Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Chơn truyền là đâu ? / Nhịp cầu giáo lý

    Sau khi quá mỏi mệt với cuộc sống, lại hoang mang với bao triết thuyết, giáo thuyết, chủ nghĩa... con ...


  • Tam giáo qui nguyên, như nước ba sông lớn đổ về biển cả, không thể biết nước nào thuộc về ...


  • Thánh giáo giao thừa / Đức Chí Tôn và Chư Tiền Khai Đại Đạo

    Nam Thành Thánh Thất, Tuất thời, Mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (6-2-1970) (Bộ Phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ ...


  • Thiên cơ thế sự định phân rồi / Thánh giáo Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

    Học tập Thánh giáo-Tháng Giêng Canh Dần 2010 Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tuất thời, 29-12 Mậu Ngọ


  • “Ta là ánh sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong ...


  • Tất cả vũ trụ vạn hữu là một trường dịch hóa miên miên bất tuyệt, sinh động vô cùng. Nên ...


  • Dòng sông uốn khúc qua bao thác ghềnh, đón nhận mọi nguồn nước đục trong, nhưng không bao giờ dừng ...


  • QUỐC SƯ VẠN HẠNH / TT. Thích Quảng Tùng

    Quốc sư Vạn Hạnh và PG thời Lý đóng góp vào sự nghiệp hộ quốc an dân TT. Thích Quảng Tùng Phật ...


  • Cái khăn lương / Chí Như sưu tầm

      LTS:Tháng 10-2006, tại Hội nghị APEC diễn ra ở nước ta, 21 vị nguyên thủ quốc gia đã mặc ...


  • Cơ đạo hi hữu / Nhịp cầu giáo lý

    "Đức Thượng Đế đến khai đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát khai Đại Đạo để cứu ...


  • Mùa tu Xuân Phân lại về với chúng tôi. Nhớ lại trước đây, mỗi độ gần tới mùa tu thì ...


  • Đây trước tiên, Bần Đạo dạy Ban Thường Vụ: Chư hiền đệ là ở cấp lãnh đạo trong Cơ Quan, ...


27/11/2004
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 09/06/2010

Ba dấu ấn Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

DẤU ẤN THỨ NHỨT:

THƯỢNG ĐẾ LÂM PHÀM BẰNG  LINH ĐIỂN KHAI ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Sự lâm phàm của Đức Thượng Đế để mở ra Tam Kỳ Phổ Độ quả thật là một dấu ấn nổi bật nhất của Đạo Kỳ ba mà cũng chính là sự biểu thị Đại Đạo.

Ngày 24.12.1925 đúng vào đêm kỷ niệm lịch sử của Đức Ki Tô giáng sanh, Đức Chúa Trời, Thượng Đế Chí Tôn, chính thức báo tin mừng cuộc thân hành giáng lâm của Ngài tại trần gian bằng danh xưng như sau :

"NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VIẾT CAO ĐÀI GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG"

với bốn câu thơ :

"Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên"

(TNHT, xb 1973 - tr.5)

Bốn câu thơ có ý nói Ngài đã lâm phàm, Ngài nhắc cho chúng sanh biết Ngài vẫn hiện hữu và vẫn nắm giữ chủ quyền cả Càn khôn vũ trụ. Đây là một cảnh cáo đối với kẻ tội lỗi và một sự trấn an cho những người lành. Dẫu sau cũng còn Ngài, hãy vui lòng tu niệm để được ơn cứu rỗi của Ngài.

Ít lâu sau Ngài công bố : "Thầy nhất định đến chính mình Thầy độ rỗi các con chẳng chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa" (TNHT/Q1,tr.13).
Lời xác quyết đó khẳng định Ngài là Giáo chủ Vô vi của Đại Đạo, Giáo chủ của tất cả các Giáo chủ. Chỉ có Ngài là Đấng duy nhất ở địa vị đó. Trên Ngài không còn có thần quyền nào nữa cả, Ngài ngự trị vạn linh của tất cả các địa cầu và trên tất cả các Đấng trong cõi vô hình, nên người phàm lẫn các bậc Thiêng Liêng đều xưng tụng Ngài là "Thượng Đế Chí Tôn"

Kinh "Tiếng trống Giác mê" có viết :

"Thầy là bậc hoàn toàn vĩnh viễn, trường cửu trong cõi hư vô tuyệt đối. Nay vì lòng bác ái của Thầy muốn cho các con tiến hóa về nẻo tinh thần đạo đức, nên chi Thầy dụng cái phương pháp phi thường ngoài sự hiểu biết của phàm nhân mà dạy các con. Thầy tức là nguyên lý của vô vi Đại Đạo, chủ quyền tạo hóa của cả Càn khôn vũ trụ và sinh sản của các thiên lý để gieo truyền cho nhân vật từ giống thấp hèn đến loài cao trọng, ấy là nguồn cội vô thỉ vô chung đó các con".

1.- Theo đó ta thấy trước nhứt Ngài là Đấng tuyệt đối thuộc về Hư Vô:

"Khí Hư Vô sanh có một Thầy. Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn Khôn thế giới này, mà nếu không có Hư Vô Chi Khí thì không có Thầy"(TNHT/Q1)

Vậy xét về bổn thể thì Thầy là Hư Vô Chi Khí, còn xét về nguyên nhân sinh hóa vũ trụ thì Thầy là Nguyên Lý Đại Đạo.

Chúng ta hãy nghe Ngài xưng danh với đầy đủ bổn thể, chủ thể và quyền năng của Ngài như sau :

HUYỀN huyền diệu diệu chí linh linh

KHUNG sắc hào quang hiện Ngọc Kinh

CAO ngự chương tòa thần mặc mặc

THƯỢNG triều Bửu điện khí khinh khinh

ĐẾ cung thánh xuất giai cung hỉ,

KIM khuyết Thần Tiên cụ tiếp nghinh

VIẾT Thích viết Nho viết Đại Đạo,

CAO ĐÀI dưỡng dục hóa quần sinh"

(Huấn từ Xuân Tân Hợi - 1971)

Phân tích ý nghĩa các câu thơ, ta thấy :

+ 2 câu đầu : Bản thể của Thượng Đế.

+ 2 câu 3 &4 :thần khí của Ngài

+ 2 câu kế : thần oai của Ngài

+ 2 câu cuối : Quyền năng chấp chưởng các mối đạo và hóa dục quần sanh của Đức Chí Tôn Cao Đài.


2.- Thầy là Nguyên lý của vô vi Đại Đạo

Để giúp chúng ta trực giác được Ngài là Nguyên lý Đại Đạo, Ngài từng mượn 3 chữ

A, Ă, để làm ký hiệu của Ngài trong những lần còn ẩn danh lâm phàm :

* A Ă Â chắng phải là tên vì không ráp được thành chữ. Không có cái tên nào hoàn toàn xứng đáng với Chủ thể tuyệt đối của vũ trụ.

* A Ă Â chẳng phải là hình vì không vẽ thành nhơn vật. Không có hình ảnh nào mô tả nỗi nguyên lý hằng hữu của vạn vật.

* A là đầu tiên, là nguyên thỉ, Ă và Â là hai mặt của A; Ă Â vốn nhất thể nhất nguyên của A.

Đó là nguyên lý "Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo" (Dịch hệ từ thượng)

3.- Ngài là Cha, cũng là Thầy của chúng sanh :

Thuở mới khai đạo, một hôm Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc chấp bút, hỏi Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo): phàm hễ Cha là Cha, còn Thầy là Thầy, tại sao Đại Từ Phụ là Cha còn xưng là Thầy nữa ?

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng bút dạy rằng :

" Il est en même temps Père et Maitre.

Parce que c 'est de Lui vient tout son être,

Il nourrit notre corps de ce qui est sain,

Il fabrique notre esprit de ce qui est divin.

En Lui, tout est science et sagesse,

Le Progès de l’âme est son oeuvre sans cesse.

Les viles matières sont joyeux à ses yeux,

De vils esprits, il en fait des Dieux.

Sa loi est l 'amour, sa puissance est la justice,

Il ne connait que la vertu et non la vice.

Père : Il donne à ses enfants sa vitalité

Maitre : Il leur lègue sa propre divinité"


Xin tạm dịch :

Ngài là Cha lại là Thầy cao cả,
Vì từ Ngài sanh hóa hết muôn loài.
Thân phàm đây do thánh chất Ngài nuôi,
Nhân trí ấy nhận nơi Ngài linh tánh.
Trong Ngài đủ kiến văn và minh tánh,
Ngài không ngừng làm tiến hóa hồn con;
Vật đơn sơ xem ngộ nghĩnh muôn phần.
Tâm chất phác Ngài làm nên các Đấng.
Luật là yêu thương, quyền là công chánh,
Là Thiên tâm không vương vấn bụi trần
Là CHA : đem sự sống đến cùng con
Là THẦY : đã chia phần thiêng liêng đó !

Chúng ta cần chú ý câu : "C ' est de lui vient tout son être" có nghĩa mọi tạo vật đều thọ bẩm nơi Ngài sự sống và trí khôn. Không phải vạn hữu được cấu tạo như một sở vật ngoại tại mà vạn hữu hình thành như bông trái nảy sinh từ nhựa sống của gốc rễ. Đức Chí tôn xác minh :

"Một Chơn Thần Thầy mà sinh hóa thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh chư Thần và toàn cả nhơn loại trong càn khôn thế giới".
Ngài lại phán : " Thầy nói cho các con hiểu rằng : muốn xứng đáng là môn đệ Thầy là khổ hạnh lắm"

Quả thật Đức Thượng Đế vừa là Cha, (Đại Từ Phụ) vừa là Thầy của chúng sanh vì chúng sanh được Ngài sanh hóa ra rồi lại thúc đẩy cho tiến hóa. Thậm chí đến thời Hạ nguơn này còn đích thân lâm phàm thâu nhận các con cái làm học trò để dìu dắt lên đường giải thoát.

* * *

Nhìn lại lịch sử nhân loại song song với lịch sử các tôn giáo, ta thấy chỉ trong thời Tam Kỳ Phổ Độ mới có sự hi hữu là Đức Chí Tôn thân hành mở đạo phổ độ quần sanh.

Ngài là "Tột đỉnh" của "Nhất nguyên". Sự lâm phàm của Ngài là tất yếu cho thời kỳ "Qui nguyên hợp nhất" khi thế gian đã đến giai đoạn cực kỳ phân hóa và ở bên thềm thoái hóa. Nhưng không phải Ngài đến để tỏ ra hiện hữu mà đến để thể hiện và thực hiện trọn đủ cái phạm trù:

THƯỢNG ĐẾ - ĐẠO - CHÚNG SANH

Phạm trù này vốn là chân lý muôn đời, nhưng hiện thực nó là sứ mạng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà đối tượng là toàn thể chúng sanh, cứu cánh là Thiên nhơn hiệp nhứt, pháp môn là giáo lý thuần nhứt của Đại Đạo.

Vậy việc giáng trần mở Đạo của Đức Thượng Đế là một dấu ấn của Tam Kỳ Phổ Độ, thiếu dấu ấn đó, Kỳ ba không còn thực chất Đại Đạo.

"Chính mình Thầy đến chốn Nam bang

Mượn đất đem gieo mối Đạo vàng"

Tại sao "Thầy chẳng chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa ?"

+ Những bậc đại nguyên căn tại trần trong Kỳ ba này đã lần lượt trở nên những môn đệ của Ngài mà không có ai được trao quyền Giáo chủ. Phải chăng vì không có ai có thể lấy một tư cách nào để "Dung hợp tinh ba cổ kim Au Á trên lập trường duy nhất" được . (Tam Thừa chơn giáo, q.2,1962)

Thậm chí Ngài đến lập thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà không muốn cho nhơn sanh nghinh đón Ngài theo cung cách nô lệ thần quyền. Đã hẳn Ngài là Chí Tôn Thượng Đế nhưng Ngài đến với quyền năng Cao Đài. Chừng nào nhơn loại thời đại này thực hiện được lý tưởng Cao Đài, chừng đó Tam Kỳ Phổ Độ được hoàn thành, và Đại Đạo sẽ sáng tỏ. Cho nên sự lâm phàm vô vi của Ngài và ngay trong cung cách và danh nghĩa của cuộc lâm phàm ấy phải nói là MỘT DẤU ẤN ĐẠI ĐẠO.

Vậy dấu ấn thứ nhất của Đại Đạo – hay có thể nói Dấu ấn Cao Đài – đã làm tiền đề cho dấu ấn thứ hai là "Tôn chỉ qui nguyên". Và sau cùng, dấu ấn thứ ba "Cứu cánh Thiên Nhơn Hiệp Nhứt" sẽ hoàn thành cuộc cứu độ kỳ ba, để cho kỷ nguyên lịch sử tôn giáo kỳ này được chính danh là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

* * *

DẤU ẤN THỨ HAI

TÔN CHỈ "TAM GIÁO QUI NGUYÊN, NGŨ CHI PHỤC NHỨT "

Tôn chỉ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là "Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhất". Chưa nói đến Tam Giáo và Ngũ Chi, riêng hai tiêu đề : "Qui nguyên phục nhứt" đã đủ để nhận diện ấn thứ hai này. Bởi vì Đạo chỉ có một gốc và sự hóa sanh của Đạo ra muôn ngàn tôn giáo, mà mỗi tôn giáo có còn duy trì được bản chất đạo hay nhựa sống của gốc hay không là do vạn giáo nhứt quán được thực dụng của nó trên đối tượng con người từ ngọn về gốc hay không ? Vậy cái gì làm qui nguyên đạo giáo, làm phục nhứt pháp môn, cái đó là dấu ấn Đại Đạo.

II.- DẤU ẤN THỨ HAI QUA MẶC KHẢI VÀ QUA LỊCH SỬ LẬP ĐẠO.

1.- Qua mặc khải của Thượng Đế :

Ngày 7 tháng 4 năm 1926 (Bính Dần) tại Vĩnh Nguyên Tự, Đức Chí Tôn, Giáo chủ Đạo Cao Đài ngự giáng minh thị với chư vị tông đồ Khai Đạo như sau :

"NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VIẾT CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG

"Nhiên Đăng Cổ Phật thị ngã,
Thích Ca Mâu Ni thị ngã
Thái Thượng Nguơn Thỉ thị ngã
Kim viết Cao Đài"

(TNHT, Tây Ninh, xb 1973,tr.14)

Đọc kỷ Thánh Ngôn trên của Ngài và suy niệm, chúng ta có thể ghi nhận như sau :

+ Đức Thượng Đế đến dạy Đạo tại Việt Nam với danh hiệu Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát là một vi ý qui nguyên Tam Giáo để lập Tam Kỳ Phổ Độ.

+ Các vì Giáo chủ các tôn giáo đã từ nhất kỳ đến nhị kỳ phổ độ cùng với Đức Thượng Đế là Một và ngày nay Giáo chủ Cao Đài là đích thân Đức Thượng Đế. Điều này xác minh cái gốc Đại Đạo của các tôn giáo đồng thời báo hiệu thời kỳ, báo hiệu kỷ nguyên của Đại Đạo thị hiện.

Đức Thượng Đế chỉ viết có mấy câu mà bao gồm một thực thể từ thượng cổ đến hiện kim, thu dụng pháp môn của các đạo, và phá lệ độc tôn các Giáo Tổ để nêu cao tôn chỉ Nhất nguyên. Quả thật đây là thiên lý có một của Đại Đạo và thiên lệnh không hai dành cho cơ Đạo Tam Kỳ. Những chữ của Thánh ngôn nói trên là chữ vàng đã khắc vào dấu ấn thứ hai vậy.

2.- Qua lịch sử lập Đạo :

Giở lại trang sử đạo, ta thấy sau khi Đức Cao Đài xuất hiện để thâu nhận các vị môn đồ đầu tiên thì sự xuất hiện của tôn giáo Cao Đài được đánh dấu bằng hai giai đoạn :

Giai đoạn lập Đaọ và giai đoạn khai Đạo.

Cuộc lập đạo diễn ra bằng sự kiện lịch sử qui nguyên của các chi đạo họ Minh ( Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện, Minh Tân) là những đạo có trước Đạo Cao Đài. Vậy Đức Thượng Đế đã dùng truyền thống Tam giáo của các đạo để lập chánh pháp Đại Đạo và dùng chánh pháp Đại Đạo soi tỏ lý đồng nguyên của các đạo để các đạo qui nguyên. Thế nên có thể nói dấu ấn thứ hai đã hình thành bằng chính sự qui nguyên. Sứ mệnh của đạo giáo trong cả ba kỳ tiến hóa của nhân loại đều là phổ độ, nhưng sứ mệnh của Kỳ ba phải nêu rõ là sứ mạng Đại Đạo và sứ mạng Đại Đạo trong Tam Kỳ Phổ Độ tất yếu phải là sứ mạng qui nguyên. Vì Đức Chí Tôn có dạy :

"Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là :

+ Nhơn Đạo

+ Thần Đạo

+ Thánh Đạo

+ Tiên Đạo

+ Phật Đạo

Tùy theo phong hóa của nhân loại mà gầy chánh giáo vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi.

Còn nay thì nhơn loại đã hiệp đồng. Càn khôn dĩ tận thức thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau nên Thầy mới nhất định qui nguyên phục nhứt" (TNHT,Q.1,1973, tr.18)

II.- Ý NGHĨA THUẦN TÚY CỦA TÔN CHỈ "TAM GIÁO QUI NGUYÊN, NGŨ CHI PHỤC NHỨT"

1..- Vận dụng Tam Giáo làm một cơ cấu thuần nhất cho Đại Đạo.
Đức Chí Tôn có dạy : "Ngày nay Thầy đến đây đem ba nền tôn giáo hiệp nhứt lại tạo thành một nền tôn giáo lớn lao để đời đời kiếp kiếp cho nhơn sanh nương vào đó mà lánh cơn nạn khổ thảm sầu" ( Đại Thừa Chơn Giáo, Trước tiết tàng thơ, tr.91)

Hiệp nhứt ba nền tôn giáo nói trên không có nghĩa là chỉ thống nhất lại thành một tổ chức tôn giáo. Đó là sự tổng hợp Thánh Đạo – Tiên Đạo – Phật Đạo. Sự tổng hợp này không nhằm khỏa lấp Tam Giáo để lập Cao Đài Giáo mà gắn liền Tam Giáo Đạo lại thành một cơ cấu nhất quán, trong đó mỗi thành phần đều có giá trị trọng yếu của nền Đại Đạo.

"Tam Giáo Qui Nguyên" là sự biểu hiện một công cuộc hồi sinh chánh pháp của Đức Chí Tôn mà trong thời kỳ Hạ nguơn con người đã làm mai một, chẳng những trong Tam Giáo mà cả trong vạn giáo. Qui Nguyên được Tam Giáo thì chánh pháp sáng tỏ, bởi vì chánh pháp thị hiện ra ở chỗ Đắc Nhứt của Tam Giáo. Từ đó vạn giáo sẽ đều thấy sáng tỏ chánh pháp trong mỗi tôn giáo của mình và góp phần lập thành hệ thống đạo pháp thống nhất.

2.- Lấy nguyên lý nhất nguyên của Đạo nêu lên cứu cánh duy nhất tuyệt đối : THƯỢNG ĐẾ.

"Tam Giáo qui nguyên" là tôn chỉ mà cũng là Đạo pháp của Đức Chí Tôn lập ra giữa thời kỳ Hạ nguơn để thực hiện công trình kết thúc cuộc hoằng hóa của Ngài xuyên qua ba thời kỳ như Ngài đã phán : "Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy".

(TNHT/Q1, 1973, tr.52)

Tam Giáo qui nguyên không phải chỉ là trùng hưng Nho Thích Lão trong tinh thần đề cao ba nền tôn giáo lớn. Cái chân giá trị của tôn chỉ là "Qui nguyên", là thể hiện chân lý duy nhất tức là Đại Đạo, hay nói một cách khác rốt ráo hơn là nhận chân được Thượng Đế và trở về với

Thượng Đế. Bởi vì Thượng Đế chính là Đại Đạo. Đức Thượng Đế đã nhắc nhở rằng :

"Từ thuở khai thiên tịch địa sắp bày trần thế đến nay, các con chỉ hiểu Đạo khai trong những thời kỳ hỗn loạn để cứu thế, Đạo khai trong cơ biến dịch đất trời. Đến ngày nay Thầy đã dạy rất nhiều và rất rõ ràng cho các con từ mấy mươi năm qua : Đạo là con đường duy nhứt của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát xuống thế gian, và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy"

(NMĐ, 8.2.1967)
Đức Chí Tôn lập ra Cao Đài Giáo để làm động năng, làm nhân tố ban đầu cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà các Đấng gọi là : "Quyền pháp" - tức hạt nhân Đại Đạo. Để thực hiện hai phương thức nêu trên, tức là :

- Vận dụng Tam giáo làm cơ cấu thuần nhứt cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

- Từ nguyên lý nhứt nguyên của Đại Đạo nêu lên cứu cánh Thượng Đế.

Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo viết : " Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp. Chính sứ mạng quyền pháp này thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể Đạo cứu thế trong Tam Kỳ Phổ Độ cũng như cái ngòi gà trong quả trứng vậy".

( CQPTGL,01.01..K.Dậu, 1969)

3.- Ý nghĩa của "Ngũ chi Phục Nhứt":

Sau tiêu đề Tam Giáo Qui Nguyên là tiêu đề : "Ngũ Chi Phục Nhứt". Tiêu đề sau là hệ quả của tiêu đề trước, đồng thời nó là giai trình hành đạo trên nền tảng giáo lý thuần nhứt của Đại Đạo mà cơ cấu Tam Giáo Đạo qui nguyên đã lập thành.

Một khi Thánh Đạo - Tiên Đạo - Phật Đạo đã trở nên một thực thể nhất quán tức là Đại Đạo, thì Ngũ chi là Nhơn, Thần, Thánh, Tiên, Phật đạo, không còn lý do tồn tại như năm tôn giáo riêng biệt, mà phải "phục nhứt" nghĩa là đồng loạt trở nên năm pháp môn tuần tự nhi hành, cái trước làm điểm tựa cho cái sau để đưa người tu tiến đến chỗ đắc Đạo.

Tóm lại "Ngũ chi phục nhứt" là năm trình độ chuyển hóa liên hợp nhất quán trên cứu cánh giải thoát con người một cách toàn diện và dần dần đạt đến nấc thang tiến hóa tuyệt đích - mà muốn lập thành hệ thống nhất quán đó, mỗi tôn giáo phải nhất quán được Chánh pháp duy nhất của Đấng Giáo Chủ tối cao là Đức Thượng Đế, để hành đạo dưới hình thức tôn giáo mình theo mặc khải của Chánh pháp ấy mà mình thọ bẩm được một phần qua những thời kỳ và những địa điểm khác nhau.

III.- GIÁ TRỊ THỰC TIỂN MANG BẢN CHẤT ĐẠI ĐẠO CỦA DẤU ẤN THỨ HAI :

Trên đây chúng ta đã nhận định ý nghĩa thuần túy của tôn chỉ "Tam Giáo qui nguyên - Ngũ chi phục nhứt". Ý nghĩa đó như sau :

Qui nguyên là cứu cánh của Đại Đạo.

Tam Giáo là cơ cấu nền đạo, lập thành giáo lý thuần nhứt cho Đại Đạo.

Ngũ chi là tiến trình hành đạo để đạt Đạo.

Tuy nhiên nếu quán xét "Dấu ấn thứ hai" trong phạm trù vũ trụ bao gồm _ theo thuật ngữ Phật đạo : "Phật – Pháp - Tăng" hay theo thuật ngữ triết học - đạo học : "Thượng Đế - Đạo Pháp - Con Người" thì vị trí của dấu ấn ở chỗ Pháp hay Đạo pháp. Thế nhưng Pháp hay Đạo Pháp chỉ mang được bản chất của Đạo hay Đại Đạo khi mà nó nối kết được Con người với Thượng Đế. Bởi vậy, Đức Chí Tôn đã nói :

" Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát khắp thế gian, và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy"

Do đó tôn chỉ sẽ vẫn là tôn chỉ, sẽ chỉ là phương ngôn khẩu hiệu nếu nó không làm cho con người thăng tiến và xã hội được an hòa.

Nói cách khác, với tôn chỉ nêu trên, Tam Kỳ Phổ Độ phải làm sao hình hiện được nơi mỗi con người của nhơn loại những nét tiến bộ toàn diện qua tác động hài hòa của ba mặt "Tam giáo đạo".

Như thế chúng ta đừng lầm tưởng Cao Đài Giáo lại cũng chỉ là một hiện tượng tôn giáo xuất hiện bởi lý do cứu đời mạt kiếp. Thật ra hiểu như thế chỉ là một phần rất hạn hẹp của Đạo Cao Đài. Đạo Cao Đài đúng nghĩa không dám nói ban ơn cứu độ con người mà chỉ dám nhắc nhở rằng mỗi con người và cả loài người có khả năng làm nên Cao Đài tức là xây dựng các nấc thang tiến hóa cao đẹp nhất, thậm chí muốn gọi các nấc thang đó là gì cũng được miễn là có đầy đủ bản chất Chân - Thiện - Mỹ.

Có hiểu như vậy mới thấy tôn chỉ "Tam giáo qui nguyên không phải là một sự vay mượn giáo lý một cách hỗn tạp. Chữ "qui nguyên" đã lột bỏ cái võ tôn giáo nặng nề của ba nền đạo cũ.

Chữ "phục nhứt" đã loại trừ tính cách đối phó giai đoạn. Tóm lại giá trí thực tiễn của dấu ấn Đại Đạo thứ hai này là phải đạt được giá trị tiến hóa toàn diện cho toàn thể con người bất kỳ ở tiến độ nào trên con đường thiên lý dù là thuộc pháp môn nào, tôn giáo nào hay không có tôn giáo nào.

Điều này không phải là một lý tưởng mơ hồ mà ngược lại dân tộc Việt Nam đã chứng nghiệm được nơi dân tộc tính, nơi truyền thống ngàn xưa, nơi sự sinh tồn và nền văn minh của mình.

Một giá trị Đại Đạo nữa của Dấu ấn thứ hai là nó làm cái gạch nối độc đáo giữa con người và Thượng Đế hay nói cách khác nó làm gạch nối giữa Dấu ấn thứ nhất là sự lâm phàm của Đức Cao Đài và dấu ấn thứ ba là cứu cánh "Thiên nhơn hiệp nhứt".

Thật vậy, con người dung hợp được Tam giáo đạo là con người sống đạo bằng sự dung hòa lẽ sống nhân sinh và tâm linh.

Như vậy, "Tam giáo qui nguyên" và "Thiên nhơn hiệp nhứt" một đàng là đạo pháp, một đàng là sự đạt đạo là hai nguyên lý tương quan song hành có hiệu quả từ điểm tại thế gian đến điểm xuất thế gian vạch ra con đường của Tam Kỳ Phổ Độ mà Đức Chí Tôn đã nói là "con đường của vạn linh sanh chúng trở về Thầy!" Cho nên "Tam giáo qui nguyên" tự nó là cái lý của tôn giáo phủ nhận tôn giáo để cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trở nên một vận hội, một con đường thuần nhứt của Đạo Trời giúp cho loài người không còn nghiêng ngã, rẽ chia và biết rõ cứu cánh chung của mình.

Để kết luận về Dấu ấn thứ hai của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, xin mượn lời Thánh ngôn sau đây của Đức Vạn Hạnh Thiền Sư hầu suy gẫm ý nghĩa siêu việt của tôn chỉ Đại Đạo :

"Tam giáo đồng nguyên đã đề xướng lên một chủ thuyết Đạo học rất cao rộng uyên thâm để bao quát khắp vũ trụ Càn khôn và một lý chơn chất cho nhân sinh dễ dàng tu học. Chủ thuyết đã thành đạt từ Lý Trần tiếp nối tới thời nay, Đại Đạo Tam Kỳ kết thúc để tận độ nguyên nhân lập đời Thánh Đức" (MLTH,3.10.1970) * * *


DẤU ẤN THỨ BA

CỨU CÁNH "THIÊN NHƠN HIỆP NHỨT"

Vạn vật, không gian, thời gian là cơ thể của vũ trụ.

+ Nếu vạn vật cứ mãi nối tiếp những chu kỳ sinh thành hoại diệt.

+ Không gian vẫn muôn đời im ẩn bao la.

+ Thời gian cứ trôi đi không vết tích thì vũ trụ cũng chỉ mãi là vũ trụ khô khan không chứa đựng một mải mai ý nghĩa nào cả.

Nhưng may thay - mà cũng kỳ diệu thay, trong vạn vật có sự sống và trong sự sống có sự tiến hóa. Sự sống và sự tiến hóa là ý nghĩa của sự hiện hữu của vũ trụ. Mà kết tinh của ý nghĩa đó tại trần gian là Con Người. Hay nói cách khác :

"Con Người thắp sáng hiện hữu"

Từ khi có con người, vũ trụ đã sáng rực. Nhưng càng vinh quang hơn nữa, con người không chịu dừng ở điểm là sinh vật tối cao mà con người còn muốn đẩy mạnh cuộc tiến hóa của sự sống đến vô biên vô hạn bằng cách luôn luôn liên đới mình với vũ trụ. Trong khuynh hướng phát triển lên tầm kích vũ trụ này, những người có tín ngưỡng trực nhận có một Đấng Tuyệt Đối làm chủ mọi sự sống và sự tiến hóa.

Từ đó con người hình dung vũ trụ bằng đại phạm trù : Thượng Đế - Đạo Pháp - Con Người. Nghĩa là con người đã khám phá ra cơ nguyên, khám phá ra cái trục của vũ trụ làm cho vũ trụ không chỉ đơn thuần là cơ cấu của không gian, thời gian và vạn vật, mà vũ trụ có một sức sống vĩ đại, có sự thành đạt tuyệt vời nhờ nơi những qui luật tự nhiên kỳ diệu. Nói tóm lại trong vũ trụ có Đại Đạo.

Đại Đạo vẫn có từ muôn đời chứ không phải mới hiện ra từ khi con người có ý niệm về Đại Đạo. Đối với hành tinh này, Đại Đạo đã có từ Nhứt kỳ - Nhị kỳ phổ độ chứ không phải chỉ mới xuất hiện ở Tam Kỳ Phổ Độ, Đại Đạo đã thể hiện rõ rệt Ba Dấu Ấn làm cơ nguyên của Đại Đạo.

+ Sự lâm phàm Khai Đạo của Đức Thượng Đế.

+ Tôn chỉ "qui nguyên" của Tam Kỳ Phổ Độ.

+ Cứu cánh " Thiên nhơn hiệp nhứt".
Trong phần trước, chúng tôi có viết :

"Có dấu ấn thứ nhứt, có sự lâm phàm Khai Đạo của Đức Thượng Đế mà con người chỉ biết ca tụng Ngài, chờ đợi Ngài cứu độ mình và cứu độ nhân loại thì không bao giờ thực hiện được Dấu ấn thứ ba, dấu ấn Thiên nhân hiệp nhứt và do đó bản chất Đại Đạo của Tam Kỳ Phổ Độ sẽ không còn nữa".

Bởi thế phải có Dấu ấn thứ hai : Dấu ấn thứ hai là Đạo Pháp, là sứ mạng qui nguyên, là phương thức qui hướng con người về Thượng Đế ngay từ thời điểm của cuộc sống nhân sinh (trần thế) với một ý thức tự lực cao trổi trên Nhân Bản (xin xem sơ đồ sau đây để hình dung nổ lực của sứ mạng qui nguyên)

Nhờ nơi sứ mạng qui nguyên mà Tam Kỳ Phổ Độ tiếp nhận được tác động của thiên cơ để cho mỗi công trình hành đạo là một nấc đạt thành cho chính người sứ mạng và cho loài người là đối tượng của cuộc phổ độ. Như đã nói ở trên: "Tam giáo qui nguyên" và "Thiên nhơn hiệp nhứt" một đàng là Đạo pháp, một đàng là sự hành đạo và đạt Đạo, là hai nguyên lý tương quan song hành có hiệu quả từ điểm tại thế gian đến điểm xuất thế gian, vạch ra con đường của Tam Kỳ Phổ Độ mà Đức Chí Tôn đã nói là "con đường của vạn linh sanh chúng trở về Thầy".

Nhưng không thể chỉ nói lên mối liên hệ trên đây là đủ minh hoạ dấu ấn thứ ba. Chúng ta cần phải tìm hiểu sâu sắc cứu cánh Thiên nhơn hiệp nhứt, nó đã hình hiện qua lịch sử Đại Đạo như thế nào và viễn tượng triển khai nó ra sao để hình thành nền tảng của Đại Đạo.


I.- CƠ NGUYÊN "THIÊN NHƠN HIỆP NHỨT " :

1.- Từ nguyên lý "Thiên địa vạn vật đồng nhất thể " đến cứu cánh "Thiên Nhơn Hiệp Nhứt":

Chúng ta đều biết, Vũ trụ quan Cao Đài là quan niệm "Nhứt thể nhứt nguyên" về vũ trụ. Nhứt thể là khí Hư Vô, nhứt nguyên là Thái Cực. Thế nên nơi vạn vật đều có tiềm tàng bản chất ban đầu của trời đất (Khí tiên thiên) và động năng sinh thành của vũ trụ (Thái Cực). Đó là nguyên lý "Thiên địa vạn vật đồng nhứt thể" trong giáo lý Cao Đài, là cơ sở của cứu cánh "Thiên nhơn hiệp nhứt".

Nếu cứ để cho muôn loài vạn vật tiến hóa tự nhiên trong nguyên lý nhứt thể nêu trên thì không cần đặt vấn đề khai đạo lập đạo nữa. Đến một thời điểm xa xôi nào đó, vạn vật cũng phải quay đầu về nguồn gốc là ngôi Một, ngôi Thái Cực. Nhưng, trong Hư Vô nhứt thể không phải là sa mạc khô cằn mà có tình thương vô biên của Thượng Đế, Ngài muốn thúc giục chúng sanh mau chóng giác ngộ, sống thì thương yêu hòa hợp, chết thì vượt khỏi những chu kỳ tiến hóa đầy gian khổ ở trần ai.

Tình Tạo Hóa háo sanh muôn vật,
Máy Kiền Khôn chất ngất chở che
Thu qua Đông đến Xuân Hè,
Vận hành thời tiết tư bề dưỡng nuôi. (NMĐ,6.8.65)

Và hơn thế nữa :

Thầy mong con biết Thầy hiểu Đạo,
Cho thế gian cải tạo thanh bình;
Lòng Thầy thương cả chúng sanh
Trong tình Tạo Hóa trong tình thiên nhiên.

(TLĐ,4.3.66)

Thế nên chữ Thiên trong câu Thiên nhơn hiệp nhứt phải hiểu theo nghĩa rất sinh động là Đức "Háo sanh" của Thượng Đế, là "Thiên ý cứu độ chúng sanh". Thiên ý ấy vẫn có từ vô thỉ và còn mãi mãi đến vô chung, nhưng may phước thay cho chúng ta, đến thời kỳ này chúng ta được Ngài thân hành đến minh thị tại thế gian để chúng ta sớm giác ngộ; đó là một đặc ân của thời Hạ nguơn là cuộc thi tiến hóa cuối cùng của một đại chu kỳ. Ngài dạy :

"Đạo là con đường duy nhất cho vạn linh sanh chúng từ Thầy ban phát đến thế gian và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy".

"Thầy là Hư Vô chi khí thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi. Nên chi trong thời kỳ hạ nguơn , chính mình Thầy dùng Khí Hư Vô trực tiếp hữu hình đến thế gian để dẫn dắt thâu hồi những điểm linh quang của Thầy đã cho xuống thế gian trở về khối Đại Linh Quang".
(NMĐ,29.12 Bính Ngọ,2.2.67)

Vậy từ nguyên lý "Thiên địa vạn vật nhất thể" đến chu kỳ nhất nguyên – qui nguyên của Đạo chúng ta thấy cứu cánh "Thiên nhơn hiệp nhứt" là một qui luật đương nhiên được Đức Thượng Đế đặc biệt thúc đẩy thêm trong Tam Kỳ Phổ Độ.

Nhưng đến đây chúng ta chỉ mới thấy một chiều của qui luật ấy. Nếu con người là một sinh vật ù lì, không biết tự giác, không chủ động, không cầu tiến thì thực tại "Thiên nhơn hiệp nhứt" mặc nhiên là bể cả ở cuối dòng sông chớ không thể đem đến được tác động cứu độ nào cho nhân sinh. Bởi vậy "Thiên nhơn hiệp nhứt" còn phải hiểu là "Sứ mạng Kỳ Ba" triển khai ngay tại thế gian để thực hiện đức hiếu sinh của Thượng Đế và tình thương giữa con người và con người.


2.- "Thiên nhơn hiệp nhứt" là sứ mạng Kỳ Ba :

Có nhận thức "Thiên nhơn hiệp nhứt" là sứ mạng của người giác ngộ, mới thực hiện được chiều thứ hai của động năng hiệp nhứt. Bởi vì chữ "Nhơn" đúng nghĩa là "Con người tích cực" là "Nhơn năng hoằng đạo" là quyền lực của một "Tiểu vũ trụ" . Đây là điểm rất nổi bật của giáo lý Cao Đài, đã đề cao nhân bản, nhân vị trong xã hội, trong tôn giáo với đức tin trong sáng và niềm tự tin dũng mãnh.

Trong giáo lý Cao Đài, Đức Chí Tôn viết : "Các con hay nói chung là nhân loại, những hột giống linh căn được gieo vào vũ trụ, được ban phát quyền Tạo Hóa để lập thành cuộc ngự trị cõi thế gian, mà các con gọi là đời, nguyên nhân là Lý, là Đại Đạo, là Thầy, là Cha chung của vạn loại…. Các con đã sinh trong Đại Đạo hãy coi theo Đại Đạo mà thành về cõi Thượng thiên vô cực" (MLTH,7.2.68)

Bởi vậy, chỗ độc đáo của dấu ấn thứ nhứt: Thượng Đế lâm phàm Khai Đạo, đã nêu cao gương cứu độ của Thượng Đế trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thì chỗ đặc thù của dấu ấn thứ ba là xây dựng niềm tin nơi người Đại Đạo. Niềm tin ấy chính là niềm tự tin của Đức Thế Tôn khi Ngài nói : "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn". Cũng như khi Đức Vạn Hạnh Thiền Sư viết "Trời đất tuy rộng bao la, đạo lý pháp môn tuy vô lượng, nhưng cái tiểu mô hình của đạo pháp ấy chính là tiểu nhân thân. Nhân thân mà khai triển được sẽ đắc Đạo tại trần"… (Đức Vạn Hạnh Thiền Sư – MLTH –12.9.70)

Sự đắc đạo mà Đức Vạn Hạnh Thiền sư nói đây chính là "noi theo được Đại Đạo" trong lúc sanh tiền của chúng ta như lời dạy của Đức Chí Tôn – tức là hiệp nhứt được với Thượng Đế ngay tại thế gian bằng sứ mạng Kỳ ba này vậy. Nhưng Thượng Đế vô hình, Lý Đạo vô vi làm sao con người có thể hiệp nhứt được, hiệp nhứt ở điểm nào ?

3.- Hiệp nhứt tại tâm :

Thật vậy, Thầy dạy :

"Tâm con là chỗ chí linh,

Là nơi hiệp nhất nhân sinh cùng Thầy" (CQPTGL,15.10 Giáp Dần, 28.11.74)

Hay :

"Con có Thánh Tâm sẽ có Thầy,
Thầy là Cha cả khắp Đông Tây;
Đông Tây dù biết hay không biết
Thì đức Háo sanh vẫn thế này"

(CQPTGL,Rằm.1 Đinh Tỵ,4.3.77)

Thầy sở cậy nơi Thánh tâm của chúng ta mà vẫn hứa hằng ở bên mình để giúp sức. Trước khi "Khai Minh Đại Đạo" Thầy đã nhắc đến Thánh Tâm vào ngày 20.4 Bính Dần (31.5.1926) :

"Thánh Tâm dầu phải chịu khổ trần đi nữa, thì chất nó cũng vẫn còn. Các con khác hơn kẻ phàm là duy tại bấy nhiêu đó mà thôi. Kẻ phàm dầu ly hương thuở ấu xuân đi nữa, lòng hằng hoài vọng. Chí thánh dầu bị đọa trần, lòng hỡi còn nhớ hoài nơi Tiên cảnh… Con chỉ có tu mà đắc Đạo. Phải ngó đến hằng ức, thiên vạn kẻ nhơn sanh chưa đặng khỏi luân hồi, để lòng từ bi độ rỗi kẻo tội nghiệp"

(TNHT, xb 1973, tr.21)

Thầy chấp nhận lâm phàm nhưng chỉ chứng vào nơi trong sạch nhất của con người. "Thầy những mong ở một cõi lòng trong sạch nhứt nơi trần gian, Thầy chứng vào đó để cứu rỗi con cái của thầy trong kỳ mạt kiếp… Cái cõi tinh khiết mà Thầy muốn ngự đó, các con có thể cho Thầy đến với các con không ? Hẳn là có rồi trong mỗi đứa!" (CQPTGL – Rằm.1 Giáp Tý, 29.2.73)


II.- SỰ HÌNH HIỆN DẤU ẤN THỨ BA QUA LỊCH SỬ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ:

1.- Biểu hiện sự siêu mầu nhứt của dấu ấn thứ ba "Thiên Nhãn"

Thánh Tượng Thiên Nhãn là tượng thờ tối cao nhất của Đạo Cao Đài. Thiên Nhãn tượng trưng cho Chơn Thần của Thượng Đế. Thầy nói: " Thần cư tại Nhãn". Mà Thần của người lại do Trời phú bẩm. Vậy thờ Thiên Nhãn là thờ Thượng Đế Chí Tôn của vũ trụ mà cũng chính là thờ Thượng Đế nội tại trong mỗi con người nữa.

Mỗi giờ cúng kính, người tín hữu Cao Đài gom Thần nhìn ngay Thiên Nhãn để tạo điều kiện Thiên Nhơn hiệp nhứt. Con người là linh quang từ Trời ra đi, nay hướng về Thiên Nhãn để tìm đường trở lại cùng Trời.

2.- Biểu hiện của thế "Thiên Nhơn Hiệp Nhứt" để thực hiện Tam Kỳ Phổ Độ : Thánh Đường :

Thánh Đường là biểu hiện thu nhỏ của vũ trụ, trong đó Đức Thượng Đế ngự trị, vận dụng Đạo mầu thúc đẩy chúng sanh tiến hóa dần dần đến mức chí thiện chí mỹ để hiệp một cùng Ngài.

Cấu trúc "Tam đài" của Thánh Đường còn thể hiện thế " Thiên nhơn hiệp nhứt" của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Mở Đạo kỳ này Đức Chí Tôn dùng quyền năng của Ngài và tất cả các Đấng Thiêng Liêng tức phần "Thiên" thuộc Bát Quái Đài, kết hợp với Hội Thánh tức Cửu Trùng Đài là phần "Nhơn" để phổ truyền giáo lý. Nhưng muốn phối hợp hai năng lực này phải có một cơ quan chuyển tiếp. Đó là Hiệp Thiên Đài có khả năng tiếp nhận quyền pháp từ Bát Quái Đài để truyền đạt đến Cửu Trùng Đài và xét trình thỉnh nguyện của Hội Thánh dâng lên Bát Quái Đài. Nhờ đó, cuộc vận hành cơ Đạo trở nên "Thiên nhơn hiệp nhứt" mà Thiên nhơn hiệp nhứt cũng chính là mục tiêu tu chứng của người tín đồ Cao Đài để độ mình và độ người.

Vậy Thánh Đường với cấu trúc Tam Đài cũng là một nét đậm của dấu ấn Thứ Ba.

3.- Dấu ấn thứ ba còn được khắc sâu bằng cách lập Pháp Chánh Truyền và Tân luật của nền Đại Đạo :

Chúng ta đều biết, muốn tổ chức một nền tôn giáo phải có Đạo luật. Đối với Đạo Cao Đài, Đạo luật có hai bộ : Pháp Chánh Truyền và Tân luật, Pháp Chánh Truyền qui định việc tổ chức Hội Thánh do chính Đức Chí Tôn ban truyền ngay sau ngày Khai Minh Đại Đạo (15 Bính Dần - 1926). Tân luật bao gồm Đạo pháp – Thế luật và các qui định về Tịnh Thất, nói chung là các luật liên quan đến sinh hoạt của chư chức sắc và tín đồ trong nội bộ tôn giáo và ngoài xã hội. Tân luật do các vị tông đồ của Đức Chí Tôn soạn ra và dâng lên Ơn Trên một cách vô cùng tôn nghiêm để được chuẩn y.

Thế là bộ luật Cao Đài được hoàn thành do sự phối hợp Thiên Ý và Thánh Tâm của chư vị Tiền Khai Đại Đạo. Nền tảng của Hội Thánh và sự sống đạo của tín đồ đã được "Thiên nhơn hiệp nhứt" lập thành vậy.

"Nơi nào Thầy ngự, thì nơi ấy là Thánh Địa… Còn Tòa Thánh thì muốn cho có nhơn lực hiệp cùng Thiên ý, ấy là hạnh của Thầy, các con nên xem gương mà bắt chước.

"Từ Thầy đến lập Đạo cho các con đến giờ, Thầy chưa hề một mình chuyên quyền bao giờ, các con lựa chọn nơi nào mà Hội Thánh vừa lòng thì đẹp lòng Thầy".

(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1973 – tr.98) Trên đây là những nét đậm của Dấu An Thứ ba mà nền Đại Đạo đã in rõ ngay từ buổi sơ khai. Từ đó cơ Đạo đã phát triển không ngừng mà chúng ta có thể đúc kết thành bài học chung cho người Đại Đạo :

Bài học Đắc Nhứt

Ý nghĩa đạo lý của Dấu An Thứ Ba rất sâu rộng, rất thâm diệu. Lấy lời nói, lấy bút vẽ mãi cũng không thể mô tả cụ thể được. Bởi vì nó là một Dấu ấn tinh thần. Ta chỉ cảm nhận được Dấu An bằng thần minh ở nơi ta. Sự cảm nhận đó gọi là ấn chứng.

Một hôm, Đức Thế Tôn đứng trên núi Linh Thứu thuyết pháp. Các tỳ kheo và chúng sanh đứng nghe hết sức đông đảo. Nhưng có một lúc Ngài yên lặng, cả ngọn núi yên lặng, mọi người đợi chờ… Nhưng Người không nói chỉ đưa tay lên một cành hoa.

Mọi người không ai hiểu ý nghĩa, chỉ có Tôn Giả Ca Diếp thông cảm mĩm cười để rồi chuyển pháp luân Phật đạo mấy ngàn năm… Cái ấn chứng Thiên Nhơn Hiệp Nhứt là như thế. Bởi vậy, nếu có ai hỏi chúng tôi còn nói đến Dấu ấn nào nữa không, chúng tôi xin trả lời : Nếu quí vị là ca Diếp thì quí vị sẽ không còn chờ Dấu An nào nữa :

Di chúc ngàn năm để lại rồi,
Lạc Hồng Chim Việt chúng dân ôi !
Thiên nhơn tác hợp càn khôn định,
Tôn chỉ Cao Đài chỉ thế thôi !"

(Di Lạc Thiên Tôn, TL Thiền Điện, 3.9.71)
Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
Trời là Tiên Phật, cũng là người,
Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây