

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Đức Chí Tôn dạy : “Con dừng chân nghe tiếng gọi sau lưng để trở về với Đạo. Đạo là yên ...
-
Sen Trắng Hàng năm cứ mỗi độ Thu về, người tín hữu Cao Đài nhất là phái nữ rộn ràng chuẩn ...
-
Tổng hợp và tóm lược thánh giáo của Đức Đại Tiên Lê Văn Duyệt: tại: _ Nam Thành Thánh Thất, 31-3-1969 ...
-
THƯỢNG trí NGỌC tâm hãy ráng giồi, TRUNG kiên, LỊCH lãm đạo như đời, NHỰT tăng NGUYỆT tụ tuần nhi tiến, Giáng điển ...
-
"Bần Tăng muốn bảo với chư liệt vị đạo hữu như thế này: Các hình thức phô bày trong vạn ...
-
Muốn đạt kết quả trên con đường Thiên Đạo Đại Thừa phải giữ lòng thanh tịnh... Tâm thanh tịnh là ...
-
Học Dịch có thể chia ra làm hai đường lối: 1. Một là học gốc Dịch tức là chuyên khảo về ...
-
Sống Đạo /
Cửa đạo luôn luôn rộng mở, hay nói một cách khác, ngưỡng cửa tôn giáo lúc nào cũng sẵn sàng ...
-
Trần gian là trường tiến hóa cho vạn linh sanh chúng, nhưng đồng thời cũng là nơi con người chịu ...
-
Trong những kỳ lễ cúng Tứ Thời chúng ta đều có đọc kinh VÌ THIÊN ĐẾ do Đức Đạo Tổ ...
-
. . .Hôm nay Bần Đạo đến đây phân tách những nét chính của những giai đoạn của đời người ...
-
Thiên Trung Dung trong Tiểu Đái Lễ Ký tương truyền là sáng tác của Tử Tư, cháu nội của Khổng ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 14/01/2022
ĐỊNH VỊ THƯỢNG ĐẾ

ĐỊNH VỊ THƯỢNG ĐẾ
Thiện Chí
Quý vị vừa nghe một diễn giả, bằng phương pháp đối chiếu các Tôn giáo (TG) đã xác tín Thượng Đế hiện hữu chẳng những bằng Đức tin mà còn bằng các giáo lý các TG và các luận thuyết của các nhà hiền triết.
Chúng tôi rất ngưỡng mộ niềm tin Thương Đế (TH.Đ) hiện hữu mà diễn giả đã trình bày. Điều đó đã thúc đẩy chúng tôi muốn phụ họa đề tài Thượng Đế hiện hữu bằng những suy tư nhằm định vị Thượng Đế, hay nói dễ hiểu, đã xác tín TH.Đ hiện hữu thì làm sao biết TH.Đ. ở đâu mà tìm? Do đó chúng tôi mạo muội giới thiệu đề tài ĐỊNH VỊ THƯỢNG ĐẾ bằng một vài minh họa sau đây:
A. THẦY LÀ AI ?
1. Kinh “Tiếng trống Giác mê” có viết:
“Thầy là bậc hoàn toàn, vĩnh viễn, trường cửu trong cõi hư vô tuyệt đối. Nay vì lòng bác ái của Thầy muốn cho các con tiến hóa về nẻo tinh thần đạo đức, nên chi Thầy dụng cái phương pháp phi thường ngoài sự hiểu biết của phàm nhân mà dạy các con.”
2. Thầy tức là nguyên lý của vô vi Đại Đạo, chủ quyền tạo hóa của cả Càn khôn vũ trụ và sinh sản các thiên lý để gieo truyền cho nhân vật từ giống thấp hèn đến loài cao trọng, ấy là nguồn cội vô thỉ vô chung đó các con.”
B. Như thế, Thầy là Đại Đạo, thì Đại Đạo ở đâu và làm sao mở được cánh cửa Đại Đạo để gặp được Thầy? Thánh giáo đã trả lời:
Đại Đạo là cánh cửa Càn Khôn rộng mở cho văn minh khoa học loài người đạt đến điểm cao vút, để nhìn thấy cơ vi mầu nhiệm của Tạo Hóa, mà thành tín trước đức háo sanh mầu nhiệm và đức từ bi sáng tạo vô ngần của Thượng Đế. Như vậy, Đại Đạo là con đường chân lý mà loài người phải vươn tới.
(Đức Cao Triều Phát; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Tuất thời, 11-02 nhuần Ất Sửu (31-03-1985)
Với giải đáp vừa nêu, cho thấy niềm tin Thượng Đế hiện hữu sẽ vượt lên trên tất cả TG và mọi lãnh vực của nền văn minh thế giới, lý tưởng loài người, tất cả những thành quả tiến bộ trong đời sống con người sẽ gặp nhau NƠI THƯỢNG ĐẾ HIỆN HỮU. Nơi đó chính là ĐẠI ĐẠO, vì “Đại Đạo là con đường chân lý mà loài người phải vươn tới.”
Sơ đồ dưới đây sẽ minh họa cho luận thuyết đó:
Chúng ta thấy 2 mũi tên theo chiều ngang là những năng lực thuộc về VĂN MINH THẾ GIỚI trong đó Khoa học dẫn đầu ; về DI SẢN VĂN HÓA, trong đó có Tôn giáo, triết học, văn học, nghệ thuật . . . đang tiến về đỉnh cao TIẾN HÓA tại Trung Tâm.
_ Đối với mỗi cá thể con người, nguồn năng lực TINH HOA THỂ CHẤT (Khí lực) và TINH HOA TINH THẦN (Thần lực) sẽ quy tụ tại Trung Tâm, hòa nhập vào các nguồn năng lực khác của thế giới nhân loai
_ Các mũi tên chiều dọc là các nguồn năng lực của vũ trụ được các nguồn năng lực tại Trung tâm do Tinh hoa thề chất + Tinh hoa Tinh thần hội tụ hấp dẫn vào theo LUẬT CẢM ỨNG và Nguyên Lý THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ.
Bây giờ, điểm TRUNG TÂM đã trở thành Chủ quyền tạo hóa của cả Càn khôn vũ trụ, tức là Nguyên lý vô vi Đại Đạo. Tôn giáo gọi là Thượng Đế, là Đức Chúa Trời, là Bản thể Chân như.
Triết học gọi là Truyệt đối thể của vũ trụ, là Cứu cánh nhân loại,
C. Chúng ta có thể đơn giản hóa minh họa nêu trên bằng hình tượng giao nhau của hai chiều ngang dọc như Thánh giá và chữ Vạn:
D. Đứng trên tinh thần Đại Đạo, chúng tôi nghĩ HÌNH ĐỒ TAM GIÁO của Minh Lý Đạo cũng đủ tổng hợp các minh họa nói trên để góp phần ĐỊNH VỊ THƯỢNG ĐẾ TẠI TRUNG TÂM BẢN THỂ VŨ TRỤ
• Quán chiếu hình đồ, với những nhận thức trên, chúng ta sẽ có các hệ luận sau:
_ Cái thế 3 trong một của 3 vòng tròn là đường lối dung hòa-dung hợp
_ Ba vòng tròn gát chồng lên nhau là tiến tới hội nhập
_ Ba nhánh đen là động lực qui tâm
_ Tam giác đều màu trắng là 3 nguyên lý siêu việt của vũ trụ (Thiên-Địa-Nhân; Nho – Thích – Đạo; Tâm linh – Nhân sinh – Đạo Pháp; Tinh - Khí – Thần) chịu sự vận hành củaTrung Tâm vũ trụ và vận hành mọi hệ thống
_ Trung tâm duy nhất và Tuyệt đối đó tự hữu, hằng hữu, mà khả dĩ làm cho mọi hiện hữu biến dịch không ngừng.
F. KẾT LUẬN: chúng tôi hy vọng những minh họa trên đây sẽ góp phần cùng quý vị ĐỊNH VỊ THƯỢNG ĐẾ hay TUYỆT ĐỐI THỂ VŨ TRỤ tức TRUNG TÂM BẢN THỂ VŨ TRỤ, tức ĐẠI ĐẠO.