưng có đúng là có một sự mâu thuẫn ? Chúng nó trái ngược nhau hay là bổ túc cho nhau ? Vấn đề là đây.
“Tôi tin rằng các tôn giáo không mâu thuẩn với nhau mà bổ khuyết cho nhau. Có thể nói như vầy là mỗi tôn giáo chiếm giữ một phần của chân lý vĩ đại và hiến dâng tất cả tinh lực để sống và biểu hiện cái phần đặc biệt này của chân lý. Vậy những cố gắng của họ tương trợ với nhau và không lọai trừ lẫn nhau, đó là nguyên tắc. [ . . .]”
Đấy là xu hướng “vạn giáo nhất lý”, có thể cho là bước đầu tiến tới “Tôn giáo toàn cầu”. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào chỉ ra “cái linh hồn chung” cho đa tôn giáo? Phải chăng đó là Linh hồn đã thoát xác tôn giáo? Đúng vậy! Nghiên cứu chiều sâu của giáo lý các tôn giáo, ta thấy, các bậc Giáo chủ, chư tông đồ muốn truyền bá Đạo cứu thế phải mượn hình thức tôn giáo để hoằng giáo, nhưng luôn luôn phủ định tôn giáo.
Cao Đài viết: “Cao Đài không phải là Cao Đài mới thật là Cao Đài”
Phật dạy: (Kinh Kim Cang) như sau:
“Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhơn hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.
Nghĩa: Nếu dùng sắc để thấy ta; Dùng âm thanh để cầu ta; Kẻ nầy làm việc tà;
Chẳng thể thấy được Như Lai.
Thánh Kinh viết: “ Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống” (Ê-sai 53:5; Giăng 14:6)
Jérémie viết lại lời Thiên Chúa: «Ta để luật ta trong tầng sâu bản thể chúng, và sẽ viết luật ta trong đáy lòng chúng.» [1]
Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao giác hóa chúng sanh cái Đạo này?_ Các ngài đã mở ra những cuộc “truy Nguyên”, nghĩa là lần theo các ngọn để phát hiện cái Gốc. Cái gốc này chỉ có Một mà có năng lực toàn diện, và có sức mạnh chuyển hóa toàn thể. Nếu xét nơi tiểu vũ trụ con người là Chân tâm, là Nguyên Thần. Xét trong đại vũ trụ càn khôn là Bản thể nguyên sơ. Đó là nguyên lý của Đạo học, rất siêu mầu huyền nhiệm, làm sao chứng ngộ được Nó để xây dựng “Tôn giáo toàn cầu”?_Xin lỗi! Đến đây có lẽ không nên dùng khái niệm “tôn giáo”nữa mà gọi là “Thực thể đạo cứu thế”
Thánh giáo Cao Đài viết:
“Trong hiện tình nhân loại phân tranh chiến đấu, đó chính là sở vật thực tại đang biến dưỡng. Một là nếu như quả trứng không ngòi, thế giới này sẽ tự hủy diệt. Hai là nếu có điểm quyền pháp thì thế giới này sẽ tạo một thiên đàng thuần chánh.
Con gà chỉ là con gà sau khi tự phá vỡ vỏ trứng. Thế giới này cũng thế. Hãy suy gẫm! . . .
“Nếu không làm được đông thành xuân, phàm tục thành Tiên Thánh, loạn nên trị, chiến đấu ra an bình, vị kỷ ra đại đồng, chính là chưa đạt được quyền pháp đó.
Quyền pháp đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhơn loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người.” [2]
. . Thực thể đạo nhắm mục tiêu “Bảo sanh, nhân nghĩa, đại đồng” – Lý thuyết là một lẽ mà quyền pháp có hay không để thực thi là một điều khác.”. Đó là vấn nạn của công cuộc“Toàn cầu hóa tôn giáo thế giới”.
Vậy, song song với nguyên lý “Thực thể đạo”, cần có nguyên lý “Quyền pháp đạo”
Nhân dịp này, chúng ta thử giải đáp bằng Minh Lý Đạo.
Chúng ta còn nhớ, trước khi Thượng Đế Khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vào
năm Bính Dần 1926, thì Minh Lý Đạo đã được sáng lập vào năm Giáp Tý 1924.
Đây thuộc về huyền bí của thiên cơ, chúng ta sẽ nghiên cứu thêm sau này.
Bây giờ hãy tìm hiểu hai chữ “MINH LÝ” để góp phần giải đáp quyền năng của
“Quyền pháp đạo”
Theo sách Minh Lý Chơn Giải của Minh Lý Đạo, huyền nghĩa của chữ
MINH [明] là“sáng biết, mà chẳng phải sự sáng biết của lý trí, của bản ngã, của ý thức.
Đây là sự sáng biết của “Huyền quan nhứt khiếu” do tu tập nội công mà đặng.
Còn nghĩa chiết tự, chữ LÝ [理] “nghĩa là đạo của trời đất, là bản thể của con
người, bản năng của vạn vật. Trong chữ LÝ có chữ “vương” [王] gồm 3 ngang,
một sổ tượng trưng cho “Tam tài chi đạo”: Trời, Đất, Người. hay là Tinh thần
(Thần), Sinh lực “ Khí”, Vật chất (Tinh). Nghĩa chiết tự còn giải: “Minh là Trung
[中], Lý là Nhứt” [一]. Vậy, Minh Lý là TRUNG NHỨT (nghĩa đen là nhị khí Âm
Dương hiệp Nhứt, tức là ĐẠO)
Ở trên chúng ta đã đề cập giải pháp “truy nguyên” để “Quy nguyên”. Vậy theo Minh Lý Đạo quy Nguyên là trở về, hội nhập vào Bản thể của con người mà Đạo học, triết học còn gọi là “Nhân bản”. Trên nền tảng Nhân bản, người có sứ mạng đại thừa cứu độ chúng sanh phải chuyên tâm tu luyện Chánh pháp mới đạt đến minh triết hay trí huệ, mới có khả năng xoay chuyển tình thế tang thương của nhân loại. Đó là tôn chỉ TRUNG NHỨT của Minh Lý Đạo vậy.
Vậy nếu Trung Nhứt là Đạo, là Bản thể thì Trung Hòa (Theo Trung Dung của Nho tông ) là cái Đạo đã phát tiết ra để phụng sự nhân sinh . “Bản tính con người khi chưa vận dụng phát huy, thì hoàn toàn thiện mỹ, đến khi biến thiên phát xuất thì gọi là tình. Nếu phát xuất biến thiên theo đúng tiết tấu, thì gọi là hòa.” (Bình giảng của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ) (Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản dã. Hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã. Trí trung hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên. (Trung Dung, ch,1)
Do đó, điều kiện bức thiết nhất để xây dựng “Thực thể đạo” thực tiễn cứu độ chúng sanh là chính mỗi tín đồ, mỗi tôn giáo phải thực hành tinh hoa của tôn giáo mình sao cho điểm Đạo nội tâm được sáng tỏ, tiếp nhận được Thượng Đế nội tại. Muốn vượt qua những vấn nạn thời đại, cũng là vấn nạn của tôn giáo nói chung, người hành giả, bậc lãnh giáo phải nhớ lời nhắc nhở của một bậc Chơn Nhơn đắc Đạo : ““Người hành giả quyết tâm học chánh pháp đại thừa là có sứ mệnh cao cả để thực hành Thiên đạo trong xã hội.” [3]
Nói rõ hơn: là “hòa mình cảm hóa nhân sanh, hoằng dương chánh pháp đúng theo thời kỳ nguơn hội ân xá của Đức Chí Tôn.”
Muốn thế, đường lối khả thi đứng trước cuộc diện tôn giáo hiện thời là chắt lọc những gì là di sản của Đại Đạo ẩn tàng trong mỗi cơ cấu sinh hoạt tâm linh.
Khảo sát giáo lý và pháp môn của các tôn giáo trong tổng thể đa tôn giáo, chúng ta thấy có một di sản chung là dung hòa hai mục tiêu cứu độ nhân sinh xã hội và tâm linh xuất thế hay “tâm vật bình hành”. Công giáo nói “Kính Chúa yêu người”, Phật giáo tuyên ngôn “Lục hòa, Lục độ”, các tôn giáo bản địa nói “ Tu nhân-học Phật”, Cao Đài nói “Đại đồng, giải thoát”, Minh Lý nói “hòa ái-hợp tác-bình đẳng” . . .
Tóm lại, muốn tìm Tôn giáo Toàn cầu, hãy tìm chính nơi Tâm con người mình trước nhất, tức QUY TÂM để QUY NGUYÊN rồitiến tới thực hiện ĐẠI ĐỒNG THẾ GIỚI.
“Thực thể đạo cứu thế” cần gồm đủ ba cơ nguyên ấy mới có đủ Quyền Pháp để “Minh” được “Lý”. Quyền pháp là khả năng giác hóa, vị nhân sanh. Minh Lý là Trung nhất là hiệp Một với Thượng Đế.
Ôi ! Đạo toàn cầu không ở đâu xa, chỉ cần phá chấp thì tìm thấy Nó trong chiều sâu các Tôn giáo, trong Nhân bản mỗi con người.
“Đạo vô vi chấp tình cầu tánh,
Thế vô thường vạn hạnh dung thông;
Nhơn nhơn tự hữu chủ ông,
Hòa quang hỗn tục, chí công vận hành.” [4]
______________________________________
[1] Je mettrai ma Loi au fond de leur être et je l’écrirai sur leur cœur. (Jérémie, 31; 33-34)
[2] Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Thánh thất Nam Thành, Ngọ, 01.01.K.Dậu (17.2.69)
[3] Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn, VNT, 10-6-Bính Thìn (1976)
[4] Huấn từ Đức Chí Tôn, CQPTGL, 1977