Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
04/08/2008
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 15/01/2010

Đóng góp của Báo chí Cao Đài cho văn hóa đạo đức dân tộc

Theo những tư liệu về báo chí Cao Đài còn lưu lại tại các thánh sở Đại Đạo hay của các nhà sưu tầm, thì báo chí Cao Đài đã ra đời rất sớm, ngay từ năm 1928, sau lễ  Khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vào năm 1926 tại Tây Ninh.

Tờ báo Cao Đài đầu tiên của tín đồ cao Đài là tuần báo L’ Action indochinoise (Hành động Đông Dương). Trong số ra mắt  ngày 23.8.1928 đã đăng bài "A Propos du Caodaisme » (về đạo Cao Đài) của H.H. Và L’ Action indochinoise et le Caodaisme của Nam Đình (Hành động Đông Dương và đạo Cao Đài).

Các báo Cao Đài khác lần lượt xuất bản sau đó gồm: Revue Caodaiste (1930), do cụ Nguyễn Văn Ca sáng lập, cụ Nguyễn Trung Hậu chủ bút; Đuốc chơn lý (1935), giám đốc: cụ Nguyễn Văn Ca; Đại đạo (1936), quản lý: Lê Thế Vĩnh; Đại đồng (1938), Cơ quan của Liên Hòa Tổng Hội; Đại Đạo Qui Nguyên (1938), Cơ quan của Cao Đài Đại Đạo Liên Hòa Tổng Hội;Tiên thiên tuyên bố (1938), quản lý: cụ Lê Kim Tỵ; Đại đạo (1945), thuộc Tòa thánh Tây Ninh, sáng lập: Chưởng ấn Nguyễn Văn Hợi; Cao Đài giáo lý (1947), sáng lập: Nguyễn Ngọc Thơ, quản lý Phan Trường Mạnh; Duy tâm (1948), thuộc Cao Đài Tây Ninh; Đường sáng (1948), thuộc Ủy ban Trung ương Cao Đài Cứu quốc Mười hai phái Hợp nhứt, chủ nhiệm: Cao Hải Để; Nội san (1950), Cơ quan của ban chấp hành Trung ương Cao Đài cứu quốc mười hai phái thống nhứt; Đai đạo (1953), giám đốc kiêm chủ bút: Cao Đức Trọng; Dạo đời (1953), chủ nhiệm: Trần Nguyên Lượng; Nhân sinh (1954), nguyệt san của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài Trung Việt, phục trách: Trần Luyện; Tôn giáo xã hội (1954), giám đốc:Trương Kế An, chủ nhiệm Phạm Thành Mai; Đại đạo nguyệt san (1963), "Cơ quan  phổ biến đạo Cao Đài" thuộc Tòa thánh Tây Ninh, chủ nhiệm kiêm chủ bút: Bửu Chơn Võ Tòng Lục; Nhân sinh (1964), sáng lập: Huệ Lương Trần văn Quế; Cao Đài giáo lý (1965), nguyệt san của Cơ quan Phổ thông giáo lý Cao Đài giáo Việt Nam, đến số 95 đình bản (tháng 3. 1975). Theo "Sơ khảo Báo chí Cao Đài" của Nghê Dũ Lan, Tạp chí Xưa Nay, số 81B, tháng 11 năm 2000, Phụ trương Tư liệu, tr.H

Tổng cộng 19 tạp chí Cao Đài ( có thể chưa sưu tầm đầy đủ) đã lần lượt xuất bản từ năm 1928 đến năm 1975. Về nội dung, hầu hết các tạp chí trên phổ biến lập trường của cơ quan chủ quản, tôn chỉ mục đích đạo Cao Đài, thánh giáo, đường lối quy nguyên hiệp nhứt, khảo lưận giáo lý, tin tức trong đạo. .

Về mặt văn hóa đạo đức, có nhiều bài viết rất sâu sắc, nhiều khảo cứu quảng bác. So với một số báo chí đầu tiên của nước ta từ những thập niên 1860 trở đi, trình độ tiếng Việt và Pháp văn của các tác giả trong các tạp chí Cao Đài đã tiến bộ xa.

Có thể đơn cử một vài bài tiêu biểu để độc giả cùng thưởng thức và nhận định:

_Bài "Ông Thiện Pháp thuyết đạo" trên tạp chí Đại Đạo Qui Nguyên

năm 1938, số 1, trang 25.

". . .Trong đọan nầy diễn giả xin nói tại sao Ông thánh Thương Hiệt tượng hình chữ Đạo ( 道  ) ra như thế, cho thính giả hiể uđích xác nữa rằngcái Đạo là Hư- vô- khí.

Ông thánh Thương Hiệt là sử quan của vua Huỳnh Đế. Vua Huỳnh Đế tức vị 2697 năm trước đức Gia-Tô, kể luôn đế nnăm 1936 là 4633 năm.Thánh Thương Hiệt lãnh mạng chế văn tự trước hết, nghĩa là Hớn-tự phát nguyên kể từ đây là trước.

Viết chữ Đạo (  道  ) thì trước hết chấm 2 chấm đầu. Ấy là tượng nhị khí âm- dương. Âm-dương nhị khí còn có tên khác là: Thần-khí, Thủy-hỏa, Long-hổ, Ô-thố, Diên-hống. Tiên Phật viết kinh luận đạo cần phải đặt cho nhiều tên cho rộng lời thí dụ. Vì Đạo là tối quí, không thể nói ngay ra đặng.

Kế đó ngang một ngang:Ấy là tượng nghĩa âm-dương hiệp nhứt Đạo mới thành. Chỗ nầy Nho gia gọi là "Nhứt dĩ quán chi". Đạo gia gọi là "Đắc nhứt vạn sự tất". Thích thị nói là "Vạn thù qui nhứt bổn".

Dưới nữa viết một chữ Tự ( 自). Chữ tự chỗ nầy nghĩa là tự mình, tự nhiên, chẳng phải có ai trợ lực, cũng chẳng nên trợ trưởng như kẻ làm ruộng kia, muốn cho mạ mau cao, bèn mỗi ngày nhớm rễ nó lên vậy.

Rốt sau viết chữ xước ( 廴). Chữ xước nghĩa  là đi, là chạy, mà đây chánh nghĩa là xây vần. Cù-Đàm môn nhơn chỗ nầy nói là: "Pháp luân thường chuyển". Lão giáo nói là": Châu thiên triền hành", Nho giáo nói là "Kiền- Khôn phản phúc".

Vậy thì nguyên chữ Đạo nghĩa là âm-dương hiệp nhứt, pháp luân tự chuyển.

Tam giáo tuy dùng văn tự khác nhau mà thể cái Đạo, chớ so sánh cho đáo để thì đạo lý vẫn có một mà thôi. Cả ba đều chỉ rằng cái Đạo là khí Tiên thiên.

Y gia gọi là « chơn hỏa »  đó, nó chạy hoài trong hai mạch Nhâm-Đốc như thời kỳ ta còn giữa thai bào vậy.

Tổng luận: Hễ âm khí với dương khí đặng hiệp lại làm một mà vận chuyển trong châu thân hoài thì Đạo cả thành.

Vua Huỳnh Đế học đạo với đức Quảng Thành Tử tại Nga My sơn. Đức Quảng Thành Tử cho vua một cuốn kinh hiệu là "Thể phụng thơ", nhờ đó vua đắc đạo, sau về đơn truyền cho bầy tôi có công, kể Ông Thương Hiệt là một.

Bởi vậy thánh Thương Hiệt mới đươc rõ cái thiên-đạo mà tượng chữ Đạo được đúng theo đạo lý vậy." Tư liệu của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo

Thiện-pháp

Nguyễn Bửu Tài


Bài thuyết đạo của Cụ Nguyễn Phan Long tại Lễ Khánh thành Trung- Thành Thánh thất Đà Nẳng (1938): Trích đọan về Đại đồng (Fraternité Universelle) đăng trên Tạp chí Đại Đồng năm 1938, quyển 1, trang 9 -25, nguyên văn tiếng Pháp và bản dịch Việt ngữ:

""


""

Bản  dịch của tác giả Nguyễn Phan Long:

"Mấy năm sau nầy, người ta bàn bạc đã nhiều đến sự chấn hưng xã hội, sự chấn chỉnh nền văn minh. Thật vậy, các khoa như quốc sự, xã hội và triết lý có thể dìu dắt đường; nhưng không thế tạo ra cái mãnh lực để làm cho phong trào chấn hưng kia họat động đặng.

Chúng ta không thế cậy nơi ta cái nghị lực và cái cảm hứng rất cần yếu cho sự đổi lời nói ra sự làm có kết quả.

Bởi vậy chúng ta cần có một vị Chưởng Giáo để chỉ cho chúng ta rõ phải làm thế nào mà thật hành các giáo lý ấy cho đời kim thời nầy với những vấn đề và những điều mắt mỏ của nó để ban cho chúng ta cái cảm hứng mà nó sẽ làm cho chúng ta lấy cái chơn lý tối cổ kia làm tiêu chuẩn cho đời chúng ta; để dạy ta đức bác ái, đại đồng; để công bố "lời Hòa bình" hầu dứt tuyệt những mối bất hòa của các sắc dân; để xướng lên lời bác ái hầu làm cho các giai cấp đang kình chống nhau biết rằng cả thảy đều là "một" và làm cho hiển hiện sự "hiệp nhứt", sự "hòa bình", đức "bác ái" . . . trong cuộc hiệp tâm hiệp trí gồm cả các sắc dân, làm cho liên hiệp và nâng tinh thần của chư quốc và tất cả tôn giáo lên cao." Tư liệu của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo

Như thế, trong thời gian 67 năm (1928-1975), các tạp chí Cao Đài đã đóng góp rất lớn vào công cuộc truyền bá giáo lý Đại Đạo, tư tưởng đại đồng bác ái, thông tin sinh họat tôn giáo. . .Ngoài ra, việc phổ biến thánh giáo bằng văn xuôi, thi phú quốc ngữ trác tuyệt của tạp chí Cao Đài còn làm giàu đẹp thêm cho di sản tiếng Việt.

Từ sau 1975, tuy chưa có tạp chí Cao Đài nào xuất bản, nhưng nhiều kinh sách, tập văn hay kỷ yếu của các Hội Thánh Cao Đài, Cơ quan đạo, cũng đã được phổ biến nội bộ các thánh sở hay trong toàn đạo.

Hiện nay, trước nguyện vọng chung của tín đồ khắp nơi, giới Chức sắc Hướng đạo của các Hội Thánh Cao Đài đã nhất trí thành lập một Cơ quan ngôn luận chung. Để tiếp tục quá trình truyền thông văn hóa đạo đức rất đáng tự hào của tiền nhân, người đạo Cao Đài chúng ta phải mạnh dạn gánh lấy trách nhiệm một khi thời cơ đã đến.

Nhìn lại lịch sử báo chí Cao Đài như trên, chúng ta tin tưởng chắc chắn sẽ thành công, chỉ cấn có quyết tâm và chân thành hợp tác phụng sự nhân sanh, hoằng dương Đại Đạo.◙
Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Lụy thân vì bởi ý ta bà,
Vì bởi người còn chấp cái ta,
Chẳng biệt giả chơn, không chánh niệm,
Đành làm tôi tớ thập tam ma.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây