Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
06/12/2009
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 31/12/2009

Những trọng điểm của Cơ Đạo kỳ Ba

I. TÍNH CHẤT ĐẠI ĐẠO CỦA CƠ ĐẠO KỲ BA

1. Đích thân Đức Thượng Đế khai Đạo-lập Đạo

Chúng ta đều biết, khi Đức Thượng Đế khai Đạo và lập Đạo, Ngài xưng là "Cao Đài Tiên Ông" và mối đạo Ngài lập ra gọi là "Đạo Cao Đài". Do đó theo ước lệ thế gian, có thể xưng tụng Ngài là Giáo chủ đạo Cao Đài, nhưng không nên đồng hóa Đấng Chúa Tể Càn Khôn với ngôi Giáo chủ; đồng thời đừng tôn giáo hóa, địa phương hóa cơ cứu thế hi hữu lần này trên toàn nhân loại.

Một cơ cứu thế do chính Đức Chí Tôn hoằng hóa không thể xem như công cuộc truyền giáo thông thường mà các tôn giáo xưa nay đã làm. Đây là thời kỳ "hoằng khai Đại Đạo", là cuộc vận hành của thiên cơ. Cho nên sứ mạng này phải là sứ mạng Đại Đạo.

Hai chữ "Đại Đạo" không phải để tự tôn, để đề cao mà do bởi những đặc tính hằng hữu bất biến, tính phổ quát và toàn diện của Thiên Đạo.

Đức Chí Tôn đã khẳng định điều đó khi Ngài dạy:

"Các con ôi! Thầy là Chúa tể Càn Khôn sinh ra muôn loài vạn vật (qua) bao nhiêu cuộc tuần hoàn, dinh hư tiêu trưởng, đó là sự mầu nhiệm của Thầy đã định sẵn. Vì vậy mà đến buổi Hạ nguơn, Thầy đến xứ Việt Nam này để khai Đạo, kêu gọi các bậc nguyên nhân hãy sớm lập công bồi đức hướng dẫn toàn thể sanh linh sớm tỉnh tu để về cõi trường tồn chánh giác, hoặc hưởng đời Thượng Nguơn Thánh Đức."

2. Thực hiện cơ qui nguyên

Thiên Đạo vận hành theo qui luật tuần hoàn trong đó vạn vật vạn linh phát triển theo chu kỳ "dinh hư tiêu trưởng". Đức Chí Tôn khai Đạo Kỳ Ba là thực hiện cơ qui nguyên ở cuối chu kỳ tiến hóa. Do đó, cơ đạo kỳ ba này là công cuộc thực hiện sứ mạng Đại Đạo bởi vì nó ứng hiện Thiên Đạo, Thiên Luật mà Đức Chí Tôn gọi là "sự mầu nhiệm của Thầy đã định sẵn". Hơn một lần Thầy đã xác định cơ qui nguyên ấy:

" Hôm nay Thầy chuyển lập Tam Kỳ Phổ Độ để chấn hưng chánh lý đồng nguyên, để xóa bỏ những cạnh khía ngã chấp sắc màu và dung hiệp phần tinh ba cổ kim Âu Á trên lập trường duy nhứt, nghĩa là xóa bỏ cái Dị mà đem lại cái ĐỒNG giữa các sắc giáo để làm phương cứu thế độ hồn cho đẳng chúng sanh thoát vòng mê tân khổ hải" Trung Thừa Chơn Giáo , Hội Thánh Trung Ương Trung Việt Tam Quan, ấn tống 1961, tr.17

3. Mục tiêu tận độ

Đây cũng là một tính chất Đại Đạo.

Mục tiêu này rất lớn lao nhưng khả thi vào thời Tam Kỳ Phổ Độ do đặc ân đại ân xá của Đức Thượng Đế, do chánh phápThầy truyền, do tiến bộ của thế giới, "Nhân loại đã hiệp đồng, Càn Khôn dĩ tận thức", do khát vọng giải thoát của nhân sanh.

Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy:

"Quyền pháp Đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhân loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người".

Như thế "tận độ" có nghĩa là cứu độ toàn diện cá thể con người và toàn thể nhân loại. Toàn diện tức gồm đủ hai mặt nhân sinh và tâm linh, toàn thể tức không bỏ sót một thành phần căn cơ nào.

Mục tiêu này được thực hiện bằng cách vận dụng quyền pháp của Đại Đạo hiệp nhứt vạn sanh tổng hợp tinh hoa cổ kim của nhân loại, đem lại thái hòa cho toàn thế giới.

Thế là:

Thượng Đế + Đạo + Vạn sanh + Văn minh nhân loại lập thành sức mạnh của sứ mạng Đại Đạo.

II. NHỮNG TRỌNG ĐIỂM

1. Phục hồi nhân bản, tạo thế nhân hòa đi đến đại đồng nhân loại

- Về mặt nhân sinh, đại đồng nhân loại là một lý tưởng của thế giới, một ước vọng của loài người mà cũng là mục tiêu của sứ mạng Đại Đạo. Gọi là lý tưởng, hẳn nhiên không thể đạt đến một cách dễ dàng. Tuy nhiên Ơn Trên đã nói không phải Đức Chí Tôn cấy lúa trên tảng đá hay trao quyển binh thư cho người mù chữ. Bởi vì Ngài biết rằng con cái Ngài đã thừa hưởng được cái vốn liếng quí giá của Ngài từ lúc ra đi. Chỉ còn vấn đề là biết vận dụng, khai thác nó ra sao để mọi người đều có thể góp phần vào sự nghiệp chung của toàn cõi nhân sinh.

Vốn liếng ấy chính là Nhân bản.

Nhưng điểm đặc biệt quan trọng nhứt trong sứ mạng phục hồi Nhân bản của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là khai thông mối liên hệ giữa Người và Trời. Bởi vì nhân bản không chỉ là trọng tâm của nhân tính mà tối yếu là hàm ẩn Thượng Đế tính trong con người. Cho nên nhân bản là điểm nối kết của tâm linh với nhân sinh. Mục đích Đại Đạo dạy cho con người tìm ra chiếc chìa khóa khai thông ấy ở nội tâm, tâm trung thanh tịnh thuần khiết.

2. Đưa tôn giáo lên tầm vóc Đại Đạo, xây dựng thực thể Đạo cứu thế

Đây là sứ mạng Qui Nguyên tôn giáo.

Các tôn giáo phát sinh từ Đại Đạo, trải qua lịch sử nhân loại trong mục đích cứu độ con người, đã chịu nhiều biến đổi. Một khi đã phân hóa cùng cực, tôn giáo không thể thực hiện sứ mạng cứu rỗi nhân sanh nữa.

Do đó, Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Thầy nêu lên tôn chỉ:

"Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhứt."

Trong Kinh Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy dạy:

"Ngày nay, Thầy đến đây đem ba nền tôn giáo hiệp nhất lại tạo thành một nền tôn giáo lớn lao để đời đời kiếp kiếp cho nhơn sanh nương vào đó mà lánh cơ nạn khổ thảm sầu." Đại Thừa Chơn Giáo, Trước Tiết Tàng Thơ, tr.91

Hiệp nhứt ba nền tôn giáo nói trên không có nghĩa là thống nhứt Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo thành một giáo hội là Cao Đài giáo. Nhưng đó là sự tổng hợp Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo.

"Tam giáo qui nguyên" là sự biểu hiện một công cuộc hồi sinh chánh pháp của Đức Chí Tôn. Qui nguyên được Tam giáo thì chánh pháp sáng tỏ, bởi vì chánh pháp thị hiện ra ở chỗ đắc Nhứt của Tam giáo. Thế nên Thầy phán:"Thầy [mới] nhứt định qui nguyên phục Nhứt." 24 Avril 1926, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển 1

3. Phổ truyền chánh pháp Đại Đạo - ban trao sứ mạng Đại Thừa

Từ buổi ban sơ khai Đạo, mục đích Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã nêu lên:"Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát". Do đó trọng điểm thứ ba của sứ mạng Đại Đạo, không thể thiếu được để lập thành cơ cứu độ toàn diện, từ xây đời thánh đức đến giải thoát tâm linh, đó là sứ mạng phổ truyền chánh pháp Đại Đạo.

Kể từ ngày mùng 01 tháng giêng năm Tân Dậu (08-02-1921), khi Đức Cao Đài Tiên Ông gõ cơ ban lệnh cho người đệ tử đầu tiên: "Chiêu, tam niên trường trai" để được thọ truyền đạo pháp, thì chánh pháp Đại Đạo đã được mở đầu cho Tam Kỳ Phổ Độ rồi vậy.

Đến đầu năm 1926 (25-02-1926) khi Đức Chí Tôn giải thích ý nghĩa Thánh tượng Thiên nhãn cho chư tiền khai Đại Đạo, có dạy về chánh pháp Đại Đạo như sau:

"Lập "Tam Kỳ Phổ Độ" này, duy Thầy cho "Thần" hiệp cùng "Tinh Khí" đặng hiệp đủ "Tam bửu" là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập thánh [...] Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn Thần cho các con đặng đắc Đạo. Con hiểu "Thần cư tại Nhãn". 25 Fevrier 1926, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển 1

Đến ngày 07-4-1926 tại Vĩnh Nguyên Tự, Thầy dạy Ngài Đầu Sư Lê Văn Lịch như sau:

"... Muốn trọn hai chữ phổ độ phải làm thế nào? - Thầy hỏi - Phải bày bửu pháp chớ không đặng giấu nữa. Con phải luyện lại cho thành, nội trong tháng năm này về theo Trung đặng đi truyền Đạo. Nghe và tuân theo." 8 Avril 1926, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển 1

Đến cuối năm 1936 (01-10 Bính Tý), khi ban kinh Đại Thừa Chơn Giáo, là quyển kinh đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ về Đạo pháp, Đức Chí Tôn đã nêu Thánh ý như sau:

"Vì con người đã quá trầm luân thống khổ, nên chính mình Thầy là Ngọc Hoàng Thượng Đế đã động mối từ tâm, cũng vì tánh đức háo sanh mà chẳng nỡ để cho con người tiêu diệt, mới rọi lằn điển quang giáng cõi trần, cốt lập Tiên Thiên Đại Đạo, qui nguyên Tam giáo và dụng tâm pháp truyền chơn mà độ rỗi các con." Đại Thừa Chơn Giáo, chương 26, tr.124

Như thế song song với cơ phổ độ công truyền thì cơ tâm truyền chánh pháp cũng được hoằng hóa để cứu độ nguyên nhân. Trong thời kỳ này, Thầy không giao chánh pháp cho tay phàm, tức Thầy là Chơn Sư tối cao, duy nhứt, nhưng Thầy cũng ban quyền pháp cho hàng Thiên ân học tu Thiên đạo để thọ nhận sứ mạng Đại Thừa.

Tuy nhiên, trên mục tiêu tận độ, tân pháp Cao Đài được phổ truyền bằng Tam công để người tu mọi căn cơ đều có thể tu tiến toàn diện, Đức Vô Cực Từ Tôn từng ưu ái dặn dò đàn con giác ngộ rằng:

"Nay Tam Kỳ Phổ Độ, Trời hé máy Thiên cơ vạch đường chỉ lối cho tu, ráng tập luyện công trình, công quả, công phu, thì chắc chắn một kiếp sẽ được thành công đắc quả."

III. KẾT LUẬN

Nói một cách khái quát, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là Cơ cứu độ toàn diện cá thể con người và toàn thể nhân loại.

Nhằm thực hiện sứ mạng ấy, Đại Đạo đã và đang tiến đến ba mục tiêu:

1. Phục hồi nhân bản, tạo thế nhân hòa, xây dựng đại đồng nhân loại.

2. Qui nguyên tôn giáo, lập thành thực thể Đạo thuần chánh cứu thế.

3. Phổ truyền chánh pháp, ban trao sứ mạng Đại Thừa.
Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Các con tuân lịnh của Thầy ban,
Độ thế qua cơn thế khổ nàn,
Đem tiết xuân gieo cùng khắp chốn,
Để đời tận hưởng thú vinh quang.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây